Các dân tộc Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với ngành Việt Nam học?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mỗi dân tộc sẽ đóng góp một vốn văn hoá vào văn hoá của Việt Nam. Do vậy, nó làm đa dạng và phong phú ngành Việt Nam Học. Mình nghĩ đơn giản là vậy
Trả lời
Mỗi dân tộc sẽ đóng góp một vốn văn hoá vào văn hoá của Việt Nam. Do vậy, nó làm đa dạng và phong phú ngành Việt Nam Học. Mình nghĩ đơn giản là vậy
Việt Nam là một nước đông dân - một nước đa dân tộc và đa ngôn ngữ. Điều này đã làm cho nước ta trở thành một nước có nên văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Các dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ trải dài có hình chữ S. ( Dân tộc được hiểu là một nhóm người có cùng văn hóa ngôn ngữ tạo cho mình một bản sắc riêng ). Việt Nam học là một ngành khoa học cơ bản nghiên cứu về đất nước con người Việt Nam thông qua lịch sử, văn hóa, địa lí, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, sinh hoạt của con người. Các dân tộc Việt Nam liên quan đến các khái niệm về dân tộc, dân tộc học, nhân học, chủng tộc, ngữ hệ và tiêu chí tộc người. Nhiều thành phần dân tộc tạo nên một nền văn hóa đa dạng phong phú. Các dân tộc có những phong tục tập quán riêng, nhu cầu sự sống và giao lưu giữa các dân tộc làm cho bản sắc văn hóa được giao thoa hòa quyện. Ở đó, con người tiếp thu tinh hoa một cách chọn lọc, gắn kết tình làng nghĩa xóm, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Vì mỗi dân tộc là một tế bào của cả dân tộc, vì đặc trưng riêng của từng nhóm người, ngành Việt Nam học sẽ được cung cấp các thông tin từ chính cuộc sống của họ. Để Việt Nam học là phương tiện truyền tải tới thính giả bạn đọc về những nghiên cứa với những điều bạn chưa từng biết đến. Không chỉ trong một khu vực mà tri thức Việt Nam học còn vươn rộng ra toàn lãnh thổ, vươn ra thế giới, quảng bá tới tất cả mọi người về một đất nước tươi đẹp, về những con người mang chất riêng làm nên sự khác biệt nổi bật. Việt Nam học sẽ khai thác về các dân tộc theo bề dày lịch sử, chủng tộc và cách phân loại nhóm theo ngữ hệ. Tiếp đó giới thiệu sơ lược về từng dân tộc về văn hóa sản xuất, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa vật chất. Đặc thù ngành sẽ đưa các dân tộc Việt Nam gắn kết với các dân tộc trên thế giới trên phương diện kinh tế xã hội, về cách phân chia dân tộc theo ngữ hệ và theo tộc người. Tính đa dạng về dân tộc ở Việt Nam, sự tôn trọng tương đồng và dị biệt trong văn hóa các dân tộc sống chung trên đây nước Việt Nam được thể hiện.Con người ta sẽ yêu mến văn hóa của các dân tộc, từ đó hình thành đam mê nghiên cứu và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập mạnh mẽ. Tầm quan trọng của các vấn đề dân tộc trong việc xây dựng đất nước phát triển bền vững làm điều cần thiết. Hình thành và nuôi dưỡng chính kiến đúng đắn đối với các vấn đề dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới. Tóm lại, các dân tộc là một phần nghiên cứu không thể thiếu để khai thác trong ngành Việt Nam học.