Các quan niệm trước Chủ nghĩa Mác-Lênin về chính trị?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

• Ở phương Tây thời kỳ cổ đại, nổi lên các triết gia, chính trị gia lỗi lạc về chính trị: - Hê-rô-đốt: Được mệnh danh là người "cha của chính trị học". Từ chỗ nghiên cứu và phân tích sự khác biệt giữa các hình thức chính thể: Quân chủ, Qúy tộc và Dân chủ, ông khẳng định chính trị tốt nhất là thể chế hỗn hợp của các chính thể này. - Platon: Chính trị là “nghệ thuật cung đình” liên kết trực tiếp của người anh hùng và sự thông minh. Sự liên kết đó được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái. Chính trị là nghệ thuật cai trị. Cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng nghệ thuật mới là đích thực. - Aristotle: Chính trị là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên- là hình thức giao tiếp cao nhất của con người; con người là động vật chính trị; quyền lực chính trị có thể được phân chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp. • Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung Quốc thời kỳ "bách gia chư tử" - trăm hoa đua nở - trăm nhà đua tiếng cũng xuất hiện những tư tưởng chính trị kiệt xuất. Nổi bật nhất là các quan niệm của Khổng tử, Hàn Phi tử, Lăo tử... - Khổng tử: Chính trị là công việc của người quân tử, là làm cho chính đạo, chính danh. Ông xây học thuyết về Nho gia với các quan điểm Tam cương, Ngũ thường - là cơ sở nền tảng cho các xã hội phong kiến phương Đông lúc bấy giờ và cả sau này. - Hàn Phi tử: Ông quan niệm để thực hiện hoạt động chính trị cần thiết phải xây dựng và ban hành pháp luật. Với luận thuyết nổi tiếng về thế, thuật và pháp - ông là đại diện tiêu biểu của phái Pháp gia. - Lão tử: Với quan điểm "vô vi nhi trị" - không làm gì mà mọi người tự thuần phục, tự tìm đến với con đường chính đạo thì đó là cái gốc của nghệ thuật trị nước • Thời kỳ đêm trường trung cổ: Chính trị được các nhà Thần học và chủ nghĩa duy tâm như Tômat Đa-Canh...cho rằng "chính trị có nguồn gốc từ quyền lực tối cao của Thượng đế". • Thời kỳ các học thuyết và tư tưởng tư sản về chính trị: Nổi tiếng với các thuyết "tam quyền phân lập, khế ước xã hội". Chính trị được quan niệm là công việc của những "công dân" có tài sản. Các tư tưởng và học thuyết nêu trên ít nhiều đã đề cập được những vấn đề cơ bản của chính trị như vấn đề tổ chức Nhà nước, các hình thức Nhà nước và các chính thể, vấn đề quyền lực Nhà nước, thủ lĩnh chính trị....Tuy nhiên do những hạn chế về lập trường, quan điểm, điều kiện lịch sử- xã hội mà các học thuyết đó ít nhiều còn bộc lộ những quan điểm thô sơ, chất phác, thậm chí là sai lầm về chính trị.
Trả lời
• Ở phương Tây thời kỳ cổ đại, nổi lên các triết gia, chính trị gia lỗi lạc về chính trị: - Hê-rô-đốt: Được mệnh danh là người "cha của chính trị học". Từ chỗ nghiên cứu và phân tích sự khác biệt giữa các hình thức chính thể: Quân chủ, Qúy tộc và Dân chủ, ông khẳng định chính trị tốt nhất là thể chế hỗn hợp của các chính thể này. - Platon: Chính trị là “nghệ thuật cung đình” liên kết trực tiếp của người anh hùng và sự thông minh. Sự liên kết đó được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái. Chính trị là nghệ thuật cai trị. Cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng nghệ thuật mới là đích thực. - Aristotle: Chính trị là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên- là hình thức giao tiếp cao nhất của con người; con người là động vật chính trị; quyền lực chính trị có thể được phân chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp. • Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung Quốc thời kỳ "bách gia chư tử" - trăm hoa đua nở - trăm nhà đua tiếng cũng xuất hiện những tư tưởng chính trị kiệt xuất. Nổi bật nhất là các quan niệm của Khổng tử, Hàn Phi tử, Lăo tử... - Khổng tử: Chính trị là công việc của người quân tử, là làm cho chính đạo, chính danh. Ông xây học thuyết về Nho gia với các quan điểm Tam cương, Ngũ thường - là cơ sở nền tảng cho các xã hội phong kiến phương Đông lúc bấy giờ và cả sau này. - Hàn Phi tử: Ông quan niệm để thực hiện hoạt động chính trị cần thiết phải xây dựng và ban hành pháp luật. Với luận thuyết nổi tiếng về thế, thuật và pháp - ông là đại diện tiêu biểu của phái Pháp gia. - Lão tử: Với quan điểm "vô vi nhi trị" - không làm gì mà mọi người tự thuần phục, tự tìm đến với con đường chính đạo thì đó là cái gốc của nghệ thuật trị nước • Thời kỳ đêm trường trung cổ: Chính trị được các nhà Thần học và chủ nghĩa duy tâm như Tômat Đa-Canh...cho rằng "chính trị có nguồn gốc từ quyền lực tối cao của Thượng đế". • Thời kỳ các học thuyết và tư tưởng tư sản về chính trị: Nổi tiếng với các thuyết "tam quyền phân lập, khế ước xã hội". Chính trị được quan niệm là công việc của những "công dân" có tài sản. Các tư tưởng và học thuyết nêu trên ít nhiều đã đề cập được những vấn đề cơ bản của chính trị như vấn đề tổ chức Nhà nước, các hình thức Nhà nước và các chính thể, vấn đề quyền lực Nhà nước, thủ lĩnh chính trị....Tuy nhiên do những hạn chế về lập trường, quan điểm, điều kiện lịch sử- xã hội mà các học thuyết đó ít nhiều còn bộc lộ những quan điểm thô sơ, chất phác, thậm chí là sai lầm về chính trị.