Các nền tảng xã hội có đang thao túng chúng ta ?

  1. Truyền thông đa phương tiện

  2. Xã hội

Chúng ta đang tạo trend hay những xu hướng trên mạng xã hội đang thao túng cuộc sống của chúng ta ? Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi như vậy đối với bản thân mình. Khi tất cả mọi người đều chạy theo những thứ mới được gọi là “xu hướng” thì giá trị thực sự của chúng ta sẽ nằm ở đâu. 

Mạng xã hội thao túng cảm xúc ta một cách vô hình

Mạng xã hội có thể gây nghiện. Hầu hết chúng ta đều ý thức được điều đó! Nếu không tin, bạn hãy thử “cai” Facebook trong 24 giờ xem? Sẽ khá là khó, vì chỉ sau khoảng 4 tiếng là bạn sẽ không cưỡng lại được việc với tay lấy cái điện thoại, chạm vào logo chữ F trên nền xanh để biết bạn bè có đăng ảnh gì không, có ai bình luận về điều mình mới post lên không? Đó là một cơ chế gây nghiện, đánh vào những phản ứng bản năng của não bộ, được các nhà lập trình tính toán kỹ càng để thao túng bạn. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/334492839415267109-1655990344.jpg
Nguồn: Internet

Internet và mạng xã hội đem đến cảm giác tự do. Chúng ta tin mình nắm quyền chủ động. Thực tế chúng ta lại bị chi phối bởi chính mạng lưới ấy. Hãy quan sát hoạt động trong ngày của một người trẻ: Sáng mở mắt, việc đầu tiên ta làm là chộp lấy điện thoại kiểm tra tin nhắn. Vừa ăn sáng, ta vừa dán mặt đọc email, kiểm tra xem ai like bài/ảnh của ta trên Facebook, Twitter, Instagram. Ở giảng đường hay nơi làm việc, chốc chốc ta liếc mắt qua trang báo mạng ưa thích xem có tin tức gì mới. Và tất nhiên, sao có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của news feed, rồi ta cần thả tim, gõ vài bình luận dưới một clip hay một bức ảnh... 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/746215836680505-1655990417.jpg
Nguồn: Internet

Những hành động ấy lặp đi lặp lại không ngừng, trở thành một thói quen khó bỏ. Internet phát triển quá nhanh, vượt qua nhận thức về thời gian của con người. Trong tâm trí ta là dòng chảy liên tục của những hình ảnh, lời bình luận, số lượng like, cân nhắc xem sẽ phải đăng lên một thông tin nào để chung quanh chú ý và tương tác. Nhìn sâu hơn, đấy chính là nỗi ám ảnh về sự hiện diện. Viễn ảnh phải nằm ngoài các cuộc bàn tán và các sự kiện nóng sẽ khiến ta lo ngại, giống như bị lãng quên. 

Trên thực tế, hầu hết các nội dung được đăng trên mạng xã hội đều được đóng gói quá mức và thiết kế cẩn thận. Vô hình trung, chúng ta sẽ so sánh con người thật của mình với người khác sau khi được "thiết kế hoàn hảo", và không dễ để cân bằng tâm lý và cảm xúc. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/5741978492796955-1655990487.jpg
Nguồn: Internet

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao Facebook, Instagram và các nền tảng truyền thông xã hội khác lại thiết kế ra nút like (thích) không? Lấy ví dụ về các Facebook đã có thể thao túng cảm xúc của bạn một cách dễ dàng: đó là những nút likes. Ngoài nút “LIKE”, Facebook còn cho ra đời thêm 5 nút reactions khác: LOVE, WOW, HAHA, SAD, ANGRY. Đây là thời điểm cảm xúc của chúng ta nhanh chóng bị “dắt mũi” hơn bao giờ hết. Một ngày của bạn có thể trở nên vui vẻ hay tồi tệ chỉ bằng một click vô thức nút “LOVE” hay “ANGRY” từ một người xa lạ. Một mối hệ có thể tan vỡ ngay lập tức cũng chỉ bằng một click reaction. Tất cả những điều này, rõ ràng, không đáng một chút nào cả.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/5741978492796957-1655990522.png
Nguồn: Internet

Internet và mạng xã hội là vùng đất tự do. Nhưng tính ẩn danh của nó là nguồn cơn kích hoạt rất nhiều thói xấu: Đố kị, hung hăng, khoe mẽ… Ở một khía cạnh nào đó, người sử dụng các công cụ này đều có khả năng trở lại "tính ác" nguyên thủy, sẵn sàng lao vào nhau đả kích hay hùa vào đám đông nào đó để ném đá con mồi. 

Bằng các thông tin thật giả lẫn lộn, Internet còn biến con người thành những con rối mang cảm xúc thái quá. Chúng ta dễ dàng nổi giận vì một tin tức vu vơ chưa kiểm chứng, nối tiếp là nỗi thất vọng, buồn nản hoặc lo âu. Chuỗi phản ứng thường xuyên này dần dần biến thành trạng thái bất ổn, lan truyền theo mạng, tạo nên một môi trường căng thẳng dù cuộc sống thực tế vẫn tiến triển theo chiều hướng tích cực.

