Các chuẩn mực đạo đức quy định đối với nhân viên công tác xã hội là gì?
kiến thức chung
Đặc điểm chung của các chuẩn mực đạo đức nghề công tác xã hội được trình bày trong các bản quy điều đạo đức, trong phạm vi khảo sát của chúng tôi đều là sự cụ thể hóa của các nguyên tắc và giá trị; đều được phân chia theo các mối quan hệ xã hội của nhân viên xã hội bao gồm: trách nhiệm đạo đức với khách hàng, trách nhiệm đạo đức với đồng nghiệp, trách nhiệm đạo đức đối với cơ quan làm việc, trách nhiệm đạo đức với tư cách là một nhà công tác xã hội chuyên nghiệp, trách nhiệm đạo đức đối với nghề và trách nhiệm đạo đức đối với xã hội. Mỗi chuẩn mực hành vi đều có những hướng dẫn và chỉ dẫn cụ thể gắn với tình huống nghề nghiệp nhất định. Bản Quy điều đạo đức của NASW gồm 51 lĩnh vực, tình huống với 152 hành vi được quy chuẩn; Bản Quy điều đạo đức của SASW gồm 40 điểm quy định; Bản Quy điều của CASW gồm 28 nguyên tắc cụ thể, không phân chia thành các phạm vi và tình huống. Xin trích dẫn một nhóm yêu cầu cụ thể hóa những năng lực nhận thức và hành vi của nhân viên xã hội đối với sự đa dạng văn hóa và xã hội trong bản của NASW: “Người làm công tác xã hội phải hiểu văn hóa và chức năng của nó trong cách ứng xử của con người và xã hội, và thừa nhận ưu điểm hiện hữu trong tất cả các nền văn hóa. Người làm công tác xã hội phải có một kiến thức căn bản về văn hóa của khách hàng và phải có khả năng chứng tỏ năng lực đó trong những dịch vụ nhạy cảm đối với văn hóa của khách hàng và với sự khác biệt của các nhóm người và các nhóm văn hóa. Người làm công tác xã hội phải tìm cách hiểu và học hỏi về bản chất của tính đa dạng của xã hội và tình trạng áp bức về màu da, chủng tộc, giới tính, tính dục và tuổi tác, tật nguyền về tâm lý hay thể chất” [3].
Đây là những hướng dẫn về nhận thức và hành động cho không chỉ nhân viên công tác xã hội mà còn là những chuẩn mực giúp cho các tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội đánh giá, kiểm soát, bổ sung vào các bản nội quy của mình.
Nội dung liên quan
Bùi Văn Dương