Các phương thức chuyển nghĩa?
giáo dục
I. Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ:
- Định nghĩa: ẩn dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.
- Khái niệm ẩn dụ thương được tiếp cận từ những hướng chính:
+ Quan điểm truyền thống: coi ẩn dụ là một biện pháp tu từ mang lại vẻ đẹp, độ sâu sắc cho câu văn, lời nói.
+ Quan điểm của từ vựng ngữ nghĩa: coi ẩn dụ là một phương thức tạo nghĩa mới.
+ Quan điểm hiện đại: coi ẩn dụ là một hiện tượng phản ánh sự tri nhận thế giới của con người.
Nguyễn Thiện Giáp chia ẩn dụ thành 8 loại:
1. Sự giống nhau về hình thức
2. Sự giống nhau về màu sắc
3. Sự giống nhau về chức năng
4. Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó
5. Sự giống nhau về một đặc điểm, vẻ ngoài nào đó
6. Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng.
7. Chuyển tên con vật thành tên người.
8. Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác (hiện tượng nhân cách hóa).
II. Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ.
- Định nghĩa: hoán dụ là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy.
Nguyễn Thiện Giáp phân hoán dụ làm 10 loại:
1. Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận.
a. Lấy bộ phận thay cho toàn thể.
b. Lấy toàn thể thay cho bộ phận.
2. Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó.
3. Lấy cái chứa đựng thay cái được chứa đựng.
4. Lấy quần áo, trang phục nói chung thay cho con người.
5. Lấy bộ phận con người thay cho quần áo.
6. Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất ở đó.
7. Lấy địa điểm thay sự kiện xảy ra ở đó.
8. Lấy tên tác giả thay tác phẩm.
9. Lấy tên chất liệu thay tên sản phẩm
10. Lấy âm thanh thay tên đối tượng.
Nội dung liên quan
Ngôn Hương Thành