Các bạn hiểu và suy nghĩ như thế nào về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Việt Nam hiện nay?
Trong các tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng, thờ Mẫu là một tín ngưỡng đang có sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ, được khá nhiều người quan tâm (từ những người có căn số, các con nhang đệ tử, giới nghiên cứu cho đến các bạn trẻ và nhiều thành phần xã hội khác). Tuy nhiên, một thực tế là, trong rất nhiều người quan tâm đến nó, có những người hiểu khá rõ ràng, sâu sắc về tín ngưỡng này (nhất là nghi lễ lên đồng) nhưng cũng có nhiều người quan tâm nhưng không hiểu gì hoặc hiểu không thấu đáo; có người đánh giá cao về vai trò, ý nghĩa, giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nhưng có người lại cho rằng đó là hiện tượng buôn thần bán thánh, mê tín dị đoan. Bản thân mình cũng không rõ lắm và thấy khá mông lung. Vì vậy,mình rất mong nhận được những ý kiến, quan điểm của các bạn về vấn đề này. Cảm ơn các bạn!
văn hóa
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Việt Nam khiến chúng ta rất tự hào khi lần đầu tiên một tín ngưỡng dân gian trở thành di sản thế giới, nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý và nhà nghiên cứu văn hóa trước thực trạng biến tướng tràn làn, thương mại hóa, trục lợi
GS.TS Nguyễn Chí Bền, Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Trưởng Ban xây dựng hồ sơ quốc gia Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt về vấn đề này đã nhận định:
- Thế giới công nhận Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của chúng ta là di sản phi vật thể của nhân loại, đó là vinh dự không thể chối cãi. Nhưng đúng là di sản này đang có nhiều điều để lo lắng vì bây giờ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đang phát triển vượt qua sự kiểm soát. Mối lo lắng trong khâu quản lý các hiện tượng biến tướng, thương mại hóa, hiểu sai lệch về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ… là có thật và đang khiến các nhà quản lý và ngay cả bản thân những nhà khoa học như chúng tôi khá “đau đầu”.- Nhiều người lầm hiểu rằng, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chỉ là lên đồng, hầu đồng, vì thế việc công nhận tín ngưỡng này là di sản đồng nghĩa với việc mở cửa cho lên đồng, đâu đâu cũng có thể lên đồng thoải mái. Nhiều nơi, nhiều người không hiểu rõ cái gốc của di sản hoặc cố tình không hiểu để nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Tôi khẳng định, hầu đồng chỉ là một phần cấu thành của tín ngưỡng này, cái cốt lõi nhất chính là tinh thần thờ Mẫu - Mẹ, truyền thống tôn vinh đấng sinh thành, đó là vai trò của người phụ nữ.
Nói đến tín ngưỡng là nói đến nhân vật được thờ, ở đây là Thánh mẫu Liễu Hạnh. Theo truyền thuyết dân gian, bà Liễu Hạnh có 3 kiếp đời là: Tiên, Phật và Người. Qua sự sáng tạo của các nhà nho, câu chuyện về bà Liễu Hạnh càng ngày càng trở nên thiêng liêng, huyền bí, bà trở thành vị thánh trong “Tứ bất tử” của Việt Nam.
Nội dung liên quan
Đặng Kiều My
- Nhiều người lầm hiểu rằng, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chỉ là lên đồng, hầu đồng, vì thế việc công nhận tín ngưỡng này là di sản đồng nghĩa với việc mở cửa cho lên đồng, đâu đâu cũng có thể lên đồng thoải mái. Nhiều nơi, nhiều người không hiểu rõ cái gốc của di sản hoặc cố tình không hiểu để nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Tôi khẳng định, hầu đồng chỉ là một phần cấu thành của tín ngưỡng này, cái cốt lõi nhất chính là tinh thần thờ Mẫu - Mẹ, truyền thống tôn vinh đấng sinh thành, đó là vai trò của người phụ nữ.
Nói đến tín ngưỡng là nói đến nhân vật được thờ, ở đây là Thánh mẫu Liễu Hạnh. Theo truyền thuyết dân gian, bà Liễu Hạnh có 3 kiếp đời là: Tiên, Phật và Người. Qua sự sáng tạo của các nhà nho, câu chuyện về bà Liễu Hạnh càng ngày càng trở nên thiêng liêng, huyền bí, bà trở thành vị thánh trong “Tứ bất tử” của Việt Nam.