Các bạn có nghĩ rằng Việt Nam không nên dạy lịch sử theo cách chú trọng ca ngợi các thắng lợi của dân tộc?
Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử vô cùng vĩ đại với nhiều chiến thắng vang dội toàn thế giới. Do đó làm sao để truyền đạt cho học sinh nguyên vẹn các giá trị, bài học lịch sử qua những chiến thắng cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Hiện nay giáo viên dạy môn lịch sử chỉ đơn thuần là truyền đạt một chiều và quá chú trọng vào các thắng lợi của dân tộc, do đó học sinh ít có sự tương tác với giáo viên. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới học sinh.
Các bạn nghĩ sao?
học lịch sử
,lịch sử
,giáo dục
Muốn khôi phục chất lượng giáo dục môn Lịch sử, giải pháp trước hết là cần đổi mới căn bản và toàn diện cả hệ thống giáo dục môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông từ nhận thức vị thế, yêu cầu giáo dục đến việc xây dựng lại chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa.
Theo đó, nội dung chương trình phải được thiết kế và xây dựng hợp lý, không quá nặng về hàn lâm, cần có sự phân tích là rõ ý nghĩ của các sự kiện, trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan trong cái nhìn đa chiều mà không áp đặt.
Là một môn khoa học đặc thù nên môn Lịch sử phải dạy học bằng những phương pháp đặc trưng của bộ môn, tạo nền tảng để phát triển phẩm chất và năng lực con người Việt Nam, công dân của một quốc gia, hướng tới hình thành những phẩm chất và năng lực của công dân toàn cầu.
Những tri thức lịch sử phải được trang bị một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống. Tri thức nền tảng là vấn đề căn cốt nhất mà con người Việt Nam cần có trước khi bước vào cuộc sống.
Cùng với đó là nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, thay đổi cách dạy, cách học và cách thi.
Thực tế cho thấy khi có sự phân tích đúng đắn về ý nghĩa của môn Lịch sử thì sẽ có một sự đòi hỏi cao đối với giáo viên dạy sử, ở đây sự thông tuệ về kiến thức được đặt nên hàng đầu, cùng với đó là phương pháp giảng dạy thích hợp, tạo sự hấp dẫn đối với học sinh.
Có một câu nói: “Thật vô cùng may mắn cho ai học được cách học”.
Vì thế, trong cách dạy để đạt được cách học cho học sinh, người dạy sử phải dạy cho học sinh các kiến thức, kỹ năng như của một nhà sử học.
Đó là dạy cách tìm thông tin lịch sử, cách bóc tách sự kiện khách quan và các quan điểm; cách nhìn nhận, đánh giá chủ quan của người khác về sự kiện sử;
Dạy cách hình thành, diễn đạt quan điểm của học sinh về sự kiện sử; dạy cách tôn trọng quan điểm của người khác về cùng sự kiện sử.
Bởi lẽ, một cách hiểu đơn giản là, chỉ cần sau một giấc ngủ, chỉ ngày mai thôi, tất cả những gì xảy ra hôm nay đã trở thành "lịch sử" và chúng ta cần "xử lý" chúng như những "sự kiện sử".
Trong cách thi về Lịch sử cần thiết theo hướng nhằm kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về các sự kiện lịch sử chứ không phải nhằm kiểm tra trí nhớ, tránh đề cập việc kiểm tra cho sinh về các con số khô khan.
Về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, trong giảng dạy Lịch sử, người giáo viên phải đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết, thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới.
Vì thế, để tạo nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc các thầy cô giáo dạy Sử vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, khi đó cần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Bởi lẽ, Văn học và Lịch sử có liên hệ với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm.
Thí dụ, khi dạy về nguyên nhân thắng lơi của hai cuộc kháng chiến chống Mĩ giáo viên có thể vận dụng đoạn thơ sau để gây ấn tượng cho học sinh:
“...31 triệu dân
Tất cả hành quân, tất cả thành chiến sĩ
hiện đại, thô sơ của ngày xưa và của bây giờ
với cách mạng đều là vũ khí
tên lửa, tên tre, lưỡi lê, lưỡi mác
và thuyền và xe
chân đi vai vác
qua núi qua khe
mạnh hơn thác trùng trùng vô tận...”
