Các kiểu setup tiệc, hội trường, hội thảo thường gặp là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Auditorium/Theater Style (kiểu hội trường/ rạp hát) Đây là kiểu bố trí dùng trong trường hợp số lượng người tham gia nhiều và không cần ghi chép. Đối với kiểu sắp xếp này, chỉ setup ghế và ghế được xếp liền nhau thành nhiều dãy hướng về phía sân khấu. Ưu điểm: • Kiểu này có ưu điểm về số lượng người tham dự. Nhược điểm: • Hạn chế tầm nhìn người ngồi phía sau; • Di chuyển của người tham dự dễ gặp khó khăn; • Không hỗ trợ việc ghi chép. 2. Schoolroom Style (kiểu lớp học) Kiểu setup này dùng trong trường hợp số lượng người tham gia tương đối lớn, cần ghi chép. Ưu điểm: • Tạo điều kiện thuận lợi để người tham dự giao tiếp nhiều chiều; • Thuận tiện trong ghi chép. Nhược điểm: • Chiếm nhiều diện tích không gian hơn Auditorium/Theater Style, hạn chế số lượng người tham dự. 3. U – Shape Như tên gọi của kiểu set up này, bàn ghế được sắp xếp theo hình chữ U, người tham dự hướng vào phía trong chữ U. Ưu điểm: • Có vị trí tiêu điểm cho người trình bày; • Người trình bày có thể tương tác và tiếp cận với người nghe dễ dàng; • Người tham dự có thể đối mặt (face-to-face) với nhau, thuận lợi để giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, tạo sự kết nối. Nhược điểm: • Khoảng không gian bên trong chữ U chiếm diện tích, hạn chế chỗ ngồi. 4. V – Shape Kiểu bố trí V-Shape tương đối giống U- Shape. Bàn dài được xếp thành hình chữ V, ghế được đặt dọc theo cạnh ngoài chữ V, khách tham dự ngồi hướng vào bên trong. Kiểu sắp xếp này tạo cho phòng họp một vị trí trung tâm tiêu điểm (đáy chữ V), thường là vị trí của chủ tọa. Một số trường hợp ở đáy chữ V được đặt thêm một bàn tròn để tăng số lượng chỗ ngồi ở vị trí trung tâm. Kiểu bố trí này thường có nhược điểm về hiệu suất chỗ ngồi trong không gian và mức độ tập trung không cao ở những vị trí cuối hai đầu chữ V. 5. Circle Bàn ghế được sắp xếp thành vòng tròn, thường rỗng ở giữa. Ưu điểm: • Sự tương tác được nâng cao, toàn bộ người tham dự có thể đối mặt với nhau; • Thuận tiện để phục vụ thức ăn nhẹ và nước uống; • Dễ thảo luận. Nhược điểm: • Hạn chế công suất chỗ ngồi; • Không tạo vị trí tiêu điểm để trình bày vấn đề; • Một số trường hợp tạo nên sự phân biệt hoặc đối lập giữa các bên tham gia. 6. Hollow Square Kiểu sắp xếp này tương tự với Circle, tuy nhiên có 4 mặt, bàn được sắp xếp thành hình chữ nhật khép kín, ghế được đặt xung quanh và người tham dự hướng mặt vào bên trong. Hollow Square tạo sự bình đẳng trong đối thoại giữa các thành viên tham dự, đồng thời đó cũng là nhược điểm trong một số trường hợp do không có vị trí tiêu điểm cho cho người trình bày. 7. Boardroom Phổ biến trong các cuộc họp nhỏ, họp giao ban. Kiểu setup này là một phiên bản khác của Hollow Square. Chỉ có một dãy bàn dài và rộng ở giữa, người tham dự ngồi ở 2 bên cạnh dài của bàn, đối mặt với nhau, một số trường hợp có thể bố trí thêm 2 ghế ở vị trí đầu và cuối bàn. Ưu điểm: • Khuyến khích sự tương tác của người tham dự Nhược điểm: • Không tạo vị trí trình bày tiêu điểm, ở vị trí cuối hàng thường khó tập trung; • Người tham dự ở vị trí đối mặt. Trong trường hợp là buổi thương thuyết giữa các doanh nghiệp (đơn vị), có thể tượng trưng cho sự đối đầu, tạo không khí căng thẳng. 