Các bạn thấy nhiều người nửa đệm tiếng anh, nửa đệm tiếng việt trong khi sinh ra và lớn lên tại VN như thế nào,?

  1. Phong cách sống

  2. Giáo dục

  3. Văn hóa

  4. Tư duy

😒

Từ khóa: 

phong cách sống

,

giáo dục

,

văn hóa

,

tư duy

Câu trả lời ngắn là không thích, mặc dù mình không phải là người cứng nhắc theo quy phạm văn pháp (prescriptivism). Thực sự chuyện này chẳng có đúng sai, chỉ là quan điểm cá nhân. Ví dụ mình thấy trộn Latin khi đang nói tiếng Anh là vui, và đôi khi mình quá lố nhiều người có bình phẩm. Mình không thấy khó chịu với bản thân mình khi làm điều đó.

Nhưng tiếng Việt thì mình không muốn trộn tiếng Anh. Mình sống ở nước ngoài 10 năm nhưng hầu như không bao giờ trộn khi nói tiếng Việt. Điều này khó chứ không dễ, cần phải luyện tập. Chính vì thế mình nghĩ có thể có 3 lý do sau mà họ lại trộn Anh khi đang nói tiếng Việt:

  1. Không chú ý đến nên lười luyện tập (thực sự phải để tâm là luyện tập. Nói trộn dễ hơn là không trộn)
  2. Muốn tỏ ra ngầu (mình thấy trộn Latin hay Hy Lạp thì ngầu 😄, trộn tiếng Anh không ngầu 🙃)
  3. Trình độ ngôn ngữ còn thấp nên mới không biết nhiều từ vựng hay cách diễn đạt tiếng Việt cho đúng. Nhiều khi trộn Anh-Việt mà trình cả 2 ngôn ngữ đều thấp luôn 😅

Cần phải làm rõ lại rằng chẳng có bên nào là đúng tuyệt đối. Tiếng Việt cũng đã và đang và sẽ luôn thay đổi rồi. Mình không hề có chủ trương loại các từ mượn Pháp hay Hán Việt ra khỏi tiếng Việt, vậy thì hà cớ chi mình phải loại tiếng Anh ra? Sở thích cá nhân thôi 😉

Trả lời

Câu trả lời ngắn là không thích, mặc dù mình không phải là người cứng nhắc theo quy phạm văn pháp (prescriptivism). Thực sự chuyện này chẳng có đúng sai, chỉ là quan điểm cá nhân. Ví dụ mình thấy trộn Latin khi đang nói tiếng Anh là vui, và đôi khi mình quá lố nhiều người có bình phẩm. Mình không thấy khó chịu với bản thân mình khi làm điều đó.

Nhưng tiếng Việt thì mình không muốn trộn tiếng Anh. Mình sống ở nước ngoài 10 năm nhưng hầu như không bao giờ trộn khi nói tiếng Việt. Điều này khó chứ không dễ, cần phải luyện tập. Chính vì thế mình nghĩ có thể có 3 lý do sau mà họ lại trộn Anh khi đang nói tiếng Việt:

  1. Không chú ý đến nên lười luyện tập (thực sự phải để tâm là luyện tập. Nói trộn dễ hơn là không trộn)
  2. Muốn tỏ ra ngầu (mình thấy trộn Latin hay Hy Lạp thì ngầu 😄, trộn tiếng Anh không ngầu 🙃)
  3. Trình độ ngôn ngữ còn thấp nên mới không biết nhiều từ vựng hay cách diễn đạt tiếng Việt cho đúng. Nhiều khi trộn Anh-Việt mà trình cả 2 ngôn ngữ đều thấp luôn 😅

Cần phải làm rõ lại rằng chẳng có bên nào là đúng tuyệt đối. Tiếng Việt cũng đã và đang và sẽ luôn thay đổi rồi. Mình không hề có chủ trương loại các từ mượn Pháp hay Hán Việt ra khỏi tiếng Việt, vậy thì hà cớ chi mình phải loại tiếng Anh ra? Sở thích cá nhân thôi 😉

Cá nhân mình không thích nói chêm lẫn lộn Anh-Việt. Tuy nhiên xung quanh bạn bè mình khá nhiều người nói chuyện kiểu đó, mình thấy cũng không vấn đề gì lắm vì dù sao ngôn ngữ dùng để giao tiếp và người ta hiểu nhau là được. Mình học tiếng Anh để nghe hiểu mọi người nói gì thôi, còn đâu mình thì thích tiếng nào ra tiếng đó nên mình vẫn nói chuyện với mọi người theo cách của mình. Có một bài nói của thầy Nam mình thấy khá là thích, dù hơi gay gắt nhưng mà có nhiều ý mình đồng tình. Bạn có thể tham khảo nhé!