Các nguyên tắc trong Công tác xã hội là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nguyên tắc tổng hợp đòi hỏi phải loại trừ phân biệt đối xử trong việc giúp đỡ về mặt xã hội với bất kỳ đặc điểm tư tưởng, chính trị, tôn giáo, dân tộc, chủng tộc và lứa tuổi nào. Việc giúp đỡ cần được tiến hành cho từng thân chủ với một lý do thống nhất là: theo nhu cầu cần sự giúp đỡ của họ. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi xã hội nêu rõ, không thể giúp đỡ cho thân chủ nếu họ yêu cầu khước từ quyền hạn hay một phần quyền hạn của họ trong xã hội. Thí dụ; theo luật pháp hiện hành, không được gắn sự giúp đỡ cho một gia đình đông con với yêu cầu gia đình đó hạn chế việc sinh đẻ. Nguyên tắc phản ứng xã hội gợi ý việc nhận thức về sự cần thiết thông qua các biện pháp đối với các vấn đề xã hội đã được phát hiện, tác động theo tình hình cụ thể của tình huống xã hội của cá nhân thân chủ, mà không hạn chế trong các biện pháp quy định nhằm vào thân chủ loại trung bình của các dịch vụ xã hội. Nguyên tắc theo xu hướng phòng ngừa đề ra những nỗ lực nhằm đề phòng sự xuất hiện các vấn đề xã hội và những khó khăn trong đời sống của thân chủ, hoặc đề phòng các vấn đề đã xuất hiện khỏi bị kéo dài. Thực tiễn cho thấy, việc phòng ngừa tai nạn xã hội luôn dễ hơn là bỏ công sức ra để loại trừ những hậu quả phức tạp của chúng. Thí dụ: việc duy trì các mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường của các trẻ em đang trong tình trạng không thích nghi- đối với chính bản thân các em và đối với người thân, với xã hội nói chung thuận lợi và thực dụng hơn hẳn so với việc đấu tranh chống các trẻ em lang thang và phạm tội. Nguyên tắc thân chủ là trung tâm có nghĩa là thừa nhận việc ưu tiên các quyền hạn của thân chủ trong mọi trường hợp, trừ những người chống đối lại quyền hạn và quyền lợi của những người khác. Truyền thống xã hội cực quyền đã buộc chúng ta trong nhiều trường hợp đưa lợi ích quốc gia và xã hội lên hàng đầu. Thí dụ: khi phân tích sự phân tán gia đình trong xã hội đã có ý kiến cho rằng, việc giảm tỷ lệ sinh đẻ ảnh hưởng xấu đến nguồn lao động mà xã hội có được trong các thế hệ tiếp sau, trong đối tượng những người được động viên vào các lực lượng vũ trang mà sau 10 năm sẽ hoàn toàn không đủ cho nhu cầu của nhà nước. Cần nhớ rằng, rõ ràng mọi ưu tiên đó không thể ở hàng đầu đối với người cán bộ xã hội: mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động của họ là bảo đảm khả năng của thân chủ đối với hoạt động xã hội, tạo ra những điều kiện thuận lợi về sức khoẻ và phát triển cá nhân. Những nhu cầu của nhà nước và xã hội được thoả mãn chỉ bằng cách gián tiếp trong kết quả hoạt động của họ. Trong khuôn khổ của nguyên tắc này có thể xem xét tính chủ quyền và độc lập của thân chủ- người có quyền tiếp nhận hoặc không tiếp nhận sự giúp đỡ của các cán bộ xã hội, người có quyền lựa chọn một hình thức giúp đỡ nào đó hoặc một kịch bản giải quyết những vấn đề sống còn của mình, cần tiếp nhận một thông tin đầy đủ về công việc đối với họ, kể cả có quyền ngăn cách cuộc sống cá nhân của mình với sự can thiệp của người khác ở mức độ không gây thiệt hại cho quyền hạn và quyền lợi của những người khác. Nguyên tắc dựa vào sức mình nhấn mạnh vai trò chủ thể của thân chủ, vị trí tích cực của họ trong việc giải quyết những vấn đề của bản thân họ. Không thể có một kẻ nào đó lại có thể thay cho chính con người giải quyết các khó khăn trong đời sống của con người, loại trừ được xung đột, cải thiện được quan hệ với những người thân cận. Người cán bộ xã hội cần tham vấn cho thân chủ lựa chọn những chiến lược thoát khỏi những khủng hoảng, giúp đỡ về mặt tâm lý cho họ, kích thích tính tự giúp đỡ bản thân, tạo điều kiện tập hợp những người có các vấn đề giống nhau lại để cùng khắc phục khó khăn. Rõ ràng, trong trường hợp này nói về những thân chủ có đủ năng lực hành vi theo quan điểm người trí lực, tinh thần và thể chất. Những người có khả năng bị hạn chế, các trẻ em, người già không có tiềm năng tự giúp đỡ, đều có quyền tiếp nhận sự giúp đỡ, và trong đó họ không biểu hiện tính tích cực của bản thân. Nguyên tắc tăng tính tột độ các nguồn lực xã hội xuất phát từ điểm, mỗi hệ thống xã hội đều không tránh khỏi việc dành tối thiểu các phương tiện giúp đỡ về mặt xã hội cho nhân dân mình. Đúng vậy, giá trị hiện thực của những phương tiện này trước hết phụ thuộc vào các khả năng kinh tế -xã hội của nhà nước và vào những khái niệm xã hội “đối với cá nhân điều tối thiểu cần thiết là gì?” Vì thế- các nguồn lực xã hội của Đức, hoặc Thuỵ điển với nền kinh tế bền vững và mức sống cao có truyền thống – đều khác với mức bảo đảm sự giúp đỡ về mặt xã hội ở nước Nga có những khó khăn trong nền kinh tế và những thói quen chịu khổ của nhân dân. Tuy nhiên, tác động của nguyên tắc này được biểu hiện ở mọi nơi: các cán bộ xã hội cần dành nhiều sức lực nhằm lôi cuốn thêm những khả năng giúp đỡ cho thân chủ, ngoài sự bảo đảm tối thiểu bằng cách kêu gọi các cơ quan phi chính phủ, cơ quan tình nguyện, cơ quan từ thiện, các tổ chức tự giúp đỡ lẫn nhau của thân chủ, sử dụng các biện pháp khác không bị cấm đoán. Nguyên tắc giữ bí mật có liên quan đến điểm: trong quá trình hoạt động người cán bộ xã hội cần có thông tin về thân chủ, mà thông tin này khi được công bố có thể gây hại cho họ hoặc người thân của họ, làm mất tín nhiệm và bôi nhọ họ. Đó là những thông báo về bệnh tật, về các thói quen xấu, các bệnh tâm thần, các xung đột trong gia đình, về tội lỗi trong quá khứ và hiện nay. Thông tin này chỉ có thể được sử dụng vì mục đích nghề nghiệp, không cần phải công bố, trừ những trường hợp do luật định và có liên quan đến khả năng bạo lực, gây tổn thương cho người khác, trước hết là cho trẻ em. Nguyên tắc nhẫn nại được hình thành do công tác xã hội được tiến hành với các đối tượng rất khác nhau, trong đó có thể có những người không gây tình cảm với chuyên gia. Những đặc điểm chính trị, tôn giáo và dân tộc của các cá nhân cần được sự giúp đỡ, hành vi của họ và chính bề ngoài của họ có thể khôgn quen đối với những người làm công tác xã hội. Những yếu tố nhất định của tính hải ngoại (xenophobia), nghĩa là không ác cảm và không sợ hãi trước những biểu hiện của các truyền thống ngoại lai đang phổ biến ở nước Nga. Các cán bộ xã hội không thoát khỏi ảo tưởng coi quan điểm của mình, hành vi của mình, khái niệm về cái tốt cái xấu đều là đáng tin cậy và là chuẩn mực. Trong khi đó sự đa dạng của các kiểu người, các truyền thống văn hoá -dân tộc, các tập quán đạo đức là sự đảm bảo khả năng sống để phát triển toàn bộ nhân loại. Không ai được phê phán hoạt động của người khác cho đến khi hoạt động đó chưa nguy hiểm và gây tổn thất cho người xung quanh. Người cán bộ xã hội không thể sàng lọc thân chủ thành “ loại tốt” và “loại xấu”, “tiện lợi” hoặc “không tiện lợi”. Người nào cần sự giúp đỡ thì phải nhận được sự giúp đỡ. Tính nhẫn nại nghề nghiệp của người chuyên gia về công tác xã hội có ý nghĩa là thừa nhận các quy luật đa dạng của thân chủ, và khoan dung đối với sự biểu hiện của tính đa dạng đó.
