Các quốc gia độc tài hay dân chủ sẽ đối phó với chiến tranh hoặc dịch bệnh tốt hơn?
tin tức
Đối với chiến tranh thì 1 quốc gia dù có dân chủ đến đâu cũng phải trở thành độc tài, vì đơn giản chiến tranh ko thể chờ dân biểu bỏ phiếu có đánh hay không.
Đối với dịch bệnh thì mình nghĩ thể chế không ảnh hưởng nhiều lắm đến khả năng đương đầu. Đơn cử TQ (có thể nói là độc tài, kiểu đương đại), Hàn Quốc (khá là tự do) đều để dịch bùng phát, mặc dù tất nhiên TQ là nơi bùng phát thì phải lớn nhất. Iran cũng có mà Mỹ cũng có. Chỉ có mỗi Triều Tiên là ko thôi, mà quốc gia đóng cửa còn kín hơn ng dân đeo đồ bảo hộ thì lấy đâu mà lây với nhiễm.
Khả năng đương đầu với dịch, cá nhân mình cho rằng, nó nằm ở nội lực và kinh nghiệm của quốc gia, đồng thời là ở ý thức và sự hợp tác của người dân. Pháp luật cũng là 1 sự tăng cường, và quốc gia độc tài thì có lợi thế hơn về khoảng này, nhưng lệnh Vua ko có nghĩa là phải nghe, dân đến đường cùng thì sinh phản, nếu ý thức kém thì cấm trời ng dân vẫn vượt rào. Như TQ đã có thông cáo về hành vi phát tán hoặc gây ảnh hưởng đến việc chối chọi với đợt dịch lần này những vẫn khối trường hợp khạc nhổ rồi bôi lên nút bấm thang máy, tay cầm,... đấy thôi, mặc dù nếu nước bọt đó mà có Coronavirus trong đó thì sẽ bị tử hình.
Chỉ có lãnh đạo quyết tâm chống dịch, dân chúng chung tay dập dịch, và quốc gia có đủ cơ sở vật chất để đương đầu hay ko, còn cái khác, chỉ là phụ.
Nguyễn Quang Vinh
Đối với chiến tranh thì 1 quốc gia dù có dân chủ đến đâu cũng phải trở thành độc tài, vì đơn giản chiến tranh ko thể chờ dân biểu bỏ phiếu có đánh hay không.
Đối với dịch bệnh thì mình nghĩ thể chế không ảnh hưởng nhiều lắm đến khả năng đương đầu. Đơn cử TQ (có thể nói là độc tài, kiểu đương đại), Hàn Quốc (khá là tự do) đều để dịch bùng phát, mặc dù tất nhiên TQ là nơi bùng phát thì phải lớn nhất. Iran cũng có mà Mỹ cũng có. Chỉ có mỗi Triều Tiên là ko thôi, mà quốc gia đóng cửa còn kín hơn ng dân đeo đồ bảo hộ thì lấy đâu mà lây với nhiễm.
Khả năng đương đầu với dịch, cá nhân mình cho rằng, nó nằm ở nội lực và kinh nghiệm của quốc gia, đồng thời là ở ý thức và sự hợp tác của người dân. Pháp luật cũng là 1 sự tăng cường, và quốc gia độc tài thì có lợi thế hơn về khoảng này, nhưng lệnh Vua ko có nghĩa là phải nghe, dân đến đường cùng thì sinh phản, nếu ý thức kém thì cấm trời ng dân vẫn vượt rào. Như TQ đã có thông cáo về hành vi phát tán hoặc gây ảnh hưởng đến việc chối chọi với đợt dịch lần này những vẫn khối trường hợp khạc nhổ rồi bôi lên nút bấm thang máy, tay cầm,... đấy thôi, mặc dù nếu nước bọt đó mà có Coronavirus trong đó thì sẽ bị tử hình.
Chỉ có lãnh đạo quyết tâm chống dịch, dân chúng chung tay dập dịch, và quốc gia có đủ cơ sở vật chất để đương đầu hay ko, còn cái khác, chỉ là phụ.
Độc Cô Cầu Bại
Kha Nguyen
Câu hỏi này khá là khó trả lời, vì đặt quá nhiều thông số trên một câu hỏi.
Đầu tiên là "độc tài" hay "dân chủ" là hai khái niệm không cùng cấp. Nếu chia đôi giữa độc tài và dân chủ thì trường hợp của Singapore vừa độc tài vừa dân chủ sẽ được tính như thế nào? Ngược lại với trường hợp của Brunei hoặc Saudi Arabia là quân chủ chuyên chế, không được coi là độc tài và cũng không phải dân chủ.
