Các bạn có thể cùng chia sẻ một vài cách thức phân biệt giữa fake news và các nguồn tin đáng tin cậy không?

  1. Kiến thức chung

Nhân vừa đọc qua bài viết của bạn @Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo (không hiểu sao mình không tag đc, dù đã follow bạn, thôi thì xin đính lại link bài viết của bạn trong câu hỏi này), liên quan đến vụ Gateway, mình chợt nhận ra bản thân cũng mù mờ trong việc phân biệt giữa fake news và các nguồn thông tin đáng tin cậy.

Các bạn có thể cùng chia sẻ một vài cách thức, kỹ năng phân biệt mà bạn đã biết, hoặc đúc kết ra đc sau nhiều năm sử dụng Internet và đọc tin tức online không? Mình thấy đây là một vấn đề rất quan trọng trong thời đại nhiễu loạn thông tin ngày nay :-)

Từ khóa: 

fake news

,

tin tức online

,

tin giả

,

tin thật

,

kiến thức chung

Mình nghĩ, cách đầu tiên để nhận ra 1 fake new là xem nó có phải là 1 tin giật gân không :D Kiểu thông tin bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của bản thân. Fake news thường xuất hiện trong những tình huống giật gân khó tin như thế.

Thông thường, những fake news thường xuất hiện dưới dạng những hình ảnh/câu chuyện đau xót thương tâm, những căn bệnh nan y đã đến giai đoạn cuối cùng nhưng vẫn có phương pháp trị dễ dàng mà không dùng thuốc (chỉ cần về với thiên nhiên), thậm chí cả những câu chuyện chính trị mang tính kích động nữa,... Thực chất thì về cơ bản, Fake news cũng là một hình thức của thông tin, nhưng là thông tin dưới dạng tin giả, tin chưa được kiểm chứng. Điều quan trọng là người tiếp nhận thông tin (có thể) là fake news đó, họ có dùng cảm xúc của mình để đánh giá đúng sai thật giả hay không.

Cá nhân mình thì nghĩ, khi tiếp nhận bất cứ thông tin gì, điều đầu tiên cần làm ngay đó là tự đặt ra cho chính mình câu hỏi là có bằng chứng không? Có gì chứng minh đó là sự thật? Một sự thật đã được chứng minh nhiều khi còn chưa phải là sự thật, huống hồ gì một sự thật chưa được chứng minh :D Tất cả đều phải dựa trên cơ sở khoa học, dữ liệu, luận cứ, và cả tư duy phản biện nữa. 

Và quan trọng, không tin bất cứ ai. Dù đó là người có uy tín, có sức ảnh hưởng. 

Trả lời

Mình nghĩ, cách đầu tiên để nhận ra 1 fake new là xem nó có phải là 1 tin giật gân không :D Kiểu thông tin bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của bản thân. Fake news thường xuất hiện trong những tình huống giật gân khó tin như thế.

Thông thường, những fake news thường xuất hiện dưới dạng những hình ảnh/câu chuyện đau xót thương tâm, những căn bệnh nan y đã đến giai đoạn cuối cùng nhưng vẫn có phương pháp trị dễ dàng mà không dùng thuốc (chỉ cần về với thiên nhiên), thậm chí cả những câu chuyện chính trị mang tính kích động nữa,... Thực chất thì về cơ bản, Fake news cũng là một hình thức của thông tin, nhưng là thông tin dưới dạng tin giả, tin chưa được kiểm chứng. Điều quan trọng là người tiếp nhận thông tin (có thể) là fake news đó, họ có dùng cảm xúc của mình để đánh giá đúng sai thật giả hay không.

Cá nhân mình thì nghĩ, khi tiếp nhận bất cứ thông tin gì, điều đầu tiên cần làm ngay đó là tự đặt ra cho chính mình câu hỏi là có bằng chứng không? Có gì chứng minh đó là sự thật? Một sự thật đã được chứng minh nhiều khi còn chưa phải là sự thật, huống hồ gì một sự thật chưa được chứng minh :D Tất cả đều phải dựa trên cơ sở khoa học, dữ liệu, luận cứ, và cả tư duy phản biện nữa. 

Và quan trọng, không tin bất cứ ai. Dù đó là người có uy tín, có sức ảnh hưởng. 

Trước hết, xin khẳng định luôn là chúng ta không bao giờ loại bỏ được fake news, và cũng không bao giờ nhận diện được fake news ngay từ đầu. Đó là một chuyện quá phức tạp mà mình sẽ phân tích dưới đây.

Thứ hai, theo mình, có 2 dạng fake news:

1- dạng tin làm giả để giật gân và câu view. Đây là dạng mà phần lớn mọi người nghĩ tới khi nói về fake news, tức là không có thông tin nhưng vẫn bịa ra, nhằm một mục đích cụ thể nào đó.

