Các biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Các biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản gồm: Núi Phú Sĩ: Đây là ngọn núi linh thiêng và là niềm tự hào từ bao đời nay của người dân đất nước mặt trời mọc. Ngọn núi Phú Sĩ cao chừng 3776m so với mực nước biển là ngọn núi cao nhất đất nước Nhật Bản. Ngọn núi có hình dáng tam giác cân giống như hình chữ bát (số 8) trong tiếng Nhật. Ngọn núi Phú Sĩ được người dân Nhật Bản ví như người con gái đẹp. “Nàng” đã trở thành hình ảnh, cảm hứng sáng tác của biết bao thi nhân trước nay. Hoa anh đào: Hoa anh đào được xem là quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Loài hoa này vô cùng khác lạ bởi cho tới khi hoa rơi, sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Người Nhật Bản, nhất là các võ sĩ đạo đặc biệt yêu thích vẻ tinh khiết, mong manh của bông hoa anh đào. Cuộc đời bông hoa anh đào ngắn ngủi, phù du nhưng lại vô cùng thanh cao, khiêm nhường. Mặc dù bông hoa đó sớm phai tàn nhưng đó lại là nét hấp dẫn đặc biệt, bởi sự tàn lụi vào đúng lúc đỉnh cao rực rõ của mình lại chính là cái đẹp cao cả nhất. Kimono: Kimono ban đầu có nghĩa là quần áo nói chung, nhưng qua thời gian với nhiều thay đổi, giờ đây nó trở thành tên gọi của trang phục truyền thống đất nước Nhật Bản. Theo truyền thống, kimono phải được dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như lanh, bông, lụa. Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng. Cội nguồn của trang phục cổ truyền Nhật Bản có sự pha trộn từ cách ăn mặc của người Trung Hoa, Triều Tiên và Mông Cổ, sau đó được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và lối sống của người dân nơi này. Và đây cũng chính là biểu tượng cho tính cách của người Nhật Bản: học tập và dung hòa những ưu điểm từ văn hóa bên ngoài và biến chúng trờ thành nét đặc biệt của riêng mình. Linh vật truyền thống: Cá chép Koi, chim hạc : Trong truyền thống Nhật Bản, biểu tượng cá chép Koi, được xem là biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của người đàn ông. Hình ảnh này thường được treo vào ngày lễ Koinobori mùng 5 tháng 5 dành cho các bé trai với mong muốn các bé trai trưởng thành khỏe mạnh và sự nghiệp trương lai sẽ thành danh như cá chép hóa rồng. Cờ cá chép Koi thường có 3 màu là Đen, Đỏ và Xanh. Màu đen mang lại cảm giác an toàn, vững chắc như trụ cột gia đình (Daikoku-bashira - Đại Hắc Trụ), tức là tượng trưng cho Bố. Màu đỏ tượng trưng cho Mẹ, đem lại cảm giác ấm áp, như người mẹ chăn con, bao bọc gia đình. Còn màu xanh như trồi non mỗi ngày một khôn lớn, tượng trưng cho Con cái. Ba con cá chép như biểu tượng của một gia đình ấm áp, hòa thuận. Bên cạnh đó, với người Nhật, chim Hạc cũng là một biểu tượng văn hóa đặc sắc. Nó xuất hiện trong trang phục cưới của người Nhật và nó biểu tượng cho sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này chính là từ tập tính của loài chim này. Hạc là loài vật chung thủy, khi con trống và con mái kết đôi, chúng sẽ sống bên nhau suốt đời không thay đổi. Đền thờ Phật giáo và Thần đạo: Đất nước Nhật Bản có hai tôn giáo chính đó là Phật giáo và Thần đạo. Mỗi một quận ở Nhật Bản đều có ít nhất một đền thờ. Trước cửa các đền thờ thần đạo ở Nhật, là hình ảnh quen thuộc của cánh cổng sơn đỏ Torii. Một trong những cánh cổng nổi tiếng nhất là cổng đền Miyajima. Cổng đền cao 16m, được làm bằng gỗ long não và được xây dựng nổi trên biển. Mỗi khi thủy triều lên, một phần chân cột đền ngập trong nước biển, vào những ngày thủy triều lớn, nó có thể ngập lên gần máu của cổng đền, tạo nên một cảnh đẹp kỳ thú được xếp là 1trong 3 cảnh đẹp nhất nước Nhật.
