Các sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá có đặc thù marketing như thế nào?
Mình thấy đây đều là những sản phẩm thuộc Dark Marketing nên theo như mình đọc về Luật quảng cáo các sản phẩm này bị quản lý khá chặt chẽ, thiếu đất diễn. Vậy ngành hàng này họ quảng cáo bằng các hình thức nào, đặc thù ra sao để mang lại được hiệu quả?
Bộ luật mà mình đọc được:
marketing
Ngành rượu do bị hạn chế quảng cáo nên mkt sẽ tập trung vào việc tổ chức các buổi event như wine dinner, wine tasting để tuyên truyền và tạo quan hệ nè. Thông thường sẽ kết hợp với các outlet ăn uống tại khách sạn, nhà hàng hạng sang hoặc tổ chức tiệc free flow tại bar club để tạo mối quan hệ với account đó (đổi lại là tăng listing, rượu được highlight trong promotion ngắn hạn tại điểm v..v...) bằng việc tài trợ 1 phần hoặc toàn bộ rượu trong đêm tiệc; ngoài ra 2 bên sẽ mời 1 số khách private/ các owner của những account khác đến dự và bán vé dự tiệc - cách này coi như để support account có thêm hoạt động branding và thu hút khách mới đến nhà hàng; vừa để sales tiếp cận làm thân với những khách khác.
Về truyền thông vì ko làm đc TVC do giới hạn về luật nhưng sẽ chăm kết hợp tài trợ đồ uống event hoặc tặng quà dịp lễ lạt cho các bên báo. Nhìn chung là tập trung vào tăng distribution và cố gắng giành những deal lớn hoặc độc quyền (banqueting, house pour) ở những top account của on trade và trả listing fee để vào được những siêu thị lớn nhằm push volume.
Đà Nẵng
Ngành rượu do bị hạn chế quảng cáo nên mkt sẽ tập trung vào việc tổ chức các buổi event như wine dinner, wine tasting để tuyên truyền và tạo quan hệ nè. Thông thường sẽ kết hợp với các outlet ăn uống tại khách sạn, nhà hàng hạng sang hoặc tổ chức tiệc free flow tại bar club để tạo mối quan hệ với account đó (đổi lại là tăng listing, rượu được highlight trong promotion ngắn hạn tại điểm v..v...) bằng việc tài trợ 1 phần hoặc toàn bộ rượu trong đêm tiệc; ngoài ra 2 bên sẽ mời 1 số khách private/ các owner của những account khác đến dự và bán vé dự tiệc - cách này coi như để support account có thêm hoạt động branding và thu hút khách mới đến nhà hàng; vừa để sales tiếp cận làm thân với những khách khác.
Về truyền thông vì ko làm đc TVC do giới hạn về luật nhưng sẽ chăm kết hợp tài trợ đồ uống event hoặc tặng quà dịp lễ lạt cho các bên báo. Nhìn chung là tập trung vào tăng distribution và cố gắng giành những deal lớn hoặc độc quyền (banqueting, house pour) ở những top account của on trade và trả listing fee để vào được những siêu thị lớn nhằm push volume.
Thanh Vân Nguyễn
Mình lấy ví dụ về 1 case của Heineken nhé!
Chưa cần nói đến chất lượng sản phẩm, khi nhắc tới Heineken ta biết rằng: “Heineken không chỉ là bia, Heineken còn là niềm đam mê, sự sảng khoái và những khoảnh khắc đáng nhớ.” Xây dựng thương hiệu qua các hoạt động thiết thực và có ý nghĩa cho đến việc quan tâm đến thực hiện công tác quản lý môi trường và tiết kiệm năng lượng. Ngoài việc quảng cáo sản phẩm bằng những clip vui nhộn, độc đáo, dễ gây chú ý và thiện cảm từ người tiêu dùng thì từ lâu, Heineken đã chú trọng tài trợ cho thể thao (đặc biệt là quần vợt), âm nhạc hiện đại và điện ảnh – những lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu giải trí, thư giãn của mọi người.
Với đối tượng khách hàng mục tiêu là những người đàn ông thuộc thế hệ thiên niên kỷ (thế hệ của người sinh năm từ 1980 đến 2000), Heineken đã tập trung đầu tư rất mạnh cho lĩnh vực thể thao, cụ thể là trở thành một nhà tài trợ chính cho UEFA Champions League.
Lê Hương Mai
1. Không làm ATL được nên rất tập trung làm BTL. Tùy đặc thù ngành mà kênh phân phối của mỗi sản phẩm dark market cũng rất riêng (vd: quán bar, quán nhậu...etc.)
2. Đi vào đường ngách: hội nhóm...etc.
3. Digital marketing đâu đó vẫn có thể làm (đặc biệt là bia rượu, thuốc lá thì khó hơn chút).
4. Đầu tư vào bao bì & PG vì họ chính là bộ mặt đại diện cho thương hiệu. Khi số lượng touch points càng ít thì chất lượng touch points càng phải cao.
5. Họ cũng rất đầu tư vào event