8. Oval Boardroom Kiểu bố trí này sử dụng bàn xếp thành hình Oval. Tương tự với cách sắp xếp Hollow Square, tuy nhiên, bàn không được bố trí tạo cạnh hình chữ nhật, điều này hạn chế khoảng cách giữa các thành viên ở hai cạnh bàn liền kề. Kiểu bố trí này có ưu điểm hơn Circle để thu hẹp được khoảng cách ở một số vị trí. 9. Banquet Style (Round tables/ Ballroom) Kiểu bố trí này phù hợp với các đêm trao giải, các sự kiện cá nhân như tiệc kỷ niệm, tiệc cưới,…. Bàn được chọn trong kiểu bố trí này là bàn tròn. Người tham gia ngồi thành từng bàn. Thường bố trí thành bàn từ 6 -8 ghế. Ở tiệc thường thấy ở Việt Nam, mỗi bàn được bố trí khoảng 10 ghế. Ưu điểm: • Thu hẹp khoảng cách giữa thành viên trong cùng bàn, nâng cao sự tương tác; • Thuận tiện trong việc phục vụ đồ ăn và thức uống. Nhược điểm: • Thành viên giữa các bàn không hoàn toàn tương tác được với nhau; • Không gian dễ bị mất tập trung với số lượng và không gian lớn; • Cần sự hỗ trợ về thiết bị khuếch đại âm. 10. Cabaret (Crescent Rounds) Một biến thể của Banquet Style. Bàn được sử dụng cũng là bàn tròn; tuy nhiên, người tham dự ngồi thành bàn tạo thành vòng cung (hình tròn hở). Kiểu này có ưu điểm hơn khi tạo tiêu điểm cho vị trí trình bày, nhưng cũng có nhược điểm vì hạn chế công suất chỗ ngồi so với kiểu nguyên bản. 11. Cocktail Phổ biến trong các bữa tiệc nhẹ, sang trọng. Kiểu setup này mang tính tự do cao. Không bố trí bàn hay ghế cho người tham gia, chỉ sử dụng bàn dài ở vị trí cạnh hoặc góc phòng để bày đồ ăn và một số thức uống. Trong một số trường hợp có bố trí bàn tròn chân cao, tiết diện nhỏ ở một số vị trí để khách tham dự đặt thức uống. Ưu điểm: • Sử dụng hiệu quả không gian, số lượng người tham gia nhiều; • Người tham dự dễ dàng tiếp cận và tương tác với người khác; • Tạo sự tự do và thoải mái cho buổi tiệc. Nhược điểm: • Người tham dự không có vị trí ngồi nghỉ ngơi; • Chỉ phục vụ với tiệc nhẹ; • Cần lưu ý về không gian và số lượng người tham dự để không quá đà trong việc sử dụng quá tải sức chứa của không gian, gây mất thoải mái cho khách tham dự. 12. T – Shape Kiểu bố trí này thường được sử dụng trong các bữa tiệc tối, bàn được sắp xếp thành hình chữ T (được tạo thành bởi một dãy ngang và một dãy dọc). Ghế được đặt ở cạnh trên dãy ngang và hai cạnh của dãy dọc. Trong một số trường hợp, người sắp xếp có thể đặt thêm ghế ở các vị trí trống còn lại quanh chữ T theo yêu cầu. Ưu điểm: • Tạo sự phân biệt giữa vị trí của chủ buổi tiệc và khách; • Cách bố trí mang nét hiện đại. Nhược điểm: • Hạn chế số lượng khách mời; • Một số vị trí khó trao đổi với nhau
