Các quy tắc và tập tục trong ẩm thực Việt Nam – Hàn Quốc ?
kiến thức chung
• Cơ cấu bữa ăn
Cơ cấu bữa ăn của người Việt truyền thống cơ bản gồm cơm – rau – cá, sau này, đời sống con người được cải thiện thì yếu tố thịt ngày càng xuất hiện nhiều trong bữa ăn Việt Nam. Yếu tố rau và cá linh hoạt theo từng mùa, mùa nào thức ấy, theo từng địa phương. Bữa ăn chính trong ngày thường gồm 3 bữa: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Bữa sáng thường là các món ăn nhẹ như xôi, phở, cháo,… Ngoài ra, ở một số gia đình bữa sáng vẫn được chuẩn bị đầy đủ. Bữa trưa và bữa tối là hai bữa đặc trưng của các gia đình. Ngoài yêu cầu đầy đủ chất dinh dưỡng,các món ăn trong bữa ăn cũng cần đòi hỏi sự hài hòa tạo sự hấp dẫn và ăn ngon miệng cho các thành viên trong gia đình. Hiện nay, cơ cấu bữa ăn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều do xu hướng thời đại. Người Việt bắt đầu sử dụng các thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, đóng hộp và thiếu đi sự tinh tế, chăm chút.
Câu nói “Ngày ba bữa”, ở Hàn Quốc, nghĩa là về nguyên tắc, một ngày cũng sẽ chia làm ba bữa ăn, giống với Việt Nam, ngoại trừ tiệc sinh nhật và các bữa tiệc khác. Việc làm bữa tiệc mừng vào buổi sáng bắt nguồn từ phong tục của thói quen ăn uống truyền thống là phải ăn cơm sáng cho chắc bụng. Điều này có liên quan đến cơ cấu kinh tế của xã hội Hàn Quốc truyền thống. Trong xã hội trọng nông, thời gian buổi sáng là thời gian thảnh thơi, đồng thời, sau bữa ăn, khi cân nhắc về việc phân công lao động, vai trò trung tâm của bữa sáng càng được đánh giá cao. Ngoài ra, bữa tối cũng được bày biện và chuẩn bị kỹ hơn so với bữa trưa. Khi làm việc nặng nhọc, thì ngoài ba bữa chính, còn có thêm thời gian nghỉ ngơi nên người ta chia một ngày có năm bữa. Món chính trong bữa ăn là cơm, đi kèm với đó là các món phụ như rau, món hầm, súp,… và không thể thiếu cá khô, kim chi cùng với nước sốt lên men đặc trưng. So với thói quen sinh hoạt ăn uống thông thường thì cơ bản vẫn là ba bữa chính, trong đó, bữa sáng và bữa tối được chú trọng hơn bữa trưa. Tuy nhiên, thói quen ăn uống này đang bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của lối sống thành thị và xã hội công nghiệp nên đã thay đổi dần theo xu thế coi nhẹ bữa sáng.
• Cách sắp xếp bữa ăn
Khi nhắc tới bữa ăn của người Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy được sự bày biện một cách cẩn thận, có rất nhiều đĩa thức ăn được dọn ra, không kể bữa sáng hay bữa tối. Bên cạnh việc nấu những món ăn bổ dưỡng, đảm bảo sức khỏe thì sự hiểu biết về săp xếp bàn ăn là điều cốt yếu cho việc tạo không khí thích hợp cho một bữa ăn. Nét đặc trưng nổi bật của cách bày trí bàn ăn Hàn Quốc là tất cả các chén đĩa được bày ra cùng lúc. Các món ăn đòi hỏi phải được đặt gọn gàng theo vòng tròn đồng tâm hay để song song theo hàng dọc và coi trọng tính thẩm mỹ. Màu sắc món ăn cũng được thay đổi xen lẫn và kết hợp hài hòa với nhau. Theo cách truyền thống thì các món ăn trong một bữa được dọn ra từ 3 đến 12 tùy thuộc vào tầng lớp xã hội từ nghèo khó đến quý tộc. Cùng với đó, người ăn ngồi ăn trên các tấm đệm quanh bàn ăn thấp. Mọi người dùng đũa và thìa bằng kim loại, thường là inox, được đặt cạnh nhau, nằm bên phải bát cơm. Cơm và canh được đựng sẵn trong những bát riêng cho từng người, thậm chí còn có thêm một bát nhỏ để dùng khi ăn các món phụ,… Các quy tắc trong trọng về việc sắp xếp bàn ăn vẫn tiếp tục phát triển và thể hiện sự chú trọng của con người tới việc bày biện món ăn và bàn ăn.
