Các bạn nghĩ sao về quan điểm này về vấn đề tôn giáo ở nước ta?
Mấy hôm nay trên báo với MXH rộ lên chủ đề về quả báo, vong báo oán sau một vài phát biểu của các bậc "đại sư", "trụ trì" của một ngôi chùa khá là to. Mềnh có đọc được một cmt của một bạn trên voz (ngôn ngữ có hơi thù địch 1 chút):
"Thay vì tự thân lao động, vận động thể thao, thành tín tử tế, cầu tiến phát triển thì chúng mình lại vào chùa vãn cảnh thắp nhang khấn vái cầu xin an yên, sức khoẻ, tài lộc, hạnh phúc. Chúng mình đã quen thói xin xỏ từ ngàn năm.
Thay vì tạo cảm hứng, giúp đỡ tài lực để anh em họ hàng phát triển, tạo ưu thế cho thế hệ sau, cho một xã văn minh thì chúng mình lại đem tiền đi cúng dường để mong tích đức cho bản thân. *** chúng mình ích kỷ thâm căn cố đế.
Thay vì mạnh mẽ về tinh thần, nhận thức cuộc sống sâu sắc, niềm tin vào bản thân mãnh liệt thì chúng mình lại đi bấu víu vào đức tin để có mục đích sống. Thằng nào sờ vào thì chúng mình giãy đành đạch trù nó khẩu nghiệp. Chúng mình chữa thẹn bằng nguyên thủy đại thừa tiểu thừa bà la môn mặc dù chúng mình có ghi âm đc cc lời họ nói. Chúng mình ngoài mục đích bảo vệ đức tin thì đ có gì khác.
Chúng mình luôn tỏ ra thanh cao thanh tịnh nhưng thực chất chúng mình lại là những cá thể suy thoái về tinh thần. Ai đụng vào chúng mình mạt sát ngay và luôn.
Dân tộc này muốn phát triển thì cần những cá thể mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần. Những cá thể có nhận thức sâu sắc, tri thức khoa học, tâm thế văn minh tử tế.
Một dân tộc đi chùa vãn cảnh cầu xin đủ thứ là một dân tộc bá dơ bần nông mạt hạng vô sỉ. " - isnothing - f33 voz
Các bạn nghĩ sao về quan điểm này?
Dưới đây là link đến mấy bài về vong, nghiệp, quả mà mềnh đề cập:
Vụ cô gái giao gà:
https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khi-nha-chua-mang-nu-sinh-giao-ga-ra-lam-nhuc-663629.ldo
Vụ thu tiền tiễn vong:
văn hóa
,tôn giáo
,phong cách sống
,kiến thức chung
,văn hóa
Mình thì tin vào những chuyện như vong, nghiệp, quả, v.v...nhưng đã lun cảm thấy việc "thương mại hóa" thế giới tâm linh theo cách mà các chùa & nhà thờ làm có gì đó...ko ổn.
Mình dùng từ "ko ổn" vì 1 mặt, các chùa & nhà thờ thực sự cần có các nguồn "thu nhập" để có thể liên tục đc tu bổ. Ngoài ra, xét trên khía cạnh tâm linh, mỗi khi chúng ta dùng tiền bạc & của cải cá nhân để sử dụng cho lợi ích của người khác (trong trường hợp này là các chùa, nhà thờ & những sư, sãi sinh sống trong đó), thì có thể coi như đang tạo ra nghiệp tốt.
Tuy nhiên, mặt khác, cũng cần phải thừa nhận rằng con người, nhất là trong xã hội ngày nay, vốn íu đuối trước tiền bạc & của cải vật chất. Do đó việc các sư, sãi, thầy...lợi dụng lòng tin của người dân để thu về lợi ích cho bản thân là chuyện rất dễ xảy ra. Tu tâm ko dễ. Và mình đã từng chứng kiến rất nhìu sư thầy, tuy mặc áo cà sa nhưng "2 tay 2 súng" (smartphone lun chứ ko phải đt cục gạch), chạy SH, airblade...nhìn còn sang chảnh hơn người thường.