Trả lời
Nguyên tắc tổng hợp đòi hỏi phải loại trừ phân biệt đối xử trong việc giúp đỡ về mặt xã hội với bất kỳ đặc điểm tư tưởng, chính trị, tôn giáo, dân tộc, chủng tộc và lứa tuổi nào. Việc giúp đỡ cần được tiến hành cho từng thân chủ với một lý do thống nhất là: theo nhu cầu cần sự giúp đỡ của họ. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi xã hội nêu rõ, không thể giúp đỡ cho thân chủ nếu họ yêu cầu khước từ quyền hạn hay một phần quyền hạn của họ trong xã hội. Thí dụ; theo luật pháp hiện hành, không được gắn sự giúp đỡ cho một gia đình đông con với yêu cầu gia đình đó hạn chế việc sinh đẻ. Nguyên tắc phản ứng xã hội gợi ý việc nhận thức về sự cần thiết thông qua các biện pháp đối với các vấn đề xã hội đã được phát hiện, tác động theo tình hình cụ thể của tình huống xã hội của cá nhân thân chủ, mà không hạn chế trong các biện pháp quy định nhằm vào thân chủ loại trung bình của các dịch vụ xã hội. Nguyên tắc theo xu hướng phòng ngừa đề ra những nỗ lực nhằm đề phòng sự xuất hiện các vấn đề xã hội và những khó khăn trong đời sống của thân chủ, hoặc đề phòng các vấn đề đã xuất hiện khỏi bị kéo dài. Thực tiễn cho thấy, việc phòng ngừa tai nạn xã hội luôn dễ hơn là bỏ công sức ra để loại trừ những hậu quả phức tạp của chúng. Thí dụ: việc duy trì các mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường của các trẻ em đang trong tình trạng không thích nghi- đối với chính bản thân các em và đối với người thân, với xã hội nói chung thuận lợi và thực dụng hơn hẳn so với việc đấu tranh chống các trẻ em lang thang và phạm tội. Nguyên tắc thân chủ là trung tâm có nghĩa là thừa nhận việc ưu tiên các quyền hạn của thân chủ trong mọi trường hợp, trừ những người chống đối lại quyền hạn và quyền lợi của những người khác. Truyền thống xã hội cực quyền đã buộc chúng ta trong nhiều trường hợp đưa lợi ích quốc gia và xã hội lên hàng đầu. Thí dụ: khi phân tích sự phân tán gia đình trong xã hội đã có ý kiến cho rằng, việc giảm tỷ lệ sinh đẻ ảnh hưởng xấu đến nguồn lao động mà xã hội có được trong các thế hệ tiếp sau, trong đối tượng những người được động viên vào các lực lượng vũ trang mà sau 10 năm sẽ hoàn toàn không đủ cho nhu cầu của nhà nước. Cần nhớ rằng, rõ ràng mọi ưu tiên đó không thể ở hàng đầu đối với người cán bộ xã hội: mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động của họ là bảo đảm khả năng của thân chủ đối với hoạt động xã hội, tạo ra những điều kiện thuận lợi về sức khoẻ và phát triển cá nhân. Những nhu cầu của nhà nước và xã hội được thoả mãn chỉ bằng cách gián tiếp trong kết quả hoạt động của họ. Trong khuôn khổ của nguyên tắc này có thể xem xét tính chủ quyền và độc lập của thân chủ- người có quyền tiếp nhận hoặc không tiếp nhận sự giúp đỡ của các cán bộ xã hội, người có quyền lựa chọn một hình thức giúp đỡ nào đó hoặc một kịch bản giải quyết những vấn đề sống còn của mình, cần tiếp nhận một thông tin đầy đủ về công việc đối với họ, kể cả có quyền ngăn cách cuộc sống cá nhân của mình với sự can thiệp của người khác ở mức độ không gây thiệt hại cho quyền hạn và quyền lợi của những người khác. Nguyên tắc dựa vào sức mình nhấn mạnh vai trò chủ thể của thân chủ, vị trí tích cực của họ trong việc giải quyết những vấn đề của bản thân họ. Không thể có một kẻ nào đó lại có thể thay cho chính con người giải quyết các khó khăn trong đời sống của con người, loại trừ được xung đột, cải thiện được quan hệ với những người thân cận. Người cán bộ xã