Các bạn nghĩ gì về nhận định sau: "6x, 7x làm cho gia đình, 8x làm cho mình, 9x làm cho thiên hạ"?

  1. Hướng nghiệp

Mình tình cờ nghe được câu nói này, qua bài báo sau:
Đây là nhận định của một chuyên gia tư vấn hướng nghiệp - Phoenix Hồ - tại đại học quốc tế RMIT.
Đại khái bài báo viết về việc hướng nghiệp cho các bạn SV, thường là từ 9x đổ lên. Rằng sự lựa chọn nghề cũng như "trung thành với nghề" của thế hệ 9x rất khác các thế hệ trước.
Nếu thế hệ 6x, 7x...đã sống qua thời chiến và hậu chiến đầy khó khăn, có sức chịu đựng tốt hơn & thường chú tâm làm ăn tích góp, thì 9x không được như thế: dễ chán và dễ từ bỏ, dễ có quyết định nhảy việc. Đổi lại, 9x làm việc thường với lý tưởng cao đẹp, vì thế giới, vì nhân loại...
Các bạn đánh giá nhận định này thế nào? :D
Từ khóa: 

đi làm

,

thế hệ

,

millennials

,

hướng nghiệp

,

hướng nghiệp

Hay là nói thế này cho đúng này.
Những thành phần ko đủ ăn, ko đủ mặc, sống phải lo chạy từng bữa thì 8x, 9x, 10x gì đấy cũng làm việc để kiếm cái nhét vào mồm, đủ cơm no áo ấm, chả quan tâm mẹ gì đến cái gì mà lý tưởng cao đẹp, thế giới, nhân loại cả...
Bây giờ sang những chỗ nghèo đói như Châu Phi, hay những vùng chiến sự loạn lạc triền miên phỏng vấn thì mình chắc rằng câu trả lời của các thế hệ sẽ là hòa bình cho chỗ mình ở, cơm no áo ấm, nhà cửa đàng hoàng, được đi học, được yên tâm mà ngủ ko sợ bom rải vào đầu, ăn đạn lạc giữa vùng chiến.
Còn thế hệ 9x ở nước ta, nhất là còn học RMIT nữa thì là thể loại mưa ko đến mặt, nắng ko đến đầu, bố mẹ lo cho từ A->Z, ko cần phải lo cơm ăn áo mặc nên nhu cầu muốn được khẳng định bản thân nó lớn. Thế nên thường thích những thứ to lớn, vĩ đại cái gì đấy vì thế giới, vì nhân loại.
Trả lời
Hay là nói thế này cho đúng này.
Những thành phần ko đủ ăn, ko đủ mặc, sống phải lo chạy từng bữa thì 8x, 9x, 10x gì đấy cũng làm việc để kiếm cái nhét vào mồm, đủ cơm no áo ấm, chả quan tâm mẹ gì đến cái gì mà lý tưởng cao đẹp, thế giới, nhân loại cả...
Bây giờ sang những chỗ nghèo đói như Châu Phi, hay những vùng chiến sự loạn lạc triền miên phỏng vấn thì mình chắc rằng câu trả lời của các thế hệ sẽ là hòa bình cho chỗ mình ở, cơm no áo ấm, nhà cửa đàng hoàng, được đi học, được yên tâm mà ngủ ko sợ bom rải vào đầu, ăn đạn lạc giữa vùng chiến.
Còn thế hệ 9x ở nước ta, nhất là còn học RMIT nữa thì là thể loại mưa ko đến mặt, nắng ko đến đầu, bố mẹ lo cho từ A->Z, ko cần phải lo cơm ăn áo mặc nên nhu cầu muốn được khẳng định bản thân nó lớn. Thế nên thường thích những thứ to lớn, vĩ đại cái gì đấy vì thế giới, vì nhân loại.
Mình xin chia sẻ như sau :
Bản thân mình đã khởi nghiệp vài lần, Và bây giờ đang làm trái ngành học,trái đam mê nhưng cũng có chút thành công .Ngày xưa cũng hay tìm hiểu thông tin về hướng nghiệp, chăm chỉ nghe thuyết giảng của những người có tầm ảnh hưởng.Và cuối cùng mình nhận ra một điều rằng
Không ai đưa ra lời khuyên chính xác bằng chính bản thân mình.
Nhiều bạn trẻ thời nay như trong bài viết rất sợ...sợ học trái ngành với đam mê, sợ theo đam mê nhưng không thành công, sợ trái ý ba mẹ...Chính điều đó khiến các bạn ấy đi tìm lời khuyên, tuy nhiên theo mình điều đó không cần thiết cho lắm.
Thay vì đi hỏi người khác, các bạn ấy nên xem lại chính bản thân mình, quyết tâm của mình đến đâu ?
Nếu quyết tâm theo ngành mình thích thì nên chuyển ngành, nếu quyết tâm chống lại áp đặt của cha mẹ thì nên nói chuyện nghiêm túc với ba mẹ một lần.
