Các dạng truyền thông?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Truyền thông là huyết mạch của sinh hoạt nhóm và quyết định sự thành công hay thất bại của nhóm. Vì thật sự hiểu nhau và thông cảm nhau người ta mới tích cực hợp tác. Không ít khi truyền thông cản trở sự vận hành của nhóm khi nó bị tắc nghẽn, hoặc gây hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn. Cũng như nhóm, truyền thông đã trở thành một đối tượng của khoa học và cần có kiến thức về nó mới có thể sử dụng nó như một công cụ hữu hiệu. Truyền thông không chỉ xảy rakhi có kẻ nói người nghe nhưng là một quá trình luôn tiếp diễn trong đời sống của chúng ta. Chúng ta tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài (âm thanh, màu sắc, mùi vị, cảm giác từ tiếp xúc với vật thể...) PTIT 15 và luôn tìm cách để tự lý giải những kích thích ấy. Rồi chúng ta đáp ứng lại. Đáp ứng này có thể được bộc lộ hay thầm kín. Ví dụ một người nghe thuyết trình có thể nhiệt tiệt vỗ tay nhưng một thính giả khác lại không tỏ thái độ gì mặc dù bên trong cũng tán thành. Đáp ứng này dưới cái nhìn của người phát ra thông tin là phản hồi. Do đó truyền thông luôn là một tiến trình hai hay nhiều chiều. Và quá trình này luôn tiếp diễn. Khi nào có yếu tố kích thích và đáp ứng lý giải yếu tố đó là có truyền thông. Ví dụ bạn sực nhớ rằng mình đã quên làm bài cho ngày mai, bạn quyết định ngày mai không đi chơi mà ở nhà làm bài. Bạn tự nói chuyện với bản thân. Đó là truyền thông nội tâm (intra-personal communication). Động tác này diễn ra suốt đời bạn. Truyền thông cá nhân với cá nhân diễn ra giữa hai hay nhiều người (interpersonal communication). Yếu tố cần thiết là giữa họ có sự tương tác mặt giáp mặt. Cả hai đều là nguồn phát và người nhận thông tin. Truyền thông trước công chúng (public communication) là trường hợp từ phía người nói thì chỉ có một hay vài người còn từ phía người nghe thì đông hơn nhiều. Ví dụ như một buổi diễn thuyết, một lớp học. Truyền thông đại chúng (mass communication) là nguồn thông tin công chúng được khuếch đại qua các phương tiện kỹ thuật để truyền bá thật rộng và nhanh. Ví dụ như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet,...
Trả lời
Truyền thông là huyết mạch của sinh hoạt nhóm và quyết định sự thành công hay thất bại của nhóm. Vì thật sự hiểu nhau và thông cảm nhau người ta mới tích cực hợp tác. Không ít khi truyền thông cản trở sự vận hành của nhóm khi nó bị tắc nghẽn, hoặc gây hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn. Cũng như nhóm, truyền thông đã trở thành một đối tượng của khoa học và cần có kiến thức về nó mới có thể sử dụng nó như một công cụ hữu hiệu. Truyền thông không chỉ xảy rakhi có kẻ nói người nghe nhưng là một quá trình luôn tiếp diễn trong đời sống của chúng ta. Chúng ta tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài (âm thanh, màu sắc, mùi vị, cảm giác từ tiếp xúc với vật thể...) PTIT 15 và luôn tìm cách để tự lý giải những kích thích ấy. Rồi chúng ta đáp ứng lại. Đáp ứng này có thể được bộc lộ hay thầm kín. Ví dụ một người nghe thuyết trình có thể nhiệt tiệt vỗ tay nhưng một thính giả khác lại không tỏ thái độ gì mặc dù bên trong cũng tán thành. Đáp ứng này dưới cái nhìn của người phát ra thông tin là phản hồi. Do đó truyền thông luôn là một tiến trình hai hay nhiều chiều. Và quá trình này luôn tiếp diễn. Khi nào có yếu tố kích thích và đáp ứng lý giải yếu tố đó là có truyền thông. Ví dụ bạn sực nhớ rằng mình đã quên làm bài cho ngày mai, bạn quyết định ngày mai không đi chơi mà ở nhà làm bài. Bạn tự nói chuyện với bản thân. Đó là truyền thông nội tâm (intra-personal communication). Động tác này diễn ra suốt đời bạn. Truyền thông cá nhân với cá nhân diễn ra giữa hai hay nhiều người (interpersonal communication). Yếu tố cần thiết là giữa họ có sự tương tác mặt giáp mặt. Cả hai đều là nguồn phát và người nhận thông tin. Truyền thông trước công chúng (public communication) là trường hợp từ phía người nói thì chỉ có một hay vài người còn từ phía người nghe thì đông hơn nhiều. Ví dụ như một buổi diễn thuyết, một lớp học. Truyền thông đại chúng (mass communication) là nguồn thông tin công chúng được khuếch đại qua các phương tiện kỹ thuật để truyền bá thật rộng và nhanh. Ví dụ như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet,...