2- dạng tin chưa thể hoàn toàn kiểm chứng độc lập được. Đây là một dạng cực kỳ tinh vi, nó dựa trên sự thiếu hiểu biết của người đọc, và hướng người ta đến những suy đoán sai lầm. Điểm quan trọng của loại này đó là lúc mới xuất hiện thì người ta thấy nó rất đúng, nhưng theo thời gian, và được cung cấp nhiều thông tin hơn, người ta mới phát hiện ra nó là fake news.

Loại 1 thì dễ phát hiện hơn, bạn Nguyệt vừa đề cập bên dưới: "thường xuất hiện dưới dạng đau xót thương tâm", hay "kích động chính trị",... Chỉ cần chú ý theo dõi là được.

Loại 2 thì... mình nghĩ kệ thôi... Đời mà, bạn tin được cái gì thì tin, bạn không tin thì thôi. Kiến thức của mình còn bị sai, nói gì đến tin do người khác cung cấp. Nên chấp nhận là một ngày nào đó nó sẽ sai, và mình sẽ sửa lại suy nghĩ của mình vào lúc đó.

Thứ 3, một trong những cách giúp mình nhận diện được fake news đó là "biết người biết ta", bằng cách đọc thông tin nhiều chiều, hoặc đọc nhiều sách.

Đọc nhiều sách giúp mình thấy được nhiều góc nhìn của người khác, hiểu được cách họ vận dụng thông tin nhận được thế nào, và biết được cách suy luận của họ. Khi biết được cách suy luận của nhiều người, bạn có thể nắm được nguyên nhân từ đâu mà một thông tin có thể được suy ra như vậy. Nhà báo cũng là con người, họ cũng chỉ tổng hợp thông tin, áp cách suy luận của họ vào, và viết thành bài báo mà thôi. Vận dụng được nhiều lối suy nghĩ sẽ giúp bạn hiểu được đâu là cái thông tin căn cơ nhất.

Cũng nên đọc thông tin nhiều chiều. Và khi đọc những thông tin mà trái với góc nhìn của mình thì cũng nên chịu khó gác cảm xúc cá nhân mình qua một bên mà đọc tiếp. Thông tin nhiều chiều là cách nhanh nhất tiếp cận được nội dung thật sự. Mình rất ngạc nhiên là hầu hết mọi người ở VN đều chỉ đọc tin từ một phía, hoặc là họ luôn đọc báo chính thống, hoặc là họ luôn đọc tin lề trái. Đọc một bên thì chẳng có lợi tý nào đâu. Thật đó.

Thứ tư, và cũng là QUAN TRỌNG NHẤT: Hãy để thời gian trả lời.

Rất nhiều người khi tiếp cận một thông tin gì đó, họ thường giật nảy lên, rồi lan truyền rộng rãi như là ý kiến của mình. Mình cho rằng đó là động thái sai lầm.

Không phải sai vì mình thể hiện quan điểm. Mà sai vì mình đã "lỡ" chọn một bên. Một khi chúng ta đã chọn một bên thì không dễ gì đổi bên, và chúng ta phải cố gắng neo theo nó đến cùng. Đó là cái sai. Hãy để mọi thứ mở. Bạn được quyền tiếp cận thông tin từ từ, tìm hiểu nhiều chiều, hiểu thật cặn kẽ rồi mới đưa ra quan điểm của mình được mà.

Và khi bạn cho nó nhiều thời gian, những sự thật đằng sau sẽ dần dần được tiết lộ mà thôi. Tại sao? Tại vì sự thật thì cần tốn thời gian để kiểm chứng, còn tin giả thì không cần. Tin giả là phải instant.

Muốn phân biệt, khó thì ko phải khó nhưng cũng không phải là dễ. Tin giả thì thế nào đi nữa vẫn là giả dối. Chỉ cần bình tĩnh, đọc kỹ thì sẽ thấy thôi. Đa phần chỉ nói vòng vo nhưng chỉ để nhắm đến 1 mục đích nào đó. Dùng rất nhiều dẫn chứng để tăng độ tin cậy cho thông tin nhưng hầu như thường không liên quan hoặc không có căn cứ. Đề cập đến 1 cá nhân, tổ chức nào đó có danh vọng, ảnh hưởng, cái này thì nên search Google. Và tất nhiên để nhận định rõ, ng đọc cần có kiến thức.

Ví dụ như vừa rồi share ầm ầm vụ cấm lò vi sóng ở Nhật, mà nói nghiên cứu thấy bị nhiễm phóng xạ, nghe cũng hợp lý, vi sóng và phóng xạ có vẻ giống nhau ấy chứ. Ng ta vin vào đó để tạo fake news. Nhưng nếu biết thì sóng viba và phóng xạ là 2 thứ khác nhau 1 trời 1 vực. Cứ đọc lại sách Vật lý 12 rồi hiểu. (Mình bực vụ này, rõ là tào lao mà ở nhà mình cứ quấn cả lên, giải thích hoài, phải đưa cả VTV ra mới thôi, mắc mệt 😂😂).