Trả lời
Auditorium/Theater Style (kiểu hội trường/ rạp hát) Đây là kiểu bố trí dùng trong trường hợp số lượng người tham gia nhiều và không cần ghi chép. Đối với kiểu sắp xếp này, chỉ setup ghế và ghế được xếp liền nhau thành nhiều dãy hướng về phía sân khấu. Ưu điểm: • Kiểu này có ưu điểm về số lượng người tham dự. Nhược điểm: • Hạn chế tầm nhìn người ngồi phía sau; • Di chuyển của người tham dự dễ gặp khó khăn; • Không hỗ trợ việc ghi chép. 2. Schoolroom Style (kiểu lớp học) Kiểu setup này dùng trong trường hợp số lượng người tham gia tương đối lớn, cần ghi chép. Ưu điểm: • Tạo điều kiện thuận lợi để người tham dự giao tiếp nhiều chiều; • Thuận tiện trong ghi chép. Nhược điểm: • Chiếm nhiều diện tích không gian hơn Auditorium/Theater Style, hạn chế số lượng người tham dự. 3. U – Shape Như tên gọi của kiểu set up này, bàn ghế được sắp xếp theo hình chữ U, người tham dự hướng vào phía trong chữ U. Ưu điểm: • Có vị trí tiêu điểm cho người trình bày; • Người trình bày có thể tương tác và tiếp cận với người nghe dễ dàng; • Người tham dự có thể đối mặt (face-to-face) với nhau, thuận lợi để giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, tạo sự kết nối. Nhược điểm: • Khoảng không gian bên trong chữ U chiếm diện tích, hạn chế chỗ ngồi. 4. V – Shape Kiểu bố trí V-Shape tương đối giống U- Shape. Bàn dài được xếp thành hình chữ V, ghế được đặt dọc theo cạnh ngoài chữ V, khách tham dự ngồi hướng vào bên trong. Kiểu sắp xếp này tạo cho phòng họp một vị trí trung tâm tiêu điểm (đáy chữ V), thường là vị trí của chủ tọa. Một số trường hợp ở đáy chữ V được đặt thêm một bàn tròn để tăng số lượng chỗ ngồi ở vị trí trung tâm. Kiểu bố trí này thường có nhược điểm về hiệu suất chỗ ngồi trong không gian và mức độ tập trung không cao ở những vị trí cuối hai đầu chữ V. 5. Circle Bàn ghế được sắp xếp thành vòng tròn, thường rỗng ở giữa. Ưu điểm: • Sự tương tác được nâng cao, toàn bộ người tham dự có thể đối mặt với nhau; • Thuận tiện để phục vụ thức ăn nhẹ và nước uống; • Dễ thảo luận. Nhược điểm: • Hạn chế công suất chỗ ngồi; • Không tạo vị trí tiêu điểm để trình bày vấn đề; • Một số trường hợp tạo nên sự phân biệt hoặc đối lập giữa các bên tham gia. 6. Hollow Square Kiểu sắp xếp này tương tự với Circle, tuy nhiên có 4 mặt, bàn được sắp xếp thành hình chữ nhật khép kín, ghế được đặt xung quanh và người tham dự hướng mặt vào bên trong. Hollow Square tạo sự bình đẳng trong đối thoại giữa các thành viên tham dự, đồng thời đó cũng là nhược điểm trong một số trường hợp do không có vị trí tiêu điểm cho cho người trình bày. 7. Boardroom Phổ biến trong các cuộc họp nhỏ, họp giao ban. Kiểu setup này là một phiên bản khác của Hollow Square. Chỉ có một dãy bàn dài và rộng ở giữa, người tham dự ngồi ở 2 bên cạnh dài của bàn, đối mặt với nhau, một số trường hợp có thể bố trí thêm 2 ghế ở vị trí đầu và cuối bàn. Ưu điểm: • Khuyến khích sự tương tác của người tham dự Nhược điểm: • Không tạo vị trí trình bày tiêu điểm, ở vị trí cuối hàng thường khó tập trung; • Người tham dự ở vị trí đối mặt. Trong trường hợp là buổi thương thuyết giữa các doanh nghiệp (đơn vị), có thể tượng trưng cho sự đối đầu, tạo không khí căng thẳng. 