Và khi nói về tính chất chính nghĩa của
“...Nhân danh ai bay mang đến đất này
Những Na-pan, hơi độc
Bay đến từ đảo Guam, từ tòa Bạch ốc
Để ám sát hòa bình, tự do dân tộc
Giết những người con chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đi trường
Giết những đồng xanh của bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca, nhạc họa”
Hay khi nói về ý nghĩa Chiến thắng của Điện Biên phủ, giáo viên có thể trích câu thơ:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
Như thế, học sinh sẽ chú ý lắng nghe, và khi được gọi nhận xét, các em có khả năng nhận xét được không khí trong cuộc khởi nghĩa khi liên tưởng đến những sự kiện mình đang học bằng hình ảnh miêu tả của bài thơ.
Đồng thời còn giúp các em đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân là những người làm nên lịch sử - là động lực chính đưa cách mạng đến thành công.
Vì thế, việc dẫn giải bằng thơ không chỉ mô tả về diễn biến của các trận đánh của từng chiến dịch mà còn hướng cho học sinh đi tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc ta, để thấy rằng các em rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được.
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ đi trước. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương đất nước trong nhận thức của các em.
Nhìn chung, có rất nhiều kiến thức để vận dụng văn học trong giảng dạy bộ môn Lịch sử.
Giáo viên có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn hay một trích đoạn nhằm giúp học sinh có thể nêu ra một kết luận khái quát cụ thể hóa một vấn đề hay một sự kiện lịch sử đã được học.
Như vậy, khi sử dụng tích hợp kiến thức văn học trong giảng dạy Lịch sử không những giúp học sinh nắm vững nhanh chóng, nhớ lâu bài học mà còn góp phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh hình thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình.
Có thể nói đó là “một công đôi việc” tạo hiệu qủa trong giảng dạy.
Trên đây là những kết quả tổng kết các nghiên cứu khác nhau về khoa học Lịch sử.
Poli Sali
Muốn khôi phục chất lượng giáo dục môn Lịch sử, giải pháp trước hết là cần đổi mới căn bản và toàn diện cả hệ thống giáo dục môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông từ nhận thức vị thế, yêu cầu giáo dục đến việc xây dựng lại chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa.
Theo đó, nội dung chương trình phải được thiết kế và xây dựng hợp lý, không quá nặng về hàn lâm, cần có sự phân tích là rõ ý nghĩ của các sự kiện, trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan trong cái nhìn đa chiều mà không áp đặt.
Là một môn khoa học đặc thù nên môn Lịch sử phải dạy học bằng những phương pháp đặc trưng của bộ môn, tạo nền tảng để phát triển phẩm chất và năng lực con người Việt Nam, công dân của một quốc gia, hướng tới hình thành những phẩm chất và năng lực của công dân toàn cầu.
Những tri thức lịch sử phải được trang bị một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống. Tri thức nền tảng là vấn đề căn cốt nhất mà con người Việt Nam cần có trước khi bước vào cuộc sống.
Cùng với đó là nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, thay đổi cách dạy, cách học và cách thi.
Thực tế cho thấy khi có sự phân tích đúng đắn về ý nghĩa của môn Lịch sử thì sẽ có một sự đòi hỏi cao đối với giáo viên dạy sử, ở đây sự thông tuệ về kiến thức được đặt nên hàng đầu, cùng với đó là phương pháp giảng dạy thích hợp, tạo sự hấp dẫn đối với học sinh.
Có một câu nói: “Thật vô cùng may mắn cho ai học được cách học”.
Vì thế, trong cách dạy để đạt được cách học cho học sinh, người dạy sử phải dạy cho học sinh các kiến thức, kỹ năng như của một nhà sử học.
