Các loài hương thảo trong văn bản tác phẩm “Ly Tao” của Khuất Nguyên?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Hình tượng “Hương thảo” : Điều mà Ly Tao khiến mọi người chú ý nhất chính là hai loại ý tượng của nó: đó là mỹ nhân và hương thảo. Mỹ nhân là tỉ dụ quân vương hoặc tự ví, hương thảo là vật tượng trưng độc lập thể hiện sự cao khiết về phẩm đức và nhân cách của tác giả và mặt khác cũng là hình ảnh đối lập với loài cỏ hôi, tượng trưng cho cuộc đấu tranh chính trị cả hai bên, qua đó tạo nên hệ thống tỉ dụ tượng trưng phức tạp nhưng tinh vi và ảo diệu khiến cho thơ ca uyển chuyển mà sinh động. Trong Ly Tao đầy các loại hương thảo, chúng làm vật trang sức, trợ giúp và làm phong phú ý tượng của mỹ nhân. Theo thống kê, trong Ly Tao xuất hiện tổng cộng 18 loại hương thảo (trong đó có 11 loại hương thảo cũng xuất hiện trong Cửu ca). Tham khảo một đoạn thơ sau: “Hỗ giang li dữ tịch chỉ hề, Nân thu lan dĩ vi bội. Cốt dư nhược tương bất cập hề, Khủng niên tuế chi bất ngô dữ. Triêu khiên tì chi mộc lan hề, Tịch lãm châu chi túc mụ. Nhật nguyệt hốt kì bất yêm hề,” Giang li, Tịch chỉ, Thu lan, Mộc lan, Túc mụ, đây là tên các loài hương thảo. Thu lan là giống lan nở vào mùa thu. Mộc lan còn gọi là mộc liên, đỗ lan, tử ngọc lan. Túc mụ còn gọi là cây tử tô hay tía tô. Mấy câu thơ này có ý nghĩa rằng, mộc lan róc vỏ cũng không héo, còn túc mụ thì mùa đông cũng không khô, thi nhân dùng để tỉ dụ tính độc lập kiên cường của mình. 2. Các loại “hương thảo” và chức năng thẩm mỹ của chúng: “Hương thảo” là sáng tạo của Khuất Nguyên trong việc thể hiện bản thân qua hình tượng tượng trưng này. Có thể hiểu “hương thảo” trong Ly Tao được chia thành hai loại: Một loại “hương thảo” cao quý và một loại “hương thảo” thấp hèn. Những loại “hương thảo” cao quý, Khuất Nguyên dùng làm biểu tượng cho bản thân mình. Từ các loại hương thảo và việc trang sức, chúng ta có thể thấy nhân cách cao đẹp và sự phấn đấu gắng gỏi, tỉnh táo độc lập của ông. Lý tưởng của Khuất Nguyên là “mỹ chính”, sự theo đuổi ráo riết đối với lý tưởng là sự thể hiện bên ngoài nhân cách đó. Nhiệt tình theo đuổi và nỗi day dứt vì sự nghiệp chưa thành cho thấy sự quý trọng đối với thời gian hữu hạn: “Triêu khiên tì chi mộc lan hề, tịch lãm châu chi túc mãng.” Hình tượng Khuất Nguyên trong Ly Tao khắc họa qua những ý tượng hương thảo vô cùng nổi bật, nhân cách cao ngạo và tinh thần đấu tranh bất khuất của ông đã khích lệ tinh thần rất nhiều văn nhân hậu thế. “Hương thảo” cũng được dùng để miêu tả bậc quân vương, tỉ dụ quân vương có thể lấy ví dụ như câu thơ: “Duy thảo mộc chi linh lạc hề, khủng mỹ nhân chi trì mộ”( Đoái trông cỏ áy cây vàng, sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên). Trong thơ ông nhiều lần ca ngợi vua sáng tôi hiền, trên thực tế cũng là phê phán sắc nhọn đối với chính trị thực tế của nước Sở, bi thán thê thiết về nỗi bất hạnh của mình, trong đó bao hàm cả tình cảm bi phẫn. Xét toàn bài thơ, điều mà Khuất Nguyên đau xót, một là quân vương hôn dung, một là nịnh thần chấp chính. Khuất Nguyên trong hiện thực đồng thời vấp phải sự bài xích của cả hôn quân và nịnh thần. Cũng chính trong bối cảnh tuyệt vọng đó, Khuất Nguyên mới bắt đầu cuộc hành trình lên trời