Các tính chất mà tít báo cần có là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Loic Hervouet, Tổng giám đốc Đại Học Báo chí Lin/Lille(Pháp) cho rằng “một đầu đề hay thỏa và hiệu quả đòi hỏi nhiều tính chất, và không thể thỏa mãn mọi tính chất đó trong một đầu đề”. Những tính chất đó là: Đầu đề phải rõ ràng và dễ hiều, nghĩa là làm thế nào để độc giả có thể hiểu ngay lập tức, tránh các từ trừu tượng, từ viết tắt, từ chuyên môn (thuật ngữ), từ gây hiểu lầm… ở trong tít. Đầu đề phải ngắn và năng động, nghĩa là phải viết trực tiếp, loại bỏ các yếu tố thừa (như tính từ hoặc trạng từ), các yếu tố lặp. Đầu đề phải chính xác và chứa thông tin, nghĩa là không đặt đầu đề quá mơ hồ theo kiểu “Thể thao cũng là một cách giải trí”; cũng không nên đặt đầu đề nửa vời, theo kiểu “Một dân tộc không bị mắc bệnh ung thư (dân tộc nào?). Và đặc biệt là phải dựa vào nội dung để đặt đầu đề, tránh các kiểu đầu đề dùng cho bài báo nào cũng được Đầu đề phải thích đáng, nghĩa là nó phải nêu được thông tin độc đáo ở chỗ nào và nhất thiết phải phù hợp với nội dung bài báo. Để biết một đầu đề có thực sự thích đáng không, tự đặt cho mình câu hỏi: Dùng đầu đề này cho một bài báo khác có được không? Trong sáu tháng nữa có dùng đầu đề này được không? Nếu cả 2 câu trả lời đều là “Có” thì đàu đề đó không thích đáng. Đặc biệt, phải chú ý đến tỉ lệ cân xứng của đầu đề cới độ dì của bài báo.
Trả lời
Loic Hervouet, Tổng giám đốc Đại Học Báo chí Lin/Lille(Pháp) cho rằng “một đầu đề hay thỏa và hiệu quả đòi hỏi nhiều tính chất, và không thể thỏa mãn mọi tính chất đó trong một đầu đề”. Những tính chất đó là: Đầu đề phải rõ ràng và dễ hiều, nghĩa là làm thế nào để độc giả có thể hiểu ngay lập tức, tránh các từ trừu tượng, từ viết tắt, từ chuyên môn (thuật ngữ), từ gây hiểu lầm… ở trong tít. Đầu đề phải ngắn và năng động, nghĩa là phải viết trực tiếp, loại bỏ các yếu tố thừa (như tính từ hoặc trạng từ), các yếu tố lặp. Đầu đề phải chính xác và chứa thông tin, nghĩa là không đặt đầu đề quá mơ hồ theo kiểu “Thể thao cũng là một cách giải trí”; cũng không nên đặt đầu đề nửa vời, theo kiểu “Một dân tộc không bị mắc bệnh ung thư (dân tộc nào?). Và đặc biệt là phải dựa vào nội dung để đặt đầu đề, tránh các kiểu đầu đề dùng cho bài báo nào cũng được Đầu đề phải thích đáng, nghĩa là nó phải nêu được thông tin độc đáo ở chỗ nào và nhất thiết phải phù hợp với nội dung bài báo. Để biết một đầu đề có thực sự thích đáng không, tự đặt cho mình câu hỏi: Dùng đầu đề này cho một bài báo khác có được không? Trong sáu tháng nữa có dùng đầu đề này được không? Nếu cả 2 câu trả lời đều là “Có” thì đàu đề đó không thích đáng. Đặc biệt, phải chú ý đến tỉ lệ cân xứng của đầu đề cới độ dì của bài báo.