Các loại hình quảng cáo sáng tạo?
kiến thức chung
(1) Loại hình quảng cáo lợi điểm bán hàng độc nhất (USP – Unique Selling Proposition) Với phương thức lợi điểm bán hàng độc nhất, nhà quảng cáo tạo ra một lợi thế dựa vào một đặc tính khác biệt của sản phẩm mang tới những lợi ích khác biệt và quan trọng cho người tiêu dùng. Đặc điểm chính của quảng cáo USP là tìm ra một sự khác biệt trọng yếu để tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm và sau đó khẳng định rằng các đối thủ không thể làm được điều này hoặc đã chọn không làm điều này.
(2) Loại hình sáng tạo về hình ảnh thương hiệu (Brand Image) Trong khi chiến lược USP dựa vào những khác biệt về vật chất và chức năng giữa nhãn hiệu của nhà quảng cáo và các nhãn hiệu cạnh tranh, loại hình quảng cáo hình ảnh thương hiệu tập trung vào những khác biệt về tâm lý hơn là vật lý. Quảng cáo này cố gắng tạo ra một hình ảnh hoặc bản sắc cho một nhãn hiệu bằng cách gắn nhãn hiệu đó với những biểu tượng. Để xây dựng một nhãn hiệu bằng một hình ảnh, các nhà quảng cáo rút ra ý nghĩa từ thế giới văn hóa (đó là thế giới với các hiện vật và biểu tượng) và truyền ý nghĩa đó vào những nhãn hiệu của mình. Thực tế, các đặc tính nổi bật riêng của thế giới quan ngày càng hòa hợp với những đặc tính không được biết đến của thương hiệu được quảng cáo
(3) Loại hình sáng tạo đồng điệu (Resonance). Khi được sử dụng trong một bối cảnh quảng cáo cụ thể, thuật ngữ sự đồng điệu tương đương với khái niệm vật lý về tiếng ồn dội lại từ một vật. Tương tự, một quảng cáo mang tới sự đồng cảm đối với những trải nghiệm cuộc sống của khách hàng. Một chiến lược quảng cáo đồng điệu xuất phát từ nghiên cứu tâm lý và hình thành nên một chiến lược quảng cáo để tạo thành định hướng lối sống hiện hành của phân khúc thị trường nhắm đến
(4) Loại hình quảng cáo cảm xúc (Emotional) Quảng cáo cảm xúc là loại quảng cáo có thiên hướng xây dựng biểu tượng và thương hiệu. Nhiều quảng cáo hiện tại nhắm tới việc tiếp cận khách hàng ở mức độ bản năng thông qua việc sử dụng chiến lược cảm xúc. Nhiều nhà quảng cáo và các học giả nhận ra rằng các sản phẩm thường được giới thiệu trên cơ sở tác động tới các yếu tố cảm xúc và việc lôi cuốn cảm xúc có thể sẽ rất thành công nếu được sử dụng hợp lý và với thương hiệu phù hợp. Việc sử dụng cảm xúc trong quảng cáo cần trải qua tất cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực, bao gồm những lôi cuốn về sự lãng mạn, hoài cổ, lòng trắc ẩn, hứng thú, niềm vui, nỗi sợ hãi, cảm giác tội lỗi, ghê tởm, và hối tiếc.
Nội dung liên quan
Thanh Tường