Cá nhân mình ủng hộ việc tiêu trừ nghiệp xấu bằng cách làm việc chăm chỉ (chịu khó, chịu khổ đề tiêu nghiệp), giúp đời giúp người, làm từ thiện...hơn là cúng dường hoặc chi tiền để "trừ vong" các kiểu. Như thế hợp với quan điểm Phật giáo hơn. :-)
Woo Map
Mình thì tin vào những chuyện như vong, nghiệp, quả, v.v...nhưng đã lun cảm thấy việc "thương mại hóa" thế giới tâm linh theo cách mà các chùa & nhà thờ làm có gì đó...ko ổn.
Mình dùng từ "ko ổn" vì 1 mặt, các chùa & nhà thờ thực sự cần có các nguồn "thu nhập" để có thể liên tục đc tu bổ. Ngoài ra, xét trên khía cạnh tâm linh, mỗi khi chúng ta dùng tiền bạc & của cải cá nhân để sử dụng cho lợi ích của người khác (trong trường hợp này là các chùa, nhà thờ & những sư, sãi sinh sống trong đó), thì có thể coi như đang tạo ra nghiệp tốt.
Tuy nhiên, mặt khác, cũng cần phải thừa nhận rằng con người, nhất là trong xã hội ngày nay, vốn íu đuối trước tiền bạc & của cải vật chất. Do đó việc các sư, sãi, thầy...lợi dụng lòng tin của người dân để thu về lợi ích cho bản thân là chuyện rất dễ xảy ra. Tu tâm ko dễ. Và mình đã từng chứng kiến rất nhìu sư thầy, tuy mặc áo cà sa nhưng "2 tay 2 súng" (smartphone lun chứ ko phải đt cục gạch), chạy SH, airblade...nhìn còn sang chảnh hơn người thường.
Cá nhân mình ủng hộ việc tiêu trừ nghiệp xấu bằng cách làm việc chăm chỉ (chịu khó, chịu khổ đề tiêu nghiệp), giúp đời giúp người, làm từ thiện...hơn là cúng dường hoặc chi tiền để "trừ vong" các kiểu. Như thế hợp với quan điểm Phật giáo hơn. :-)
Robot
Lưu Niệm Hòa Nhơn
Phật giáo ko phủ nhận thế giới âm, cụ thể là vong. Còn triệu vong đc thì cảnh giới này “uống nước nóng lạnh tự biết”. Ở Việt Nam có hội TIỀM NĂNG CON NGƯỜI do nhà nước cấp phép hoạt động. Bạn nào muốn biết thì tra từ khoá mà mình đã gợi ý.
Trở lại vấn đề Ba Vàng (tắt: 3V) thì sự việc thay vì “chỉnh đốn” trong phạm vi chùa chiền, tức nội bộ, đằng này đã đẩy lên cao trào và thành làn sóng, sau đó PGVN bị quy kết oan và kêu gọi CHẤN HƯNG, một cách giễu cợt lên lãnh đạo GHPGVN, bản thân tôi cho rằng đó là ngôn ngữ và hành vì đốn mạt của báo chí;
Từ 3V bị phơi nhiễm thành mê tín dị đoan, lệch pha chánh pháp gì gì đó, tôi nhận định thế này:
1. Đây là một trận đánh đẹp đáng ghi vào sử sách (theo ĐHC). Việc đánh 3V lây sang đánh PG là việc hơi bị ngạc nhiên. Việc của 3V đâu phải gương mặt tiêu biểu của GHPGVN đâu mà kêu CHẤN HƯNG;
2. Quen nhau trong sáng, quất nhau trong tối là cái TẨM QUẤT lẫn nhau, đó là NỘI CÔNG NGOẠI KÍCH. Một dạng để làm rung chuyển niềm tin PG và sau đó là sân chơi thoáng để cải đạo;