Đó là chưa kể phần lớn mọi người đều hiểu dân chủ là bao gồm luôn tự do ngôn luận, nhưng thực tế các nhà triết học chỉ đề cập dân chủ như là hình thái quản lý và bầu cử nhà nước, chứ không tập trung vào ngôn luận. Vì bản thân khái niệm "tự do" đã là vô chừng, vì ai cũng hiểu tự do quá mức là sẽ loạn, nhưng định nghĩa như thế nào là "quá mức" sẽ khá phức tạp.
Tiếp theo là chuyện chiến tranh hay dịch bệnh là 2 phạm trù khác xa nhau. Cách mà người ta ứng phó với nó cũng khác. Chiến tranh cần hợp sức (trong một nước hoặc liên kết với nước ngoài), trong khi dịch bệnh cần cách ly.
Cuối cùng là chuyện "đối phó như thế nào cho hiệu quả" thì cần đặt bàn cân là liệu nước đó tự giải quyết một mình hay phải hợp tác để cùng giải quyết.
Quá nhiều parameter nên mình chỉ lấy một ví dụ nhỏ trong đó ra thôi: Giả sử một quốc gia dân chủ thì đối phó với chiến tranh như thế nào?
Một quốc gia dân chủ ngày nay thường tránh được chiến tranh xảy ra là vì có rất nhiều quốc gia dân chủ đang tồn tại trên thế giới, và họ chia sẻ quan điểm, mối quan tâm thậm chí cả tin tức và tình báo. Chuyện này kéo theo việc các doanh nghiệp của các quốc gia dân chủ đầu tư chéo, tức một quốc gia luôn có rất nhiều doanh nghiệp sừng sỏ của các quốc gia khác đầu tư qua lại. Các doanh nghiệp sừng sỏ này thường có địa vị khá cao trong môi trường chính trị một nước, và vì thế họ mong muốn nước này bảo vệ hoặc hỗ trợ các nước mà họ đầu tư (cốt để đảm bảo nguồn vốn của họ và duy trì một nơi sinh lời).
Các bạn đừng nghĩ ảnh hưởng của các doanh nghiệp là nhỏ. Các chuyến viếng thăm cấp nhà nước đều được tháp tùng bởi một lượng không nhỏ các doanh nghiệp lớn. Thậm chí người ta còn coi thành công của chuyến thăm được thể hiện bằng tổng giá trị hợp đồng đã ký trong đó. Và tất nhiên, khi hợp đồng đã ký cùng chuyến thăm của một nguyên thủ quốc gia thì có nghĩa là nhà nước đó đồng ý đảm bảo nguồn vốn và lãi của doanh nghiệp kia tại quốc gia nọ.
Vì các nước dân chủ có chế độ giống nhau, nên số lượng các doanh nghiệp đầu tư chéo giữa các quốc gia dân chủ sẽ nhiều hơn so với giữa nước dân chủ và phi dân chủ. Ai cũng hiểu là nếu doanh nghiệp đầu tư vào nước khác chế độ thì họ sẽ mất nhiều thời gian và công sức để thích ứng hơn. Và đó trở thành lực cản của đầu tư.
Tóm lại, sự tương đồng về chế độ giúp các quốc gia dễ dàng chia sẻ về quan điểm "kẻ thù chung", và liên minh hợp tác về quân sự, giúp họ chống lại chiến tranh với kẻ thù nếu có.
Hiện nay, có thể thấy một liên minh dân chủ rất lớn và rất giàu gồm Mỹ, Canada, các nước Tây, Bắc và Trung Âu, Úc, NZ, Nhật, Hàn, Singapore, Chile, Argentina, Nam Phi, Israel,... đều có chung một chế độ gọi là dân chủ. Tuy vậy lại không bao gồm các nước dân chủ khác như Nga, Ấn Độ, Ai Cập, Iran,... và càng không bao gồm các nước cộng sản như VN, TQ, Cuba,... Do đó, lựa chọn lịch sử của mỗi quốc gia là chọn nhóm nào để gia nhập và đảm bảo khỏi chiến tranh.
Mình không khuyên bất cứ nước nào làm gì, chỉ phân tích trên khía cạnh đối phó với chiến tranh bằng hợp tác quốc tế thôi. Thực tế, cái nhóm rất bự và giàu kia càng lúc càng giàu, và không hề có chiến tranh trong nhiều năm. Lại có đầu tư chéo rất nhiều, nên cùng phát triển. Đó là bản chất của họ, chứ không phải cứ thi hành dân chủ là sẽ có thịnh vượng như nhiều người vẫn thường rêu rao.
