Các bạn nghĩ sao về quan điểm "Chỉ có những người có "năng khiếu" và "kiến thức" về nghệ thuật mới có thể hoạt động và bình phẩm về nó"?

  1. Nghệ thuật

Hầu hết chúng ta luôn vẽ ra một ranh giới giữa những gì "thuộc về nghệ thuật" và "không thuộc về nghệ thuật", cũng như giữa những ai là "nghệ sĩ" và "không phải là nghệ sĩ". Ranh giới này được thể hiện qua việc chỉ có một số người mới có "khả năng" bình phẩm và hoạt động nghệ thuật "đúng nghĩa", còn những "người khác" thì hoàn toàn bất lực. Các bạn nghĩ sao về điều này?

https://cdn.noron.vn/2021/01/07/919049283420663-1610007080_1024.jpg
Từ khóa: 

nghệ thuật

,

đời sống

,

cảm thụ

,

nghệ thuật

mình bổ sung thêm 1 chi tiết nhỏ là nghệ thuật - chủ đề bạn đang nói thì rất lớn. cụ thể bạn muốn nói về ngành nào ? vì mỗi ngành nghề sẽ có cách làm, góc nhìn ,đánh giá khác nhau. hơn hết nghệ thuật là vẻ đẹp cũng như tồn tại mặt đối lập. nghệ thuật sinh ra từ cuộc sống con người. vì thế mà tất cả có quyền thưởng thức cũng như phê phán, hay không thích 1 bài hát, bức tranh hay bộ phim nào đó,... còn về việc phê bình chỉ ra ưu khuyết điểm thì cần chuyên gia, người có chuyên môn kinh nghiệm đánh giá 1 tác phẩm cũng như nhiều ngành nghề khác thôi

Trả lời

mình bổ sung thêm 1 chi tiết nhỏ là nghệ thuật - chủ đề bạn đang nói thì rất lớn. cụ thể bạn muốn nói về ngành nào ? vì mỗi ngành nghề sẽ có cách làm, góc nhìn ,đánh giá khác nhau. hơn hết nghệ thuật là vẻ đẹp cũng như tồn tại mặt đối lập. nghệ thuật sinh ra từ cuộc sống con người. vì thế mà tất cả có quyền thưởng thức cũng như phê phán, hay không thích 1 bài hát, bức tranh hay bộ phim nào đó,... còn về việc phê bình chỉ ra ưu khuyết điểm thì cần chuyên gia, người có chuyên môn kinh nghiệm đánh giá 1 tác phẩm cũng như nhiều ngành nghề khác thôi

Quan điểm của mình là nghệ thuật không thể tách rời tính thực hành của nó. Bạn cần có cả kiến thức lẫn thực hành để cảm thụ nghệ thuật. Cảm xúc thì chưa đủ, cảm xúc thay đổi thất thường và không đáng tin, chưa kể cảm xúc là thứ mang tính chủ quan, võ đoán cao. Trong khi đó, nghệ thuật, mặc dù luôn được xếp chung với cảm xúc, cảm hứng, thì bản chất nó chứa đựng nhiều kiến thức và chuẩn mực đã được đúc kết trong đó. Do đó, ban đầu có thể cảm nhận bằng cảm xúc của mình, nhưng qua thời gian, nếu thực sự muốn hiểu nghệ thuật thì việc rèn giũa cả kiến thức lẫn kỹ năng là điều không thể thiếu.

Ví dụ bạn xem một bộ phim đoạt giải Cannes như In the mood for love (2000) của Vương Gia Vệ, bạn có thể cảm thấy chán vì cái sự chậm chạp, bảng lảng trong phim, thậm chí là chán ốm vì bộ phim này có cốt truyện siêu đơn giản. Nhưng vì sao In the mood for love (2000) lại được tán thưởng và có sức sống lâu bền, tức nó vừa được đón nhận bởi giới chuyên môn và khán giả bình dân? Nếu đi sâu vào điện ảnh hoặc đơn giản là có chút ít kiến thức về khung hình hoặc màu sắc hoặc âm nhạc thôi thì người ta dễ dàng nhận ra thứ mà Vương Gia Vệ dùng để kể trong phim không phải là cốt truyện mà là hình ảnh, ánh sáng, góc máy tận dụng tất cả những thứ này để đánh vào cảm xúc của khán giả. Sự bảng lảng, miên man, khó tả, dền dứ của mạch phim chính xác đã lột tả tâm trạng của những kẻ yêu mà không dám nói, không dám tỏ, yêu mà phải giấu kín trong lòng. Tóm lại, nếu như không có kiến thức, dù chỉ chun chút thôi, thì có thể ta sẽ chẳng thấy In the mood for love hay ho gì. Mà kể cả có kiến thức thì cũng vẫn có thể thấy nó chẳng hay, nhưng ít ra bạn biết vì sao có người thấy nó hay.

Mình nghĩ bình luận/ phê bình nghệ thuật thì dành cho những người có chuyên môn, kiến thức hay năng khiếu như bạn nói.

Còn nghệ thuật, tác phẩm được sinh ra vẫn là để phục vụ công chúng (có thể công chúng rộng hoặc hẹp...), nên với những người thưởng thức nghệ thuật mà ko có chuyên môn, thì có thể sử dụng yếu tố "Cảm nhận" chứ k phải phê bình hay bình luận.

Câu hỏi rất thú vị, rất đáng bàn luận! Ý kiến trên không hoàn toàn đúng hay sai. Nó đúng một phần, rằng người nào có kiến thức hơn thì biết hơn để bình phẩm. Nó sai vì (1) không có cách nào phân ra một ranh giới rõ ràng ra ai là người có đủ năng khiếu và kiến thức, ai không; ngoài ra (2) nghệ thuật còn phụ thuộc vào cảm nhận cá nhân.