hội cần tham vấn cho thân chủ lựa chọn những chiến lược thoát khỏi những khủng hoảng, giúp đỡ về mặt tâm lý cho họ, kích thích tính tự giúp đỡ bản thân, tạo điều kiện tập hợp những người có các vấn đề giống nhau lại để cùng khắc phục khó khăn. Rõ ràng, trong trường hợp này nói về những thân chủ có đủ năng lực hành vi theo quan điểm người trí lực, tinh thần và thể chất. Những người có khả năng bị hạn chế, các trẻ em, người già không có tiềm năng tự giúp đỡ, đều có quyền tiếp nhận sự giúp đỡ, và trong đó họ không biểu hiện tính tích cực của bản thân. Nguyên tắc tăng tính tột độ các nguồn lực xã hội xuất phát từ điểm, mỗi hệ thống xã hội đều không tránh khỏi việc dành tối thiểu các phương tiện giúp đỡ về mặt xã hội cho nhân dân mình. Đúng vậy, giá trị hiện thực của những phương tiện này trước hết phụ thuộc vào các khả năng kinh tế -xã hội của nhà nước và vào những khái niệm xã hội “đối với cá nhân điều tối thiểu cần thiết là gì?” Vì thế- các nguồn lực xã hội của Đức, hoặc Thuỵ điển với nền kinh tế bền vững và mức sống cao có truyền thống – đều khác với mức bảo đảm sự giúp đỡ về mặt xã hội ở nước Nga có những khó khăn trong nền kinh tế và những thói quen chịu khổ của nhân dân. Tuy nhiên, tác động của nguyên tắc này được biểu hiện ở mọi nơi: các cán bộ xã hội cần dành nhiều sức lực nhằm lôi cuốn thêm những khả năng giúp đỡ cho thân chủ, ngoài sự bảo đảm tối thiểu bằng cách kêu gọi các cơ quan phi chính phủ, cơ quan tình nguyện, cơ quan từ thiện, các tổ chức tự giúp đỡ lẫn nhau của thân chủ, sử dụng các biện pháp khác không bị cấm đoán. Nguyên tắc giữ bí mật có liên quan đến điểm: trong quá trình hoạt động người cán bộ xã hội cần có thông tin về thân chủ, mà thông tin này khi được công bố có thể gây hại cho họ hoặc người thân của họ, làm mất tín nhiệm và bôi nhọ họ. Đó là những thông báo về bệnh tật, về các thói quen xấu, các bệnh tâm thần, các xung đột trong gia đình, về tội lỗi trong quá khứ và hiện nay. Thông tin này chỉ có thể được sử dụng vì mục đích nghề nghiệp, không cần phải công bố, trừ những trường hợp do luật định và có liên quan đến khả năng bạo lực, gây tổn thương cho người khác, trước hết là cho trẻ em. Nguyên tắc nhẫn nại được hình thành do công tác xã hội được tiến hành với các đối tượng rất khác nhau, trong đó có thể có những người không gây tình cảm với chuyên gia. Những đặc điểm chính trị, tôn giáo và dân tộc của các cá nhân cần được sự giúp đỡ, hành vi của họ và chính bề ngoài của họ có thể khôgn quen đối với những người làm công tác xã hội. Những yếu tố nhất định của tính hải ngoại (xenophobia), nghĩa là không ác cảm và không sợ hãi trước những biểu hiện của các truyền thống ngoại lai đang phổ biến ở nước Nga. Các cán bộ xã hội không thoát khỏi ảo tưởng coi quan điểm của mình, hành vi của mình, khái niệm về cái tốt cái xấu đều là đáng tin cậy và là chuẩn mực. Trong khi đó sự đa dạng của các kiểu người, các truyền thống văn hoá -dân tộc, các tập quán đạo đức là sự đảm bảo khả năng sống để phát triển toàn bộ nhân loại. Không ai được phê phán hoạt động của người khác cho đến khi hoạt động đó chưa nguy hiểm và gây tổn thất cho người xung quanh. Người cán bộ xã hội không thể sàng lọc thân chủ thành “ loại tốt” và “loại xấu”, “tiện lợi” hoặc “không tiện lợi”. Người nào cần sự giúp đỡ thì phải nhận được sự giúp đỡ. Tính nhẫn nại nghề nghiệp của người chuyên gia về công tác xã hội có ý nghĩa là thừa nhận các quy luật đa dạng của thân chủ, và khoan dung đối với sự biểu hiện của tính đa dạng đó.