Các biện pháp cải thiện suy giãn tĩnh mạch không dùng thuốc

  1. Sức khoẻ

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, thường xuất hiện ở chân, một số trường hợp thấy cả ở âm hộ hoặc trực tràng (bệnh trĩ). Nguyên nhân chủ yếu là do các van trong tĩnh mạch bị suy yếu hoặc tổn thương, hoạt động bất thường khiến quá trình lưu thông máu trở về tim bị trì trệ, ứ đọng, gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức xung quanh. Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người bị béo phì, người có đặc thù công việc phải đứng nhiều, ít di chuyển…

Trong thời gian đầu, bệnh lý không có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ mang lại cảm giác hơi khó chịu, nhức mỏi, nặng chân hoặc ngứa, nóng ran tại vùng da bị giãn tĩnh mạch, đặc biệt là vào cuối ngày. Tĩnh mạch màu tím hoặc xanh có thể nổi lên xoắn hoặc phồng gây mất thẩm mỹ. Nếu bệnh diễn biến nặng hơn, da xuất hiện những vết bầm tím, lở loét, thậm chí là hoại tử. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và các hoạt động hàng ngày.

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, để cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể áp dụng một số hướng dẫn sau:

Đeo vớ y khoa

Đeo vớ y khoa đã được nhiều nghiên cứu khẳng định về hiệu quả trong phòng và điều trị giãn tĩnh mạch. Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí phẫu thuật mạch máu và nội mạch Châu Âu năm 2018 cho thấy tình trạng sưng đau, nhức mỏi ở người bị giãn tĩnh mạch được cải thiện rõ rệt sau khi sử dụng vớ y khoa 1 tuần.

Vớ y khoa hoạt động theo cơ chế tạo ra áp lực giảm dần đều từ phía cổ chân lên đến đùi. Nếu áp lực giảm không đều hoặc áp lực ở phía trên cao hơn phía dưới sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây phù chân, đau nhức. Do đó, trong quá trình sử dụng, bạn cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của cơ thể để kịp thời chuyển sang loại vớ khác cho phù hợp.

Bổ sung dinh dưỡng

Chuyên gia khuyến cáo bạn cần kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu flavonoid, kali, chất xơ...

Thực phẩm giàu kali

Thực phẩm giàu natri tăng khả năng giữ nước của cơ thể và làm trầm trọng thêm tình trạng phù chân ở người bị giãn tĩnh mạch. Vì vậy, bạn cần loại bỏ thực phẩm giàu natri ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Thay vào đó, bạn nên thực hiện chế độ ăn nhạt, ít muối và tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali.

Một số thực phẩm giàu kali có thể kể đến là khoai tây, hạnh nhân, đậu lăng, cá hồi, cá ngừ, măng tây, bông cải xanh, cam, bơ,...

Thực phẩm giàu chất xơ

Khi bị táo bón, cơ bụng cần hoạt động nhiều và mạnh hơn bình thường để tống phân ra ngoài cơ thể. Điều này làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chi dưới và khiến tĩnh mạch bị giãn rộng hơn. Vì vậy, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tránh xảy ra tình trạng táo bón.

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm dâu tây, lê, bơ, táo, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, đậu hà lan, yến mạch,...

Thực phẩm giàu flavonoid

Favonoid là thành phần tiềm năng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch có tác dụng cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng máu bị ứ đọng đồng thời tăng sức bền thành mạch và làm giảm nguy cơ bị xơ vữa, giãn tĩnh mạch.

Thực phẩm giàu flavonoid mà bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày bao gồm ớt chuông, rau bina, bông cải xanh, nho, táo, việt quất,...

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần lưu ý:

  • Tránh ngồi lâu trong thời gian dài: Ngồi một chỗ trong thời gian dài hoặc ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân làm cản trở quá trình lưu thông máu. Bạn cần thường xuyên vận động, đi lại giúp đảm bảo quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn.
  • Hạn chế đi giày cao gót: Thay vì đi những đôi giày cao gót, bạn có thể tham khảo giày đế thấp từ 3 - 5cm, giày thể thao hoặc xăng-đan, nhờ đó mang lại cảm giác thoải mái cho đôi chân.
  • Không mặc quần áo bó sát cơ thể: Quần áo bó sát làm tăng áp lực lên tĩnh mạch và làm nặng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch. Bạn nên lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Kê cao chân khi nằm: Điều này giúp quá trình máu về tim diễn ra thuận lợi hơn, giảm nguy cơ ứ đọng máu.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý; tránh thừa cân, béo phì
  • Hạn chế tắm nước nóng, không massage bằng dầu nóng lên vùng bị giãn tĩnh mạch.
Từ khóa: 

suygiantinhmach

,

sức khoẻ

Có thể bạn quan tâm: 

https://dulcit.vn/tai-sao-bi-gian-tinh-mach-chan-376/
Trả lời

Có thể bạn quan tâm: 

https://dulcit.vn/tai-sao-bi-gian-tinh-mach-chan-376/