Đó là dạy cách tìm thông tin lịch sử, cách bóc tách sự kiện khách quan và các quan điểm; cách nhìn nhận, đánh giá chủ quan của người khác về sự kiện sử;
Dạy cách hình thành, diễn đạt quan điểm của học sinh về sự kiện sử; dạy cách tôn trọng quan điểm của người khác về cùng sự kiện sử.
Bởi lẽ, một cách hiểu đơn giản là, chỉ cần sau một giấc ngủ, chỉ ngày mai thôi, tất cả những gì xảy ra hôm nay đã trở thành "lịch sử" và chúng ta cần "xử lý" chúng như những "sự kiện sử".
Trong cách thi về Lịch sử cần thiết theo hướng nhằm kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về các sự kiện lịch sử chứ không phải nhằm kiểm tra trí nhớ, tránh đề cập việc kiểm tra cho sinh về các con số khô khan.
Về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, trong giảng dạy Lịch sử, người giáo viên phải đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết, thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới.
Vì thế, để tạo nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc các thầy cô giáo dạy Sử vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, khi đó cần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Bởi lẽ, Văn học và Lịch sử có liên hệ với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm.
Thí dụ, khi dạy về nguyên nhân thắng lơi của hai cuộc kháng chiến chống Mĩ giáo viên có thể vận dụng đoạn thơ sau để gây ấn tượng cho học sinh:
“...31 triệu dân
Tất cả hành quân, tất cả thành chiến sĩ
hiện đại, thô sơ của ngày xưa và của bây giờ
với cách mạng đều là vũ khí
tên lửa, tên tre, lưỡi lê, lưỡi mác
và thuyền và xe
chân đi vai vác
qua núi qua khe
mạnh hơn thác trùng trùng vô tận...”
Và khi nói về tính chất chính nghĩa của
“...Nhân danh ai bay mang đến đất này
Những Na-pan, hơi độc
Bay đến từ đảo Guam, từ tòa Bạch ốc
Để ám sát hòa bình, tự do dân tộc
Giết những người con chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đi trường
Giết những đồng xanh của bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca, nhạc họa”
Hay khi nói về ý nghĩa Chiến thắng của Điện Biên phủ, giáo viên có thể trích câu thơ:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
Như thế, học sinh sẽ chú ý lắng nghe, và khi được gọi nhận xét, các em có khả năng nhận xét được không khí trong cuộc khởi nghĩa khi liên tưởng đến những sự kiện mình đang học bằng hình ảnh miêu tả của bài thơ.
Đồng thời còn giúp các em đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân là những người làm nên lịch sử - là động lực chính đưa cách mạng đến thành công.
Vì thế, việc dẫn giải bằng thơ không chỉ mô tả về diễn biến của các trận đánh của từng chiến dịch mà còn hướng cho học sinh đi tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc ta, để thấy rằng các em rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được.
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ đi trước. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương đất nước trong nhận thức của các em.
Nhìn chung, có rất nhiều kiến thức để vận dụng văn học trong giảng dạy bộ môn Lịch sử.
Giáo viên có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn hay một trích đoạn nhằm giúp học sinh có thể nêu ra một kết luận khái quát cụ thể hóa một vấn đề hay một sự kiện lịch sử đã được học.
Như vậy, khi sử dụng tích hợp kiến thức văn học trong giảng dạy Lịch sử không những giúp học sinh nắm vững nhanh chóng, nhớ lâu bài học mà còn góp phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh hình thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình.
Có thể nói đó là “một công đôi việc” tạo hiệu qủa trong giảng dạy.
Trên đây là những kết quả tổng kết các nghiên cứu khác nhau về khoa học Lịch sử.