Đại Phong
Khi đánh nhau chắc chắn là phải độc tài.
Tra Le
Các nước dân chủ, trong dịch bệnh, thường có mấy đặc điểm sau:
-Ko ai được phép bắt buộc, ngăn chặn tự do của ai, chừng nào tự do ấy còn chưa gây hại trực tiếp lên người khác.
-Luật cấm tiết lộ thông tin cá nhân, cấm điều tra, áp chế, khi chưa có giấy gọi của toà án.
Báo chí Việt Nam khi đưa tin thường nói dân châu Âu, dân Mỹ thiếu ý thức. Bản thân mình thì thấy, dân nào cũng thiếu ý thức cả thôi, vấn đề là chính quyền áp dụng chính sách nào với dân. Để ra 1 lệnh cấm ở châu Âu và Mỹ không hề dễ. Cấm dân ra đường là vi phạm hiến pháp (ví dụ luật sư ở Đức vẫn lên báo nói lockdown là vi phạm hiến pháp, vi phạm nhân quyền, đến giờ sau khi bỏ lockdown vẫn nói tiếp). Ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, khi dân chưa thấy việc ra đường gây hại ra sao, đương nhiên, họ sẽ ko ủng hộ. Và nếu họ kiện bang, thì vẫn có luật sư thụ lý. Ở giai đoạn số ca nhiễm chưa tăng đến hàng nghìn ca 1 ngày. Chúng ta sẽ chỉ thấy thủ tướng các nước "khuyến khích" dân ko ra đường, chứ ko dám ra lệnh cấm. Chưa nghiêm trọng, hiển hiện ra trước mắt, ko cấm dân được. Dân ở đâu cũng vậy thôi, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Mà dân TQ thấy cảnh vệ hay công an là đã đổ lệ rồi. Dân châu Âu ko như thế. Họ chỉ sợ, khi anh em, họ hàng họ trong bệnh viện. Ko ra ngoài đường, có phạm pháp gì đâu mà sợ?
Khi ra 1 lệnh lockdown trên toàn quốc. Tổng thống Mỹ, hay thủ tướng Đức, thường phải họp với thống đốc tất cả các bang. Họ đồng ý, mới được ban bố lệnh trên toàn quốc. Nếu họ ko đồng ý, hoặc số đồng ý ko đông, sẽ cọc cạch, trên bảo dưới ko nghe, như tình hình ở Mỹ hiện tại.
Với những thông tin như thế, đương nhiên chúng ta sẽ thấy, chế độ tập trung quyền lực như TQ, Nga, Bắc Triều Tiên, chống dịch tốt hơn. Vì hô 1 phát là tất cả phải nghe. Ông nào ko nghe là cho cảnh sát vào gô cổ. Mỹ và Châu Âu ko làm vậy được. Đến các thống đốc bang còn phải đợi dân sợ mới dám ra lệnh lock-down. Ông Tổng Thống, hay bà Thủ Tướng, thì phải đợi 2 phía, dân, và các ông thống đốc.
Nên Châu Âu và Mỹ, thường sẽ ra lệnh lock-down chậm hơn. Biểu tình mà chúng ta thấy, là biểu tình ở những thành phố dịch bệnh chưa nghiêm trọng, đã kiểm soát dc, hoặc ở 1 nhóm người, nếu ko dc quay lại làm việc, họ sẽ chết. Dẹp biểu tình là vi phạm nhân quyền. Người ta dc quyền, thì người ta cứ biểu tình thôi.
