Các nước phương Tây liệu có là nơi chứa đựng căn bệnh thời đại "NEET" nhiều hơn các nước phương Đông hay không?

  1. Xã hội

  2. Văn hóa

NEET là gì? Thuật ngữ NEET, viết tắt của "not in education, employment, or training", tức là không học vấn, không việc làm, không đào tạo) là thuật ngữ chỉ một người vừa thất nghiệp vừa không đi học hoặc được dạy nghề. Hay tôi gọi đó là những đứa con "kí sinh" sống phụ thuộc vào bố mẹ của chúng. Thả ra thì khó có thể tồn tại được trong thế giới này.

Vậy nhóm NEETs này xuất hiện nhiều ở phương Tây hay phương Đông? Vì sao?

.

Từ khóa: 

neet

,

phương đông

,

phương tây

,

văn hóa

,

xã hội

,

xã hội

,

văn hóa

Thuật ngữ này xuất phát từ phương Tây, xuất hiện lần đầu tiên tại Anh Quốc nhưng lại được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản. Người Nhật luôn có tư tưởng sẽ nhanh chóng kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp hoặc sẽ đi vào các ngành nghề truyền thống. Thế nhưng, với các Neet, họ lại đi ngược với tư tưởng đó, họ không kiếm việc làm ngay sau tốt nghiệp mà phụ thuộc vào bố mẹ.

Thế nhưng không chỉ xuất hiện ở Nhật Bản, Trung Quốc là một quốc gia cũng có số lượng NEET đông đảo. Phần lớn các thành viên NEET ở Trung Quốc là những người con sinh ra trong giai đoạn đầu của chính sách sinh đẻ một con của nước này. Lớn lên trong giai đoạn đất nước phát triển, là con một nên những người này được bố mẹ ông bà hết sức cưng chiều, thậm chí khi con cái trưởng thành họ vẫn không ngừng chu cấp cho chúng. Tuy nhiên, cuộc sống quá đầy đủ cộng với sự bao bọc của gia đình khiến không ít người mất đi ý chí phấn đấu, dễ dàng từ bỏ ước mơ của mình.

Hàn Quốc là một quốc gia cũng không tránh khỏi tình trạng Neet. Neet đang tăng dần theo thời gian, trở thành vấn đề hết sức quan ngại cho gia đình và xã hội.

Và cuối cùng là ở Việt Nam, đừng nói với tôi rằng bạn chưa bao giờ nhìn thấy những kiểu người như này bên ngoài xã hội bao giờ, đó có là thể người bạn gặp hoặc có thể là bạn bè của bạn luôn hoặc thậm chí là người nhà bạn. Ở đâu cũng xuất hiện, và tôi nghĩ rằng phương Đông mới là nơi xuất hiện NEETs nhiều hơn cả phương Tây, cùng với văn hóa là lo từ đầu tới chân của các phụ huynh Châu Á, phần lớn họ không nghĩ rằng con của họ có thể hoàn toàn tự lập sau 18 tuổi. Điều đó khiến các bậc phụ huynh lo cho con từ hồi c2 rồi đến c3 rồi đến bằng đại học, công việc, hôn nhân...Ngược lại, phương Tây phần lớn mọi người rất chủ động trong vấn đề nuôi dạy con cái của họ, hoàn toàn để con tự lập khi đủ tuổi trưởng thành, tự trang trải học phí đại học, khuyến khích tự phát triển bản thân và đi tìm đam mê của mình hơn là những bậc cha mẹ Châu Á.

Trả lời

Thuật ngữ này xuất phát từ phương Tây, xuất hiện lần đầu tiên tại Anh Quốc nhưng lại được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản. Người Nhật luôn có tư tưởng sẽ nhanh chóng kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp hoặc sẽ đi vào các ngành nghề truyền thống. Thế nhưng, với các Neet, họ lại đi ngược với tư tưởng đó, họ không kiếm việc làm ngay sau tốt nghiệp mà phụ thuộc vào bố mẹ.

Thế nhưng không chỉ xuất hiện ở Nhật Bản, Trung Quốc là một quốc gia cũng có số lượng NEET đông đảo. Phần lớn các thành viên NEET ở Trung Quốc là những người con sinh ra trong giai đoạn đầu của chính sách sinh đẻ một con của nước này. Lớn lên trong giai đoạn đất nước phát triển, là con một nên những người này được bố mẹ ông bà hết sức cưng chiều, thậm chí khi con cái trưởng thành họ vẫn không ngừng chu cấp cho chúng. Tuy nhiên, cuộc sống quá đầy đủ cộng với sự bao bọc của gia đình khiến không ít người mất đi ý chí phấn đấu, dễ dàng từ bỏ ước mơ của mình.

Hàn Quốc là một quốc gia cũng không tránh khỏi tình trạng Neet. Neet đang tăng dần theo thời gian, trở thành vấn đề hết sức quan ngại cho gia đình và xã hội.

Và cuối cùng là ở Việt Nam, đừng nói với tôi rằng bạn chưa bao giờ nhìn thấy những kiểu người như này bên ngoài xã hội bao giờ, đó có là thể người bạn gặp hoặc có thể là bạn bè của bạn luôn hoặc thậm chí là người nhà bạn. Ở đâu cũng xuất hiện, và tôi nghĩ rằng phương Đông mới là nơi xuất hiện NEETs nhiều hơn cả phương Tây, cùng với văn hóa là lo từ đầu tới chân của các phụ huynh Châu Á, phần lớn họ không nghĩ rằng con của họ có thể hoàn toàn tự lập sau 18 tuổi. Điều đó khiến các bậc phụ huynh lo cho con từ hồi c2 rồi đến c3 rồi đến bằng đại học, công việc, hôn nhân...Ngược lại, phương Tây phần lớn mọi người rất chủ động trong vấn đề nuôi dạy con cái của họ, hoàn toàn để con tự lập khi đủ tuổi trưởng thành, tự trang trải học phí đại học, khuyến khích tự phát triển bản thân và đi tìm đam mê của mình hơn là những bậc cha mẹ Châu Á.

Tôi nghĩ rằng nó xuất hiện nhiều hơn ở các đất nước đang phát triển ấy không phải những nước phát triển đâu.

Thành phần này chỉ sản sinh trong những gia đình giàu có thôi nhỉ? Nghèo thì chết đói từ lâu rồi.