Những trào lưu trên mạng xã hội có đang chi phối cuộc sống của ta ?

Những trào lưu, thử thách trên Tiktok, Facebook, Instagram…từ lâu đã quá quen thuộc với các bạn trẻ. Việc chấp nhận làm theo những trào lưu mới, hoặc theo đuổi những xu hướng được nhiều người quan tâm thể hiện họ là người phong cách, biết nắm bắt xu hướng mới. Trên thực tế đã có rất nhiều gương mặt không ai biết đến bỗng chốc vụt sáng nổi tiếng, trở thành hiện tượng mạng xã hội, idol giới trẻ như Thông Soái ca, Quỳnh Trần JP…

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/5741978492796958-1655990637.jpg
Nguồn: Internet

Bên cạnh những lợi ích lớn về hình ảnh cá nhân và các hợp đồng quảng cáo, việc lúc nào cũng phải chạy theo những xu hướng mới khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi. Một Tiktoker theo đuổi lối sống Healthy thừa nhận: “Mình cảm thấy cuộc sống của bản thân bị chi phối quá nhiều bởi những tương tác, comment trên Tiktok mà dần quên đi mất giá trị thực sự mình muốn đem lại khi chia sẻ những kiến thức ăn uống, tập thể dục là gì. Mình dần ít up clip hơn và hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc đó.” Đây cũng là tình trạng mà rất nhiều người trẻ gặp phải khi cứ lao mình vào vòng xoáy mang tên “trào lưu”. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/5741978492796960-1655990693.png
Nguồn: Internet

Nếu trước kia, cuộc sống cá nhân chỉ là của riêng mỗi người, thì nay đã khác. Chúng ta khao khát trải nghiệm nên dễ bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm mà người khác phô bày trên mạng. Chẳng hạn như khi thấy những ai đó du lịch, thưởng ngoạn, tức khắc trong đầu ta phác thảo ngay kế hoạch lên đường. Áp lực càng đè nặng khi người xung quanh đã thực hiện xong những chuyến du hành. Ta không muốn bị bỏ lại, ta sợ hãi bị xem là kẻ lạc thời, ta muốn nếm trải những điều đang được bàn tới. Ta nỗ lực để được như thế, dù đôi khi đó không hẳn là điều thực sự cần thiết cho ta.

Không chỉ như vậy, mạng xã hội còn đang đánh lừa chúng ta về việc gia tăng kết nối giữa người với người trong cuộc sống. Bằng cách gây ra ảo tưởng rằng những mạng xã hội đang giúp con người giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng hơn, trên thực tế chúng ta đang ngày bị cách ly với thế giới tương tác thực giữa người với người, dưới hình thức một không gian thực tế - ảo mà bản chất chẳng qua chỉ là một sự mô phỏng dị dạng của thế giới thật.

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/746215836680506-1655990734.jpg
Nguồn: Internet

Gần đây nhất, bộ phim ăn khách The Social Dilemma đã đưa cho người xem những cái nhìn cụ thể hơn về các vấn đề liên quan tới dữ liệu. Mạng xã hội không thực sự bán dữ liệu người dùng. Cái họ thực sự "bán" là khả năng để chi phối con người, như một chuyên gia công nghệ trong bộ phim có đề cập: "Những thay đổi nhỏ, dần dần, khó nhận biết trong hành vi và nhận thức của người dùng là thứ duy nhất giúp họ kiếm ra tiền". Các nền tảng mạng xã hội không phải những thứ xấu xa, các mô hình kinh doanh đang "gặm nhấm" khách hàng mới đáng sợ. Đó là lý do ở bộ phim, "Liệu những sản phẩm như vậy có thể được thiết kế nhân văn hơn?" là câu hỏi được đặt ra bởi nhiều chuyên gia trong bộ phim.

"Mạng xã hội là con dao hai lưỡi" - câu nói được lưu truyền suốt nhiều năm giờ đây lại hiện hữu rõ ràng và đang sợ hơn hết. Trong đó, chúng ta, người dùng và cũng là kẻ lệ thuộc vào mạng xã hội, vào một thời điểm nào đó sẽ phải giật mình nhìn nhận lại những giá trị thực sự mà chúng ta vẫn luôn tìm kiếm trên mạng xã hội là gì. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/334492839415267113-1655990787.jpg
Bộ phim The Social Dilemma
Nguồn: Internet

 Mạng xã hội ảnh hưởng và chi phối nặng nề đến thế hệ Gen Z

Không có gì lạ khi các nỗi sợ lớn nhất của thế kỷ 21 đều liên quan đến trạng thái cô đơn và mất kết nối. Bởi vì đặc trưng của thời đại này là cuộc cách mạng công nghệ và thông tin liên lạc, lại diễn ra với tốc độ chóng mặt. 

