Các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong nghiên cứu của khoa học quản lý ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý Khoa học quản lý sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của các khoa học như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp toán học, xác suất, thống kê, các phương pháp nghiên cứu tâm lý và xã hội ..., Phương pháp duy vật. Là phương pháp cơ bản làm nền tảng lý luận của người lãnh đạo và quản lý. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin cung cấp cho nhà quản lý phương pháp nhận thức đối tượng khách quan cùng với sự vận động và phát triển của đối tượng quản lý hết sức đa dạng và sinh động với hàng loạt mâu thuẫn nảy sinh phải giải quyết. 3.3.2. Phương pháp phân tích hệ thống: Là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khoa học quản lý. Phương pháp phân tích hệ thống trong khoa học quản lý được đặc trưng bởi các nội dung sau: - Xem tổ chức như một hệ thống mở, vận động và tồn tại theo những quy luật khách quan. Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận, nhiều nhân tố ảnh hưởng trong mối quan hệ tác động qua lại để tạo thành một chỉnh thể. Nếu một nhân tố, một bộ phận nào đó có "vấn đề" sẽ ảnh hưởng đến các nhân tố và bộ phận khác và đến cả hệ thống. - Tổ chức không chỉ là một hệ thống nói chung mà là hệ thống kinh tế - xã hội. - "Vấn đề" không cố định ở một nhân tố, hoặc bộ phận nào của tổ chức mà luôn biến động. Giải quyết tốt vấn đề của nhân tố hoặc một bộ phận này có thể lại xuất hiện vấn đề thuộc nhân tố hoặc bộ phận khác. - Động lực phát triển chủ yếu của tổ chức là những nhân tố bên trong tổ chức. - Để nghiên cứu, quản lý thường được phân tích thành các chức năng quản lý. Tiêu chí để hình thành các chức năng quản lý là quá trình quản lý và các lĩnh vực của hoạt động quản lý. Phương pháp mô hình hóa. Là phương pháp tái hiện những đặc trưng của một đối tượng nghiên cứu bằng một mô hình khi việc nghiên cứu chính đối tượng đó không thể thực hiện được. Nó cho phép người nghiên cứu nắm bắt được những yếu tố cơ bản và quan hệ cơ bản một cách phổ quát, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Trong khoa học quản lý thường sử dụng các mô hình toán học theo công thức tính toán, các hình vẽ hoặc sơ đồ. Ví dụ dùng kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự toán (P.E.R.T: Program Evalution and Review Technique). Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp làm thử một phương án để xem cái gì sẽ xảy ra, nếu đúng thì tiếp tục hoạt động, nếu sai thì sửa chữa hoặc lựa chọn phương án khác. Thực tiễn quản lý hết sức sinh động. Các quyết định quản lý cho dù được soạn thảo và nghiên cứu công phu, chặt chẽ đến đâu cũng chưa chắc phù hợp với điều kiện khách quan, do đó bằng phương pháp thực nghiệm có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này vì dễ dẫn đến sai lầm và những tổn thất nhiều khi khó khắc phục được. Ngoài ra, khoa học quản lý còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp toán kinh tế, phương pháp toán thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp tâm lý, phương pháp lịch sử…
Trả lời
Phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý Khoa học quản lý sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của các khoa học như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp toán học, xác suất, thống kê, các phương pháp nghiên cứu tâm lý và xã hội ..., Phương pháp duy vật. Là phương pháp cơ bản làm nền tảng lý luận của người lãnh đạo và quản lý. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin cung cấp cho nhà quản lý phương pháp nhận thức đối tượng khách quan cùng với sự vận động và phát triển của đối tượng quản lý hết sức đa dạng và sinh động với hàng loạt mâu thuẫn nảy sinh phải giải quyết. 3.3.2. Phương pháp phân tích hệ thống: Là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khoa học quản lý. Phương pháp phân tích hệ thống trong khoa học quản lý được đặc trưng bởi các nội dung sau: - Xem tổ chức như một hệ thống mở, vận động và tồn tại theo những quy luật khách quan. Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận, nhiều nhân tố ảnh hưởng trong mối quan hệ tác động qua lại để tạo thành một chỉnh thể. Nếu một nhân tố, một bộ phận nào đó có "vấn đề" sẽ ảnh hưởng đến các nhân tố và bộ phận khác và đến cả hệ thống. - Tổ chức không chỉ là một hệ thống nói chung mà là hệ thống kinh tế - xã hội. - "Vấn đề" không cố định ở một nhân tố, hoặc bộ phận nào của tổ chức mà luôn biến động. Giải quyết tốt vấn đề của nhân tố hoặc một bộ phận này có thể lại xuất hiện vấn đề thuộc nhân tố hoặc bộ phận khác. - Động lực phát triển chủ yếu của tổ chức là những nhân tố bên trong tổ chức. - Để nghiên cứu, quản lý thường được phân tích thành các chức năng quản lý. Tiêu chí để hình thành các chức năng quản lý là quá trình quản lý và các lĩnh vực của hoạt động quản lý. Phương pháp mô hình hóa. Là phương pháp tái hiện những đặc trưng của một đối tượng nghiên cứu bằng một mô hình khi việc nghiên cứu chính đối tượng đó không thể thực hiện được. Nó cho phép người nghiên cứu nắm bắt được những yếu tố cơ bản và quan hệ cơ bản một cách phổ quát, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Trong khoa học quản lý thường sử dụng các mô hình toán học theo công thức tính toán, các hình vẽ hoặc sơ đồ. Ví dụ dùng kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự toán (P.E.R.T: Program Evalution and Review Technique). Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp làm thử một phương án để xem cái gì sẽ xảy ra, nếu đúng thì tiếp tục hoạt động, nếu sai thì sửa chữa hoặc lựa chọn phương án khác. Thực tiễn quản lý hết sức sinh động. Các quyết định quản lý cho dù được soạn thảo và nghiên cứu công phu, chặt chẽ đến đâu cũng chưa chắc phù hợp với điều kiện khách quan, do đó bằng phương pháp thực nghiệm có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này vì dễ dẫn đến sai lầm và những tổn thất nhiều khi khó khắc phục được. Ngoài ra, khoa học quản lý còn sử dụng nhiều phương pháp khác như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp toán kinh tế, phương pháp toán thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp tâm lý, phương pháp lịch sử…