8. Oval Boardroom Kiểu bố trí này sử dụng bàn xếp thành hình Oval. Tương tự với cách sắp xếp Hollow Square, tuy nhiên, bàn không được bố trí tạo cạnh hình chữ nhật, điều này hạn chế khoảng cách giữa các thành viên ở hai cạnh bàn liền kề. Kiểu bố trí này có ưu điểm hơn Circle để thu hẹp được khoảng cách ở một số vị trí. 9. Banquet Style (Round tables/ Ballroom) Kiểu bố trí này phù hợp với các đêm trao giải, các sự kiện cá nhân như tiệc kỷ niệm, tiệc cưới,…. Bàn được chọn trong kiểu bố trí này là bàn tròn. Người tham gia ngồi thành từng bàn. Thường bố trí thành bàn từ 6 -8 ghế. Ở tiệc thường thấy ở Việt Nam, mỗi bàn được bố trí khoảng 10 ghế. Ưu điểm: • Thu hẹp khoảng cách giữa thành viên trong cùng bàn, nâng cao sự tương tác; • Thuận tiện trong việc phục vụ đồ ăn và thức uống. Nhược điểm: • Thành viên giữa các bàn không hoàn toàn tương tác được với nhau; • Không gian dễ bị mất tập trung với số lượng và không gian lớn; • Cần sự hỗ trợ về thiết bị khuếch đại âm. 10. Cabaret (Crescent Rounds) Một biến thể của Banquet Style. Bàn được sử dụng cũng là bàn tròn; tuy nhiên, người tham dự ngồi thành bàn tạo thành vòng cung (hình tròn hở). Kiểu này có ưu điểm hơn khi tạo tiêu điểm cho vị trí trình bày, nhưng cũng có nhược điểm vì hạn chế công suất chỗ ngồi so với kiểu nguyên bản. 11. Cocktail Phổ biến trong các bữa tiệc nhẹ, sang trọng. Kiểu setup này mang tính tự do cao. Không bố trí bàn hay ghế cho người tham gia, chỉ sử dụng bàn dài ở vị trí cạnh hoặc góc phòng để bày đồ ăn và một số thức uống. Trong một số trường hợp có bố trí bàn tròn chân cao, tiết diện nhỏ ở một số vị trí để khách tham dự đặt thức uống. Ưu điểm: • Sử dụng hiệu quả không gian, số lượng người tham gia nhiều; • Người tham dự dễ dàng tiếp cận và tương tác với người khác; • Tạo sự tự do và thoải mái cho buổi tiệc. Nhược điểm: • Người tham dự không có vị trí ngồi nghỉ ngơi; • Chỉ phục vụ với tiệc nhẹ; • Cần lưu ý về không gian và số lượng người tham dự để không quá đà trong việc sử dụng quá tải sức chứa của không gian, gây mất thoải mái cho khách tham dự. 12. T – Shape Kiểu bố trí này thường được sử dụng trong các bữa tiệc tối, bàn được sắp xếp thành hình chữ T (được tạo thành bởi một dãy ngang và một dãy dọc). Ghế được đặt ở cạnh trên dãy ngang và hai cạnh của dãy dọc. Trong một số trường hợp, người sắp xếp có thể đặt thêm ghế ở các vị trí trống còn lại quanh chữ T theo yêu cầu. Ưu điểm: • Tạo sự phân biệt giữa vị trí của chủ buổi tiệc và khách; • Cách bố trí mang nét hiện đại. Nhược điểm: • Hạn chế số lượng khách mời; • Một số vị trí khó trao đổi với nhau