Các bảng xếp hạng Đại học có phải là khuôn vàng thước ngọc ?
Theo mình, bản thân việc xếp hạng nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo trung thực, khách quan để phục vụ cộng đồng, phục vụ người học, phục vụ xã hội trong việc đánh giá và lựa chọn trường đại học; tạo ra "sân chơi" bình đẳng, công khai, định lượng, khả tín giữa các trường đại học để không ngừng nâng cao chất lượng đại học.
Các bảng xếp hạng được coi là có uy tín cao hiện nay đều được xây dựng để xếp hạng cho trường đại học Âu - Mỹ và các trường đại học ở châu lục khác nhưng theo mô hình Âu - Mỹ (như Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore), theo tiêu chí "university" của thế giới.
Tuy nhiên, theo mình thấy khi đặt vào giáo dục bậc đại học ở Việt Nam, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại: Trường công, trường tư thục, trường dân lập, trường có yếu tố nước ngoài, trường hoàn toàn của nước ngoài; trường công lại chia ra trường tự chủ, trường chưa tự chủ, trường quốc gia, trường vùng, trường đại học, học viện,…. Vì thế, các loại trường đại học này đang được đối xử không công bằng cả về quy định quản trị, quản lý và tiền bạc, đầu tư. Có trường được Nhà nước đầu tư hàng năm cả nghìn tỷ đồng (không tính đầu tư xây dựng cơ bản), đếm đầu sinh viên ăn tiền. Trong khi đó, có trường không nhận được xu nào từ Nhà nước để chi cho thường xuyên và chi đầu tư (trường tự chủ hoàn toàn).
Việc xếp hạng có mang lại ảnh hưởng tích cực nhiều hơn là tiêu cực cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam ? Bời vì mỗi trường đều mang những sứ mạng và mục tiêu khác nhau, phục vụ cho nhu cầu khác nhau của xã hội, vì vậy dùng chung một thước đo liệu có ổn?
Linhhalav