Thông tin, chính xác nên lấy từ nguồn thông tin chính thống. Các thông tin có gần như ngay sau khi sự việc trở nên nổi cộm mà không dẫn từ các nguồn chính thống thì chắc chắn 100% là "hàng fake". Vì vụ việc gì các cơ quan cũng cần có thời gian thụ lý, điều tra, sau đó là có thông cáo chính thức. Đâu ai phải kiểu có ông chú làm bên Viettel hay nhà ta ở sát bên nhà đó. Ngay người trong nhà còn chưa chắc đã biết đích xác huống gì người ngoài.

Và khi thấy 1 thông tin trên mạng, nên dừng lại, nhìn nhận kỹ càng. Tin giả rất thật, nhưng lừa đảo cũng rất thật đấy thôi. Có thể bạn muốn share 1 thông tin giúp ích cho xã hội nhưng thôi, sách cụ Nguyễn Duy Cần có câu rất hay: "Thiên hạ sở dĩ loạn không phải vì không có ai lo cho thiên hạ mà loạn vì có quá nhiều người lo cho thiên hạ". Tốt nhất những thông tin không chính xác, chưa xác thì đừng share để tránh trở thành công cụ lan truyền fake news.

Tùy vào nhận định và định kiến từ trước của mỗi người thôi, con người ta có xu hướng tin vào những gì mình muốn tin và bỏ qua những thứ trái chiều. Với các thành phần dân chủ cấp tiến nửa mùa, 3/ thì thông tin gì từ băng búa liềm hay bất cứ thông tin gì khác có lợi cho băng búa liềm thì đều là tin giả, bằng chứng giả, ngụy tạo... còn các loại thuyết âm mưu dính đến cốp nào to là auto đúng, được tuyên truyền triệt để, tung hô, chửi được là chửi thôi. Các mẹ bỉm sữa, bán hàng onl lại càng share triệt để vì nó có cái mà bàn, mà chửi, để tăng view, tăng tương tác.

Ở chiều ngược lại, bất cứ thông tin gì dù tốt hay xấu thì cũng sẽ được 1 lực lượng ko nhỏ dlv, hô biến tốt thành xấu, xấu to thành xấu nhỏ, nhỏ thành ko có, định hướng dư luận, nhiệt tình chụp mũ phản động, 3/...

Còn với câu hỏi để phân biệt thì cái quan trọng nhất là có cái nhìn khách quan, trung lập, ko định kiến. Tiếp theo là trọng chứng chứ ko trọng cung; a A, B, C nào đấy nói X, Y, Z mà ko có bằng chứng thực tế nào chứng thực rõ ràng, thì nó chỉ mãi mãi là khả năng, chỉ có giá trị tham khảo chứ ko tin được. Tiếp theo nữa là ko suy diễn thêm nhiều cấp độ và tin vào những gì được suy diễn ra, fake news luôn luôn có kiểu nêu ra giả thuyết X với bằng chứng Y, rồi từ đấy suy diễn ra cả 1 lô G, H, K gì đấy nghe rất hay, rất bùi tai nhưng chẳng có tí cơ sở nào.

Công nghệ thông tin đem lại cho con người nhiều tiện ích mới mẻ nhưng cũng đặt ra nhiều thử thách.
  • Tin thật là những tin đem lại cho mình sự tin cậy, đồng cảm, muốn chia sẻ và cho ý kiến
  • Tin rác thường tạo sự phản cảm, khó chịu, không hài lòng và bất bình cho người đọc
Thông tin bây giờ khá nhiều, quan trọng là sự nhạy cảm

Cách tốt nhất để chống fake news là đừng đọc news. Thực sự, cá nhân mình thấy mình không cần phải theo dõi news để sống tốt. Mình đa số chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan tới vấn đề mình cần giải quyết chứ không theo dõi daily news. Cá nhân mình thấy ở thời đại này, phớt lờ news khó hơn theo dõi news.

Tuy vậy, đôi khi chúng ta vẫn thụ động tiêu thụ news từ những người xung quanh. Cho nên cần chuẩn bị cho mình hai kĩ năng (cá nhân mình thấy quan trọng) là luôn lắng nghe/tiếp thu một cách chủ động và học cách phớt lờ news/thông tin mới.

Lắng nghe một cách chủ động là lắng nghe thật kĩ và luôn tìm cách phản biện trong đầu.

Phớt lờ thông tin mới là chế độ tiết kiệm năng lượng, bỏ qua những thông tin mà mình có thể tự tin rằng mình không cần biết trong thời điểm hiện tại. Nó giúp ích cho sự tập trung của bản thân với những vấn đề mình phải giải quyết hiện tại và vượt qua FOMO (fear of missing out)

Mình cũng không đồng ý rằng chúng ta không thể chống lại fake news. Vấn đề nào cũng sẽ có giải pháp nếu chúng ta dành đủ sự tập trung và thời gian để giải quyết.