Đối với bữa ăn của người Việt cũng giống với người Hàn Quốc ở điểm các món ăn đều được dọn lên cùng một lúc nhưng lại được dọn trên mâm tròn, dụng cụ ăn là đũa tre, đũa mộc và không có sự cầu kì trong cách bày biện. Mọi người có bát, đũa riêng ngồi quanh mâm tròn và cùng gắp chung các thức ăn có trong mâm, chấm chung một bát nước chấm thể hiện tính cộng đồng, đoàn kết lâu đời của con người. Các món ăn ngon thường được bày khéo quanh người có tuổi hay các vị khách thể hiện đạo lý kính trọng người lớn tuổi và tính hiếu khách của người Việt.
• Các quy tắc, tập tục trong ăn uống.
Nhìn chung, các phép tắc, lễ nghi, tập tục ăn uống ở Việt Nam và Hàn Quốc thường tập trung vào đối tượng lớn tuổi như hành động mời trước khi ăn, người lớn tuổi nhất bắt đầu ăn thì những người khác lúc đó mới ăn, vị trí ngồi thể hiện thứ bậc trong gia đình,… và phép lịch sự, ăn uống từ tốn phải được đảm bảo không khiến cho người cùng ăn cảm thấy không thoải mái. Bữa ăn trở thành nơi gắn kết các thành viên trong gia đình, mọi người quây quần trò chuyện bên nhau, chia sẻ tình cảm với nhau,… Sau khi ăn xong thì thường có thói quen ăn hoa quả và uống nước, thường là trà đối với người Việt, là nước quế đối với người Hàn Quốc.Tuy vậy, ở từng quốc gia, cách thực hiện các quy tắc này lại có những điểm khác biệt nhất định.
Ở Hàn Quốc, trong khi ăn thì không được cầm bát cơm, bát canh lên, phải đặt thìa ngửa, không cầm thìa và đũa trên cùng một tay, khi sử dụng đũa thì đặt thìa xuống bàn ăn và không gác hay đặt đũa, thìa lên bát. Trong khi ăn cần phải chú ý không để đũa và thìa va vào bát gây nên tiếng động, khi nhai không phát ra tiếng. Khi dùng bữa với người lớn thì để họ ngồi phía trong, cách xa cửa ra vào, giữ tốc độ ăn vừa phải, khi nhận thức ăn hay đồ uống của người lớn hơn thì phải giữ cốc hoặc bát bằng hai tay và giữ tư thế ngồi ngay ngắn trước mặt người lớn,… Ngoài ra, người Hàn Quốc có nhiều quy tắc trong uống rượu. Việc rót rượu và cách uống cũng có một vài lưu ý nhỏ như: Khi rót rượu thì việc tự rót rượu cho mình trước là một hành động thiếu lịch sự, khi có người khác rót rượu cho mình thì mình lại phải nâng ly rượu lên để tỏ ý lịch sự, thêm nữa là người rót hay nhận rượu mà là cấp dưới của người kia(ví dụ như kém về cấp bậc, tuổi tác, vị trí trong gia đình,...) thì một tay rót rượu, một tay phải đưa lên, đặt trước ngực hay nang khuỷu tay rót của mình để tỏ lòng kính trọng.
Còn trong bữa ăn Việt, mọi người cầm chén đũa của mình lên ăn, biết nhường nhịn miếng ăn nhưng cũng biết quý trọng đồ ăn, không để phí phạm. Chuyện thân mật, chuyện gia đình,… có thể nói nhưng tối kị nhất là nói những chuyện căng thẳng hoặc đang trong bữa ăn lại bất ngờ làm việc gì đó khiến người khác phải bỏ mâm, có thể thấy rõ qua các câu thành ngữ, ục ngữ Việt Trời đánh tránh miếng ăn,... Trong các dịp đặc biệt thì vị trí của các mâm thường được phân bổ theo vai thứ trong họ hàng, các cụ có mâm riêng, cha chú có mâm riêng, và thường thì mâm các ông các bà được bố trí riêng theo giới. Trẻ em được ngồi ở mâm dành cho trẻ nhỏ. Cỗ bàn tan, trước khi ra về mỗi người còn được lấy phần đem về cho người ở nhà, thể hiện sự quan tâm của người chủ đám cỗ, người đi ăn cỗ với những người thân ở nhà.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Hồng Tú Thông