Mạng xã hội đang ăn sâu bám rễ vào tâm trí của mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, tước đoạt dần những giá trị nội tại và danh tính của từng cá nhân. Người trẻ hoài nghi về bản sắc chính mình, bản sắc cá nhân liên tục được các mạng xã hội gợi ý. Chúng được đề xuất trên dòng newsfeed, tạo ra những hoài nghi cho từng cá nhân về danh tính: Liệu tôi là ai? Những thông tin tôi xem có phản ánh con người tôi? Những điều tôi từng cho là đúng liệu còn đúng không? Sự hoài nghi ấy, theo như những chuyên gia công nghệ, dần dần dẫn đến chia rẽ ngày càng sâu sắc. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/746215836680507-1655991023.png
Nguồn: Internet

Chúng ta đang sống trong một thế giới tưởng chừng như rất phẳng nhưng newsfeed của một người được "chăm bón" bởi những thông tin khác nhau, được tính toán chính xác bởi những thuật toán. Sự phân cực trong thế giới ngày càng mạnh, con người càng mất kết nối với thế giới thực, bám víu vào thế giới ảo và một vòng lặp bế tắc lại diễn ra.

Phân tích thêm các nỗi lo sợ bắt nguồn từ Internet, có thể thấy người trẻ chúng ta vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của chính mình. Bởi lẽ, mạng xã hội vốn tiềm ẩn nhiều mối đe dọa. Chúng ta đều trở thành "con mồi" của mạng xã hội và công nghệ, hoàn toàn nhận thức được nhưng gần như không thể thoát ra. Cảm giác thôi thúc muốn lướt newsfeed đi cùng với lượng dopamine tăng cao mỗi khi chúng ta thấy một thông báo mới có lẽ là một điểm tương đồng trên toàn thế giới với bất cứ người dùng mạng xã hội nào. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/334492839415267120-1655991168.jpg
Nguồn: Internet

Tuy nhiên, người ta vẫn thấy nhen nhóm một thứ "hàng hoá" quý hiếm giữa bối cảnh cuộc sống hiện tại: Niềm hy vọng. Tristan Harris - "diễn giả" chính của bộ phim The Social Dilemma đã nhấn mạnh: "Chúng ta là người đã tạo nên mạng xã hội và phải có trách nhiệm thay đổi chúng". Bạn không thể trốn chạy bằng việc xóa app Facebook hay Instagram sau khi gặp phải những bình luận toxic, tiêu cực. Những thứ cực đoan, tin giả, diễn ngôn thù địch, khủng hoảng sức khỏe tinh thần, sự cô độc, lạc lõng,…vẫn tồn tại nếu chúng ta chỉ chọn cách né tránh. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/23/334492839415267123-1655991237.jpg
Nguồn: Internet

Do đó, hãy xác định vấn đề mà bạn gặp phải khi sử dụng mạng xã hội và tìm cách thay đổi, khắc phục. Một thế giới lành mạnh cần phải được xây dựng từ những cá nhân tích cực. 

Tham khảo thêm bài viết "Công nghệ quan trọng thế nào với gen Z" của mình tại link sau nhé !


 
 
Từ khóa: 

mang_xa_hoi

,

truyền thông đa phương tiện

,

xã hội

Chia sẻ rất thực tế và mình thấy nó đúng, rất đúng với ngay cả bản thân mình. Mở mắt ra là ôm lấy cái điện thoại hàng nửa tiếng rồi mới dậy. Tuy là không quan tâm đến like, share hay cmt gì đấy nhưng mình bị cuốn vào tiktok và các đoạn cut từ film trên fb. Mình thấy thói quen ấy thật xấu và có lẽ đến lúc nên điều chỉnh lại rồi^^

Trả lời

Chia sẻ rất thực tế và mình thấy nó đúng, rất đúng với ngay cả bản thân mình. Mở mắt ra là ôm lấy cái điện thoại hàng nửa tiếng rồi mới dậy. Tuy là không quan tâm đến like, share hay cmt gì đấy nhưng mình bị cuốn vào tiktok và các đoạn cut từ film trên fb. Mình thấy thói quen ấy thật xấu và có lẽ đến lúc nên điều chỉnh lại rồi^^

Tất nhiên là mạng xã hội chi phối rất nhiều đến cách mọi người suy nghĩ và hành động, kể cả lời nói nữa. Tuy nhiên, đâu phải cái gì cũng hay, cũng nên học hỏi đâu. Mạng xã hội có hai mặt, nó khiến cho con người không bị lỗi thời nếu update mọi thứ thường xuyên nhưng cũng có thể thao túng chúng ta bắt chước làm những thứ không nên làm. Vậy nên, mạng xã hội cũng cần chúng ta tỉnh táo, thông minh mà chắt lọc lại những điều giá trị lại, còn những thứ tiêu cực, xấu xí thì tránh xa ra.