xuống biển của mình. “Hương thảo mỹ nhân” với tư cách là thủ pháp đặc trưng của thi ca, là sáng tạo của Khuất Nguyên, nhưng nó cũng lại quan hệ mật thiết với văn hóa của nước Sở. Cửu ca là những bài hát tế lễ vu thuật, là sự phản ánh tập tục văn hóa “tin vu thuật, trọng tế tự một cách thái quá” (Hán thư – Địa lý chí) của đất Sở. Tình tiết cơ bản của Cửu ca là “nhân thần luyến ái”, nghĩa là lấy sự thành công của con người và thần để biểu trưng cho sự thành công của tế tự, nhưng sự khó khăn và bất khả thi trong nỗ lực giao tiếp giữa người phàm và thần này khiến cho Cửu ca có màu sắc bi kịch. Hương thảo ở đây với vị trí của vật hiến tế hoặc vật vu thần để lấy lòng đối phương, ý nghĩa của nó là một biểu tượng tượng trưng cho sự theo đuổi ái tình, nhưng sâu xa ý nghĩa bên trong còn có thể hiểu là sự ám chỉ các tình cảm của tôn giáo. III. Kết luận: Thành tựu nghệ thuật từ phú của Khuất Nguyên có ảnh hưởng to lớn đến hậu thế. Ly Tao đã trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Khuất Nguyên không chỉ vì bối cảnh lịch sử, chính trị thời đó, không chỉ vì đó là câu chuyện về những tâm tư tình cảm hay chuyến đi lên trời xuống biển của Khuất Nguyên, mà nổi bật trong bài thơ, để lại ấn tượng và sự chú ý hơn cả là những biện pháp nghệ thuật, những ý tượng về “hương thảo” để biểu hiện cả phần tốt đẹp, cao quý trong con người, trong lý tưởng của Khuất Nguyên, và cả sự ẩn dụ về một loại “cỏ hôi” đối lập với ông, gièm pha và đẩy con người ông tới bước đường cùng. Trong trận chiến giữa cái cao quý và thấp hèn ấy, ý tượng “hương thảo” giúp đem lại sự nhẹ nhàng, thanh khiết giống như ocn người Khuất Nguyên dù có đặt trong hoàn cảnh nào.
Trả lời
1. Hình tượng “Hương thảo” : Điều mà Ly Tao khiến mọi người chú ý nhất chính là hai loại ý tượng của nó: đó là mỹ nhân và hương thảo. Mỹ nhân là tỉ dụ quân vương hoặc tự ví, hương thảo là vật tượng trưng độc lập thể hiện sự cao khiết về phẩm đức và nhân cách của tác giả và mặt khác cũng là hình ảnh đối lập với loài cỏ hôi, tượng trưng cho cuộc đấu tranh chính trị cả hai bên, qua đó tạo nên hệ thống tỉ dụ tượng trưng phức tạp nhưng tinh vi và ảo diệu khiến cho thơ ca uyển chuyển mà sinh động. Trong Ly Tao đầy các loại hương thảo, chúng làm vật trang sức, trợ giúp và làm phong phú ý tượng của mỹ nhân. Theo thống kê, trong Ly Tao xuất hiện tổng cộng 18 loại hương thảo (trong đó có 11 loại hương thảo cũng xuất hiện trong Cửu ca). Tham khảo một đoạn thơ sau: “Hỗ giang li dữ tịch chỉ hề, Nân thu lan dĩ vi bội. Cốt dư nhược tương bất cập hề, Khủng niên tuế chi bất ngô dữ. Triêu khiên tì chi mộc lan hề, Tịch lãm châu chi túc mụ. Nhật nguyệt hốt kì bất yêm hề,” Giang li, Tịch chỉ, Thu lan, Mộc lan, Túc mụ, đây là tên các loài hương thảo. Thu lan là giống lan nở vào mùa thu. Mộc lan còn gọi là mộc liên, đỗ lan, tử ngọc lan. Túc mụ còn gọi là cây tử tô hay tía tô. Mấy câu thơ này có ý nghĩa rằng, mộc lan róc vỏ cũng không héo, còn túc mụ thì mùa đông cũng không khô, thi nhân dùng để tỉ dụ tính độc lập kiên cường của mình. 2. Các loại “hương thảo” và chức năng thẩm mỹ của chúng: “Hương thảo” là sáng tạo của Khuất Nguyên trong việc thể hiện bản thân qua hình tượng tượng trưng này. Có thể hiểu “hương thảo” trong Ly Tao