3. Việc đánh 3V, vô hình trung trong mắt nhiêu người, đó là một cái đạo thối nát, ô hợp, một tập đoàn đa cấp. Thế thì chân đứng ko còn, sự tiêu vong của PG buộc phải “nhượng địa” cho cuộc chơi mới- tôn giáo cũ mà mới, đó là TL; GIẬU ĐỔ BÌM LEO là chuyện thường tình của thế gian;
4. Nội bộ PGVN mất bình tĩnh, xử lý khủng hoảng kém, một cái bẫy chờ sẵn (y như CA THANH HOÁ quăng lưới bắt lái xe), thế là nội bộ như con thiêu thân. Giờ đây là vết bầm thấu xương. Tôi cho rằng đó là ĐẠI ĐỊA CHẤN, một PHÁP NẠN ko thua gì 1963;
Bản thân tôi khá am hiểu về kinh tạng Nam Bắc truyền, lý giải đc văn hoá- tín ngưỡng. Thế nhưng sự việc 3V là ko phải để thi triển: “tín ngưỡng và mê tín”, mà tôi thấy cánh tay dài của kẻ thứ 3 thò vào. Và bây giờ nói đến tín ngưỡng hay mê tín gì gì về 3V cũng là cái bẫy.
Sự việc 3V, theo đó TTM chỉ là con mồi ngơ ngác trong móng vuốt của con hổ nằm vùng.
Nguyễn Quang Vinh
Mỗi ng mỗi đức tin, bạn ấy ko có đức tin thì bạn ấy cứ việc nói vậy, tuy ko sai, nhưng theo mình ko đúng. Bạn ấy chỉ đứng về mặt thuần khoa học để nói nên bạn ấy chỉ đúng 1 nửa là vậy.
Bạn ấy sai vì câu này: "Một dân tộc đi chùa vãn cảnh cầu xin đủ thứ là một dân tộc bá dơ bần nông mạt hạng vô sỉ."
Thứ nhất bạn ấy có thoát ly bôi xóa thế nào thì bạn ấy vẫn là cái dân tộc mà bạn ấy nhắc đến.
Cái sai nữa là kiến thức bạn có hạn nhưng bạn lại nói lời cao siêu quá. Ng Việt nhiều lắm cũng 2 tuần, vào rằm, mồng 1 mới đi chùa lễ Phật nhiều, có ng chỉ đi mỗi mồng 1 Tết. Còn Công giáo thì mỗi sáng chủ nhật, 7 ngày 1 lần. Hồi giáo thì ôi thôi, ngày mấy lần ấy chứ.
Thôi thì nói vậy thôi. 9 ng 10 ý mà.
Còn sự kiện trên mình ko quan tâm lắm. Có thể sư nói, lý thuyết ko sai nhưng sai ng nghe, sai thời điểm nói. Chân lya còn thay đổi theo thời gian mà. Nhưng thôi chưa đọc nên xin miễn bàn vậy. :D
Tống Kim Thanh
Bác Nông Dân
Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy. Tôn giáo tín ngưỡng chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý bởi tính nhân văn, hướng thiện của nó, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng.
Tuy nhiên, không ít bộ phận làm sai lệch đi sự trong sáng của những giá trị trên.
An Pham Xuan
Cái vấn đề là chúng ta hiểu sai tôn giáo. Bản chất tất cả quy tụ là tu tâm dưỡng tính. Đi chùa thực tế là ko cần thiết. Bằng chứng là Phật giáo nguyên thủy các nhà sư xin ăn, ở tịnh xá chứ ko ở chùa.
Cầu thần phật là chỉ khi mình đã làm hết sức mình, luôn hành thiện mà vẫn xui xẻo không gặp thời nên mới cầu. Cầu khấn cũng giúp phát triển tâm linh kiểu cầu để giúp mình có nội tâm trong sáng.
Khoa học và chính giáo là 1. Xem creation science của Dr. Kent Hovind