Giới trẻ Việt Nam được bao bọc khá kĩ, khác với Phương tây, chính điều đó khiến các bạn ko có chính kiến, nhiều nỗi sợ, và không đủ quyết tâm.
Nếu các bạn muốn làm gì, hãy cứ đấu tranh, dù thành công hay thất bại đó cũng là một bước ngoặt.Kể cả các bạn bỏ tất cả để theo đam mê nhưng không thành công, chẳng sao cả.
Cái thất bại không phải là mất tiền, mất thời gian, cái thất bại là "KHÔNG DÁM LÀM"
Khởi nghiệp không bao giờ là dễ, ko bao giờ là muộn.Cũng đừng lấy thành công của người khác để làm mục tiêu, chỉ cần chiến thắng được nỗi sợ hãi của bản thân là đủ.
Mình đọc qua bài viết này, cơ bản khá dễ hiểu và đưa ra được những ý kiến phù hợp với tâm lý chung. Mình không nghiên cứu sâu về tâm lý xã hội họ và giáo dục hướng nghiệp, nhưng từ những kiến thức và hiểu biết của mình, mình cũng nhận thấy đây là tâm lý của các thế hệ trong việc chọn ngành, nghề. Nội dung bài viết đã chỉ rõ, mình chỉ bàn thêm vài ý kiến:
- Các bạn 9x lý tưởng hơn thật, họ khác các thế hệ trước vì được sống trong điều kiện sống đầy đủ, hiện đại, họ đi làm sớm, không quá quan trọng phải học thật giỏi trong trường đại học, vì mình nhận thấy học có khát vọng và mong muốn khác các thế hệ trước. Nhiều bạn đi làm từ lúc là sinh viên, mà thậm chí sinh viên bây giờ mà không đi làm thì rất hạn chế về mặt thực tế. Nhiều bạn là 9x nhưng đã thành công khi mở công ty. Tuy nhiên, đúng như bài viết nói, các bạn trẻ sống trong thời đại công nghệ nên phụ thuộc nhiều vào mạng, yếu về khâu nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu vấn đề... Nhưng các bạn là thế hệ trẻ trung, năng động, sôi nổi.
- 6x, 7x sau này là 8x là lực lượng lao động chính của xã hội hiện nay. 6x, 7x kiên định, nền tảng học tập và vươn lên của họ tốt. Họ đang là những cán bộ nguồn, lãnh đạo, nhà nghiên cứu khoa học... nòng cốt của đất nước. 8x rất giỏi. Vừa say mê học tập vừa cố gắng nắm bắt trước thời cuộc. Mặc dù vậy, mình thấy đóng góp của họ cho đất nước và sự phát huy sức lao động, khả năng sáng tạo của họ chưa được khai thác hết và có chỗ chưa hợp lý. Nếu được bổ nhiệm, tín nhiệm, họ sẽ là lực lượng cơ bản của xã hội hiện nay
Như bạn
Dạ Vũ Thanh Phiền
nói, khi mà thoả mãn được nhu cầu cơ bản rồi người ta sẽ hướng tới những thứ to lớn hơn.
Trong lúc khó khăn, kiếm miếng ăn chưa xong thì đương nhiên là phải chịu đựng và làm ăn. Tiền bạc trong tay mất giá hồi nào không biết, đi kinh doanh bị dẹp không rõ vì lý do gì. Cày bừa mua vàng, cho con đi học là chủ đề chính.
Bây giờ thì sự lựa chọn nhiều hơn, kiếm tiền dễ hơn và cách xài tiền cũng nhiều hơn. Không những 9x hay lớp 0x sau này mà ta sẽ thấy các doanh nhân khởi nghiệp ở mọi lứa tuổi.
Nếu chỉ nói về chuyện "nhảy việc" thì nhận định này thì với mình nhận định này cũng chung chung và hình tượng hóa lên như rất nhiều nhận định khách khi nói về thế hệ.
Quyết định "nhảy việc" của từng nhóm thế hệ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: thị trường lao động, mục tiêu làm việc, bối cảnh xã hội..... Nên không thể lấy một vài đặc điểm của thời kỳ mà kết luận cho từng nhóm thế hệ được.
9x sống trong thời kỳ được tiếp cận với nhiều thông tin, cơ hội, kiến thức hơn, nền tin kế cũng ngày càng phát triển nên 9x có nhiều lựa chọn, dẽ dàng trong việc thay đổi công việc vậy thôi. Chứ kết luận 9x làm việc vì lý tưởng, nhân loại, thế giới... thì chắc là nhóm 9x nào đó rồi. 9x bạn bè mình vẫn đi làm vì tiền, vì lo cho gia đình, phát triển bản thân vì sở thích... nhiều lắm :)