Chuyên ngành phụ (minor) của mình là Lịch sử Nghệ thuật, và mình cũng vẽ tranh bán, nên tạm cho như mình có chút năng khiếu và chút kiến thức.

Nhưng: (1) Phê bình của mình về một tác phẩm có giá trị không, vì nó rõ ràng là có thể xếp hơn của một người bình thường? Vậy phê bình của một người có bằng tiến sĩ thì sao? Người có lượng năng khiếu và kiến thức thấp đến đâu trong nghệ thuật thì được xếp là người "bình thường"? Đâu là ranh giới để xếp ý kiến của mình có ý nghĩa hay không? Ai là người đặt ra ranh giới ấy?

(2) Như bạn Quang Vinh và mọi người có bình luận, mỗi người đều có thể tham gia và phê bình theo quan điểm cá nhân, vì trong nghệ thuật khó mà có thể nói có một chuẩn đúng khách quan như các ngành khoa học tự nhiên. Trong một lớp nghệ thuật mình được dạy về kiến trúc của trường, mình và một số sinh viên chuyên ngành cực kì không đồng ý với thiết kế đó mặc dù giáo sư rất hào hứng. Giữa các sinh viên chuyên ngành, giáo sư đó có bằng tiến sĩ, và những người bình thường, ý kiến của ai sẽ là đúng? Quay lại tương tự như ý (1), ai là người đặt ra ranh giới, hay tiêu chuẩn?

Vì vậy, người nào càng có nhiều kiến thức và năng khiếu trong mảng nghệ thuật thì ý kiến của họ càng đáng để tham khảo, nhưng không có nghĩa phải mang tính tiêu chuẩn hóa. Mọi người đều có thể tham gia nghệ thuật và phê bình nghệ thuật, nhưng không có nghĩa là ý kiến của họ có mức độ đáng tham khảo cao, càng không thể mang tính tiêu chuẩn.

Nghệ thuật là thứ dựa vào cảm nhận cá nhân. Mà cảm nhận cá nhân thì khác nhau lắm, và hễ là con người thì có cảm nhận, cảm xúc. Nên nếu nói ng ko có năng khiếu hay chuyên môn thì ko thể hoạt động hay bình phẩm về nó thì quá sức chủ quan. Nói vậy thì ng ko có khiếu, ko có chuyên môn thì ko thể hát, ko thể xem tranh hay sao. Vậy ai hát đc là đều có chuyên môn về âm nhạc hết thôi sao. Nên quan điểm trên là ko hợp lý.

Nhưng nói là vậy, ở một mặt nào đó, quan điểm này vẫn có phần đúng. Đối với những người mà hoạt động, bình phẩm của họ có ảnh hưởng đến công chúng, những nhận xét của họ đc phổ biến rộng rãi, như là 1 giám khảo chẳng hạn. Thì việc họ ko có chuyên môn, năng khiếu, nói chung là 1 kiến thức nhất định về mảng nghệ thuật thì có thể tạo ra những áp đặt cá nhân đối với cái nghệ thuật đó. Và ko có thì áp đặt đó có thể sai, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng, tranh cãi.

Do đó, quan điểm trên ko đúng hoàn toàn mà cũng ko sai hoàn toàn. Nó đúng với 1 ng hoạt động chuyên sâu về nghệ thuật nhưng hoàn toàn ko phù hợp với các hoạt động nghệ thuật bình dân.

Mình ko có năng khiếu vẽ, và mình cũng chăng chuyên môn mấy về tranh. Nên nhìn bức tranh kia, mình có thể có những cảm nhận nhất định, vẫn có thể thưởng tranh và thấy nó "bình thường òm". Nhưng nếu mình xem và viết 1 bài phân tích chuyên sâu về bức tranh đó, chẳng nên tý nào cả.

Chào Nguyên, mình nghĩ năng khiếu là lợi thế còn kiến thức là công cụ để làm nghệ thuật. Có các điều kiện trên thì sẽ dễ dàng thực hành hơn. Tuy vậy, trong nghệ thuật thì cảm xúc có vai trò khá quan trọng, mà ai cũng có sẵn- thậm chí cuộc đời mỗi người cũng là một loại nghệ thuật.

Do đó, nghệ thuật thuộc về tất cả mọi người.

Khả năng bình phẩm thì có thể rèn theo thời gian và cảm nhận được tốt, còn năng khiếu là thứ giúp bạn đi sâu vô nghệ thuật và thăng hoa với nó, nếu bạn muốn trở thành một phần của tụi nghệ sĩ bạn phải y hệt tụi nó ! Phải có năng khiếu hết cả, còn bạn học nghệ thuật mà để chơi thì oke thôi, học nghệ thuật ra có nhìu con đường bạn chọn, tùy bạn ! 

Chẳng nhẽ những người không biết nấu phở, chỉ biết ăn phở như mình thì không được phép bình luận phở ngon hay không ngon?

Không hẳn đâu bạn ơi, mình chẳng học trường lớp nào và vẫn nghe nhạc, vẫn cảm thấy hay, cảm thấy vào tai, vào tim như bình thường.

Có vẻ như mọi người thần thánh nghệ thuật quá thì phải, nghệ thuật cũng là phục vụ cuộc sống như kiểu ăn, ngủ, nghỉ vậy có điều nghệ thuật đi sâu vào đời sống tinh thần, giúp ta relax, thư giãn, giúp ta cân bằng và vui vẻ.

Còn nếu lấy đó là thang đo hiểu biết hay tranh cao tranh thấp thì không nên.

sai rồi nha bạn. Nghệ thuật dành cho tất cả mọi người, bất kì thời gian hay không gian nào.