Các phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian ?
kiến thức chung
Cần sử dụng các phương pháp sau:
-Phương pháp lịch sử
-Phương pháp so sánh
-Phương pháp tổng hợp-lôgic
-Phương pháp thực địa (điền dã)
*Phương pháp lịch sử:
-Phải hiểu được bản chất lịch sử, của vấn đề, văn hóa dân gian (VHDG) là 1 sự kiện sống động, nhà nghiên cứu đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử, sau đó mới biết được quá trình hình thành của nó.VHDG là 1 sự kiện lịch sử.
-Sử dụng phương pháp lịch sử là phương pháp hang đầu.
-Biết được sự phát triển nội tại của văn hóa dân gian.
-Tính nội sinh tính dân tộc trong VHDG.
- Giúp cho con người hiểu được sự tiếp biến trong văn hóa:tính sinh động của VHDG trong thời kì lịch sử.
-Tính giáo dục của VHDG rất cao.
*Phương pháp so sánh:
-Để phát hiện ra sự giống và khác nhau của đối tượng.
-Yếu tố để so sánh:
+Tính đồng đại (thời kì, thời đại)
+Tính đồng dạng
+Tính đồng loại
Ví dụ: Nghệ thuật ngữ văn dân gian # nghệ thuật tạo hình dân gian # nghệ thuật biểu diễn dân gian.
*Phương pháp tổng hợp – logic:
-Trong VHDG có tính nguyên hợp (Tổng hợp , logic)
-Phương pháp thu thập tổng hợp lại các tài liệu theo 1 trình tự rõ ràng, hợp lí.
*Phương pháp thực địa (điền dã): Phương pháp không thể thiếu đối với các lĩnh vực khác nhất là đối với VHDG.
-Đi đến nơi, trên cơ sở văn bản lưu lại với nhận thức nhà nghiên cứu xem xét, cảm nhận
-Thực địa: dựa trên 3 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm.
-Trên các phương pháp lý thuyết, tài liệu tham khảo, dùng lý luận để điều tra thực địa.
=> Khi nghiên cứu VHDG thì nhà nghiên cứu phải thấy được vị trí , ý nghĩa cách thức sử dụng của phương pháp nghiên cứu.
=>Phải sử dụng tổng hợp đồng bộ tất cả các phương pháp trên.
Nội dung liên quan
Thư Vinh