được chia thành hai loại: Một loại “hương thảo” cao quý và một loại “hương thảo” thấp hèn. Những loại “hương thảo” cao quý, Khuất Nguyên dùng làm biểu tượng cho bản thân mình. Từ các loại hương thảo và việc trang sức, chúng ta có thể thấy nhân cách cao đẹp và sự phấn đấu gắng gỏi, tỉnh táo độc lập của ông. Lý tưởng của Khuất Nguyên là “mỹ chính”, sự theo đuổi ráo riết đối với lý tưởng là sự thể hiện bên ngoài nhân cách đó. Nhiệt tình theo đuổi và nỗi day dứt vì sự nghiệp chưa thành cho thấy sự quý trọng đối với thời gian hữu hạn: “Triêu khiên tì chi mộc lan hề, tịch lãm châu chi túc mãng.” Hình tượng Khuất Nguyên trong Ly Tao khắc họa qua những ý tượng hương thảo vô cùng nổi bật, nhân cách cao ngạo và tinh thần đấu tranh bất khuất của ông đã khích lệ tinh thần rất nhiều văn nhân hậu thế. “Hương thảo” cũng được dùng để miêu tả bậc quân vương, tỉ dụ quân vương có thể lấy ví dụ như câu thơ: “Duy thảo mộc chi linh lạc hề, khủng mỹ nhân chi trì mộ”( Đoái trông cỏ áy cây vàng, sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên). Trong thơ ông nhiều lần ca ngợi vua sáng tôi hiền, trên thực tế cũng là phê phán sắc nhọn đối với chính trị thực tế của nước Sở, bi thán thê thiết về nỗi bất hạnh của mình, trong đó bao hàm cả tình cảm bi phẫn. Xét toàn bài thơ, điều mà Khuất Nguyên đau xót, một là quân vương hôn dung, một là nịnh thần chấp chính. Khuất Nguyên trong hiện thực đồng thời vấp phải sự bài xích của cả hôn quân và nịnh thần. Cũng chính trong bối cảnh tuyệt vọng đó, Khuất Nguyên mới bắt đầu cuộc hành trình lên trời xuống biển của mình. “Hương thảo mỹ nhân” với tư cách là thủ pháp đặc trưng của thi ca, là sáng tạo của Khuất Nguyên, nhưng nó cũng lại quan hệ mật thiết với văn hóa của nước Sở. Cửu ca là những bài hát tế lễ vu thuật, là sự phản ánh tập tục văn hóa “tin vu thuật, trọng tế tự một cách thái quá” (Hán thư – Địa lý chí) của đất Sở. Tình tiết cơ bản của Cửu ca là “nhân thần luyến ái”, nghĩa là lấy sự thành công của con người và thần để biểu trưng cho sự thành công của tế tự, nhưng sự khó khăn và bất khả thi trong nỗ lực giao tiếp giữa người phàm và thần này khiến cho Cửu ca có màu sắc bi kịch. Hương thảo ở đây với vị trí của vật hiến tế hoặc vật vu thần để lấy lòng đối phương, ý nghĩa của nó là một biểu tượng tượng trưng cho sự theo đuổi ái tình, nhưng sâu xa ý nghĩa bên trong còn có thể hiểu là sự ám chỉ các tình cảm của tôn giáo. III. Kết luận: Thành tựu nghệ thuật từ phú của Khuất Nguyên có ảnh hưởng to lớn đến hậu thế. Ly Tao đã trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Khuất Nguyên không chỉ vì bối cảnh lịch sử, chính trị thời đó, không chỉ vì đó là câu chuyện về những tâm tư tình cảm hay chuyến đi lên trời xuống biển của Khuất Nguyên, mà nổi bật trong bài thơ, để lại ấn tượng và sự chú ý hơn cả là những biện pháp nghệ thuật, những ý tượng về “hương thảo” để biểu hiện cả phần tốt đẹp, cao quý trong con người, trong lý tưởng của Khuất Nguyên, và cả sự ẩn dụ về một loại “cỏ hôi” đối lập với ông, gièm pha và đẩy con người ông tới bước đường cùng. Trong trận chiến giữa cái cao quý và thấp hèn ấy, ý tượng “hương thảo” giúp đem lại sự nhẹ nhàng, thanh khiết giống như ocn người Khuất Nguyên dù có đặt trong hoàn cảnh nào.