Trump đi lên từ đảng Cộng Hoà, tức là từ phe bảo thủ. Đường lối của Trump từ khi đi lên đã là cấp việc cho lao động Mỹ. Đây là "lá bài", giúp Trump đắc cử. Đương nhiên giai đoạn đầu, Trump thành công. Nhưng covid nổ ra, những lao động Mỹ thuộc các ngành dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ mà Trump bảo vệ mất việc đầu tiên. Những ngành công nghiệp truyền thống của phe Cộng Hoà (như ô tô, khai khoáng, hàng không, dầu lửa...) cũng ảnh hưởng nặng nề. Trump đương nhiên muốn mở lock-down sớm vì những người và những ngành đang ủng hộ, cấp tiền cho ông ấy tranh cử, muốn quay về sản xuất sớm nhất. Nhưng thống đốc của các bang thì phải đối mặt với khủng hoảng nhân đạo, với hàng đống người chết và nỗi hoảng loạn của dân. Họ ko mở lockdown ngay dc. Ở đây, ko phải chỉ có Trump đang deal với dân, mà thống đốc các bang cũng đang deal với dân. Và covid ở Mỹ nặng hơn châu Âu, vì 2 lý do: Mỹ là nước hợp chủng quốc, dân Phi rất đông, Họ sống tập trung (17-18 người trong 1 gia đình), nghèo đói, thất nghiệp. Lý do thứ 2 là Mỹ ko bắt buộc phải mua bảo hiểm, châu Âu thì có. Nên người nghèo, bị nhiễm bệnh, ko dám đến bệnh viện xét nghiệm, vì ko có tiền. Tình trạng này đang diễn ra tương tự ở Singapore, với lao động nhập cư.
Số ca nhiễm lớn ở Mỹ, chủ yếu nằm ở hệ thống y tế mà bảo hiểm ko bắt buộc, và chế độ hợp chủng quốc đã có từ hàng trăm năm, phân cách giàu-nghèo quá lớn. Còn cách chính phủ Mỹ ứng phó với dịch ko khác châu Âu, cũng phải deal với dân, với các thống đốc. Tại sao biểu tình ở Mỹ nhiều, vì sắp tranh cử tổng thống. Trump và phe cộng hoà sẽ ko giới hạn những công dân đang ủng hộ họ, cho dù họ có đi biểu tình, nhất là khi họ có quyền. Còn bỏ lock-down hay ko, thì lại là chuyện khác. Bản thân mình thì thấy biểu tình nhiều ko có nghĩa là Mỹ đang loạn. Đây chỉ là 1 dấu hiệu, bỏ lock-down sớm; là 1 phần trong quyết định Trump buộc phải ra, trên con đường chiến đấu với Biden.
Nhưng đối phó với dịch, ko nằm ở lệnh cấm. 1 chính phủ đối phó với dịch bệnh tốt hay không, dựa vào sự chuẩn bị của chính phủ ấy cho dịch bệnh, chính sách đối với dân, và quá trình tìm ra cách chữa trị. Nếu nhìn thấy ít ca bệnh, dân "ngoan", thì thấy chế độ độc tài đang tốt hơn. Nhưng 1 chế độ mà chính quyền deal được với dân, nghĩa là thoả thuận đến từ 2 phía, nó sẽ lâu dài hơn, do người ta ko cảm thấy bị ép buộc. Hai nữa, chế độ deal dc với dân, tốn ít nhân lực kiểm soát hơn. Thay vì phải đưa vào rất nhiều công an, quân đội, tốn nhiều tiền của nhà nước. Nếu dân tự ý thức dc, thì sẽ ko phải mất công an, dân phòng vào hoạt động liên tục nữa.
Dân chủ, vẫn có những nước đối phó tốt với dịch bệnh như Đức, Áo, Hàn Quốc... Độc tài vẫn có những nước đối phó với dịch bệnh tệ hại như TQ, chỉ đẹp trên con số, ko đẹp trên thực tế. Còn nếu chỉ xét mỗi yếu tố cần dân ngoan thì độc tài đúng là đang hơn thật. Nhưng chính cái suy nghĩ cần dân ngoan, cũng là suy nghĩ của "độc tài" rồi :)
Số liệu minh bạch, mới giúp khoa học phát triển, và sớm tìm ra vaccine, cách chữa trị hợp lý nhất. Con số 5% nằm ICUs của TQ, đã khiến Ý và TBN chết hàng loạt đó, vì họ ko chuẩn bị đủ máy thở cho dân. Con số thực tế lên đến 15-17%. Những số liệu sai trái như thế, ai sẽ đền?
Chiến tranh là 1 phạm trù khác với dịch bệnh. Nó thậm chí còn khốc liệt hơn, vì 1 quả bom có thể phá huỷ tất cả, ko chỉ con người, mà cả vật chất, kéo lùi văn minh của 1 quốc gia xuống 50-100 năm. Hai nữa đi tấn công nước khác và bị tấn công là 2 mindset khác nhau. Cái này có lẽ nên nói ở 1 chủ đề khác, chứ ko nên ghép chung vào dịch bệnh.
ha ha
Lê Minh Hưng
Hôm nay các bạn USA biểu tình đòi đi làm, đòi bỏ lock down.
Đúng là nhận thức về tự do của mỗi nước lại khác nhau thật. freedom, freedom, freedom!