Các lớp dạy kỹ năng mềm có thực sự đáng tin cậy?

  1. Kỹ năng mềm

Đứng trước các thách thức của môi trường công sở hiện nay, không ít các bạn học sinh sinh viên (HSSV), hoặc được khuyến khích bởi cha mẹ, hoặc bắt trước bạn bè, hoặc tự quyết, đã thi nhau đăng ký các lớp và chương trình đào tạo kỹ năng mềm.

Nhưng việc này có thực sự hữu ích?

Các chương trình dạy kỹ năng mềm thực sự không đáng tin cậy

Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho biết, tuy được quảng cáo với giá (học phí) tương đối cao, thường rơi vào khoảng 3-5 triệu, nhưng những giá trị mà các chương trình này mang lại cho các em HSSV là không nhiều. Sau đây là một số lý do được đúc kết từ nghiên cứu:

le-tham-duong

(

Trần Đăng Khoa
)

1) Thời lượng quá ngắn, thiếu liên tục

Việc phát triển các kỹ năng như quản lý thời gian, lãnh đạo, làm việc nhóm, tư duy phản biện...đòi hỏi rất nhiều thời gian, cùng sự thực hành liên tục trong một thời gian dài. Trớ trêu thay, đây lại chính là điểm mà các chương trình đào tạo kỹ năng mềm hiện nay bỏ sót.

Chỉ với thời lượng trung bình rơi vào khoảng vài ngày, thậm chí vài tiếng đồng hồ, các khóa học này dường như không thể tạo ra bất cứ lợi ích đáng kể nào cho người học.

2) Quá thuần lý thuyết

Như đã trình bày phía trên, việc thiếu một khoảng thời gian trong cấu trúc chương trình giảng dạy dành cho việc thực hành đã góp phần làm cho các khóa học này thiếu tính hiệu quả.

Một kỹ năng dù dễ hiểu đến đâu về mặt lý thuyết (ví dụ: điểm chính yếu của việc quản lý thời gian nằm ở yếu tố đặt ra những ưu tiên), nhưng lại không hề đơn giản khi áp dụng vào thực tiễn.

ky-nang-song

Diễn giả Lê Chí Linh của công ty Người Khổng Lồ từng bị tố lừa đảo, gạt tiền người học (

robertlechilinh.blogspot.com
)

3) Trở thành diễn giả quá dễ dàng

Vì nước ta chưa có bất cứ một hệ thống nào giúp kiểm duyệt trình độ và bằng cấp của các diễn giả, nên nhiều người đã lợi dụng kẽ hở này để kiếm lời. Một trong những nguyên nhân khác là các em HSSV, vì thiếu vốn sống, nên dễ trở thành đối tượng bị lợi dụng, tiêm nhiễm và gạt tiền.

4) Các diễn giả cũng thiếu vốn sống

Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra rằng một đại bộ phận các diễn giả có độ tuổi khá trẻ, và về phương diện sự nghiệp thường cũng có thành tựu gì quá đặc biệt. Bởi thế khi trở thành diễn giả, những kiến thức và kỹ năng mà họ có thể đem lại cho người học cũng vô cùng hạn chế.

Thậm chí, nhiều diễn giả ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình còn sẵn sàng đưa ra những lời khuyên trong những lĩnh vực khác (ví dụ: các tiến sỹ kinh tế đôi khi vẫn đưa ra lời khuyên về hôn nhân cho các SV), trong khi những lĩnh vực đó cũng đòi hỏi một bề dày nghiên cứu nhất định.

ky-nang-mem

(

cafef.vn
)

5) Khó áp dụng

Có một sự thật là, hầu hết những bài giảng đến từ các diễn giả trong các chương trình đào tạo kỹ năng mềm hiện nay đều đến từ kinh nghiệm và vốn sống của họ, thay vì dựa trên một hệ thống lý thuyết chung nào đó.

Một mặt, tuy điều này nghe cũng hợp lý, nhưng việc quá dựa vào kinh nghiệm sống có thể khiến các bài giảng này trở nên vô ích với người nghe. Lý do là vì kinh nghiệm và vốn sống mang tính cá thể rất cao. Một người không thể nào chỉ đơn giản copy vốn sống của người khác để áp dụng cho các vấn đề của mình.


Đọc thêm tại:

Loạn lớp dạy kỹ năng mềm: Ai bảo vệ người học?

kenhtuyensinh.vn


Dạy kỹ năng mềm cho sinh viên: Không đổi mới khó đạt mục tiêu - Báo Giáo Dục & Thời Đại

baomoi.com


Những sai lầm khi đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh - VnExpress

vnexpress.net

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

,

kỹ năng sống

,

lê chí linh

,

lê thẩm dương

,

kỹ năng mềm