Các kiểu quan hệ chủ yếu của ngôn ngữ ?
kiến thức chung
Trong ngôn ngữ có 2 quan hệ chủ yếu, đó là quan hệ ngang hay còn gọi là quan hệ tuyến tính và quan hệ dọc hay còn gọi là quan hệ liên tưởng.
- Quan hệ tuyến tính là mối quan hệ nối kết giữa các đơn vị ngôn ngữ khi đi vào hoạt động giao tiếp. Nó liên kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn: liên kết các âm vị để tạo thành hình vị, liên kết các hình vị để tạo thành từ , liên kết các từ để tạo thành câu, liên kết các câu để tạo thành văn bản. Tất cả các đơn vị ngôn ngữ đều xuất hiện trên trục ngang, nhưng chỉ có thể nói tới quan hệ ngang giữa các đơn vị cùng loại mà thôi( quan hệ giữa âm vị với âm vị, hình vị với hình vị.)
VD: Từ đất nước được kết nối bởi 2 hình vị đất và nước thì 2 hình vị đó có quan hệ tuyến tính với nhau. Xét trên phương diện nhỏ hơn thì hình vịđất là sự kết hợp của 3 âm vị đ â và t thì 3 âm vị này có quan hệ tuyến tính với nhau. Tuy nhiên chúng ta không thể xét quan hệ đó giữa hình vị đất và âm vị đ vì nó không cùng đơn vị với nhau.
- Quan hệ liên tưởng là quan hệ giữa các yếu tố cùng nhóm chức năng – ngữ nghĩa có thể thay thế được cho nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói. Nghĩa là cùng một chỗ trong lời nói có thể thay thế bằng một loạt các yếu tố đồng loại.Những yếu tố đồng loại đó nằm trong mối quan hệ liên tưởng.
VD: Trong câu : Chú bộ đội rất dũng cảm. Thì thành phần chủ ngữ “ chú bộ đội “ có thể được thay thế bằng “ cô bộ đội” , “ bố” , “mẹ” , “ chú cảnh sát”,.. thì những từ có thể thay thế được như vậy là vì nó có quan hệ liên tưởng với nhau.
Quan hệ tuyến tính là quan hệ giữa các yếu tố hiện hữu trong chuỗi lời nói còn quan hệ dọc là quan hệ với các yếu tố không hiện hữu mà chỉ tồn tại nhờ sự lien tưởng của con người. tuy nhiên giữa quan hệ tuyến tính và quan hệ lien tưởng có mối quan hệ với nahu, mỗi vị trí đều nằm trong mối quan hệ bị quy định bởi chức năng kết hợp và ngữ nghĩa của nó với các yếu tố khác.
Nội dung liên quan
Kim Thùy