Trả lời
Các biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản gồm: Núi Phú Sĩ: Đây là ngọn núi linh thiêng và là niềm tự hào từ bao đời nay của người dân đất nước mặt trời mọc. Ngọn núi Phú Sĩ cao chừng 3776m so với mực nước biển là ngọn núi cao nhất đất nước Nhật Bản. Ngọn núi có hình dáng tam giác cân giống như hình chữ bát (số 8) trong tiếng Nhật. Ngọn núi Phú Sĩ được người dân Nhật Bản ví như người con gái đẹp. “Nàng” đã trở thành hình ảnh, cảm hứng sáng tác của biết bao thi nhân trước nay. Hoa anh đào: Hoa anh đào được xem là quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Loài hoa này vô cùng khác lạ bởi cho tới khi hoa rơi, sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Người Nhật Bản, nhất là các võ sĩ đạo đặc biệt yêu thích vẻ tinh khiết, mong manh của bông hoa anh đào. Cuộc đời bông hoa anh đào ngắn ngủi, phù du nhưng lại vô cùng thanh cao, khiêm nhường. Mặc dù bông hoa đó sớm phai tàn nhưng đó lại là nét hấp dẫn đặc biệt, bởi sự tàn lụi vào đúng lúc đỉnh cao rực rõ của mình lại chính là cái đẹp cao cả nhất. Kimono: Kimono ban đầu có nghĩa là quần áo nói chung, nhưng qua thời gian với nhiều thay đổi, giờ đây nó trở thành tên gọi của trang phục truyền thống đất nước Nhật Bản. Theo truyền thống, kimono phải được dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như lanh, bông, lụa. Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng. Cội nguồn của trang phục cổ truyền Nhật Bản có sự pha trộn từ cách ăn mặc của người Trung Hoa, Triều Tiên và Mông Cổ, sau đó được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và lối sống của người dân nơi này. Và đây cũng chính là biểu tượng cho tính cách của người Nhật Bản: học tập và dung hòa những ưu điểm từ văn hóa bên ngoài và biến chúng trờ thành nét đặc biệt của riêng mình. Linh vật truyền thống: Cá chép Koi, chim hạc : Trong truyền thống Nhật Bản, biểu tượng cá chép Koi, được xem là biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của người đàn ông. Hình ảnh này thường được treo vào ngày lễ Koinobori mùng 5 tháng 5 dành cho các bé trai với mong muốn các bé trai trưởng thành khỏe mạnh và sự nghiệp trương lai sẽ thành danh như cá chép hóa rồng. Cờ cá chép Koi thường có 3 màu là Đen, Đỏ và Xanh. Màu đen mang lại cảm giác an toàn, vững chắc như trụ cột gia đình (Daikoku-bashira - Đại Hắc Trụ), tức là tượng trưng cho Bố. Màu đỏ tượng trưng cho Mẹ, đem lại cảm giác ấm áp, như người mẹ chăn con, bao bọc gia đình. Còn màu xanh như trồi non mỗi ngày một khôn lớn, tượng trưng cho Con cái. Ba con cá chép như biểu tượng của một gia đình ấm áp, hòa thuận. Bên cạnh đó, với người Nhật, chim Hạc cũng là một biểu tượng văn hóa đặc sắc. Nó xuất hiện trong trang phục cưới của người Nhật và nó biểu tượng cho sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này chính là từ tập tính của loài chim này. Hạc là loài vật chung thủy, khi con trống và con mái kết đôi, chúng sẽ sống bên nhau suốt đời không thay đổi. Đền thờ Phật giáo và Thần đạo: Đất nước Nhật Bản có hai tôn giáo chính đó là Phật giáo và Thần đạo. Mỗi một quận ở Nhật Bản đều có ít nhất một đền thờ. Trước cửa các đền thờ thần đạo ở Nhật, là hình ảnh quen thuộc của cánh cổng sơn đỏ Torii. Một trong những cánh cổng nổi tiếng nhất là cổng đền Miyajima. Cổng đền cao 16m, được làm bằng gỗ long não và được xây dựng nổi trên biển. Mỗi khi thủy triều lên, một phần chân cột đền ngập trong nước biển, vào những ngày thủy triều lớn, nó có thể ngập lên gần máu của cổng đền, tạo nên một cảnh đẹp kỳ thú được xếp là 1trong 3 cảnh đẹp nhất nước Nhật.