Kwazamnieska Lee JiMin
⁃⁃⁃⁃⁃⁃⁃
.. khi ngẫu nhiên xem qua, sau đó xem kỹ hơn–chưa cần lậm vào nghiên cứu, tới bây giờ, người người đều có thể thấy, hoặc khó 'tranh biện' một thực tế:
Hầu như sách giáo khoa các cấp, và/hoặc «bộ mặt Lịch Sử chính thức» đều được các quốc gia quan tâm trưng ra những sự kiện, những thành quả đáng tự hào của mình.
Ví dụ: Pháp không ngơi nhắc tới cuộc Cách Mạng 1789–1793, những năm tháng hào hùng của triều đại Napoleon I/Napoléon Bonaparte [1805-1815], hay "thế kỷ Ánh Sáng/"Thời kỳ Khai sáng" [Age of Enlightenment, diễn ra từ cuối thế kỷ 17 đến xuyên suốt thế kỷ 18]"; Ý lưu tâm tới "thời kỳ Phục hưng/Rinascimento/Renaissance" [từ thế kỷ 15 đến 17]..; Hoa Kỳ đương nhiên đồ đậm cuộc chiến chính nghĩa chống Đế Quốc Anh [1812-1815], tán tụng cuộc nội chiến Bắc-Nam [1861-1865] mà phần thắng nghiêng về phe Liên Bang "giải phóng nô lệ"-thậm chí còn nâng CÁC THẮNG LỢI CỦA 'TA' lên thành chuẩn mực VĂN MINH của 'vương triều hòa bình tên Pax Americana' phủ chụp dặt dìu xuống.. đầu toàn cầu.. v.v.. (dấu ấn 'thổ dân Da Đỏ' chỉ 'được cho phép' trở nên lãng đãng tù mù trong dân gian, truyền thuyết, huyền thoại).
hầu hết các quốc gia 'văn minh nhất trái Đất' đều «dạy lịch sử (cho con cháu họ) theo cách chú trọng ca ngợi các thắng lợi của dân tộc» (hoặc, trong trường hợp của Mỹ, là thắng lợi của các hợp chủng-mảnh ghép đủ loại tộc da trắng Tây Âu, từ bỏ tổ quốc gốc để 'hòa huyết với nhau' nơi vùng không gian, "mới"..chiếm của thổ dân).
Tất nhiên, 'mặt trái' của quy luật đáng 'bền thọ' này, là:
— từng quốc gia sẽ biện minh, chỉnh sửa Lịch Sử của mình sao cho 'thẳng thớm nhất', 'hợp lý nhất' v.v.. Chuyện rút kinh nghiệm các sai trái, khuyết tội, là chuyện nội bộ dân tộc, bàn cãi ngút trời qua vạn tỉ tác phẩm, tranh biện, và phần lớn tỉ cuộc cãi/bàn này sẽ.. tự bốc hơi/phân hủy theo thời gian, sau khi đã 'đóng cặn/tụ váng tao nhã' quanh vài thời đoạn lịch sử khó thẳng thừng phủi bỏ (như: liên minh hàng chục nước bao vây hòng tận diệt Liên Xô mới..sinh, liên minh mươi 'thực dân cộm cán' hạ nhục, cấu cắn Trung Hoa-'Đông Á bệnh phu', ngoảnh mặt làm ngơ cho Đế chế Quốc Xã 'nuốt' hàng loạt nước Đông Âu hòng tấn ép 'bọn cộng sản', Mỹ-Trung.. chung tay ủ ấp Khmer Đỏ/'đồ sát' Việt Nam, phương Tây cùng Mỹ băm nát Nam Tư, Iraq, Libya..).
Đồng thời,
— từng quốc gia-không phân biệt 'tà ác/thiện lành', luôn sẽ đơm thêu nhiều thế hệ nối tiếp nhau để xoay vần, che lấp, thậm chí.. vùi dập lịch sử của một hay nhiều kẻ thù của dân tộc mình (nguyên lý y nhau: TA phải oanh liệt hơn, BỌN CHÚNG luôn tồi ác hơn).
Tất cả những tóm tắt thô lậu này (Ảnh minh họa thứ 2–Lịch Sử khảm đúc Tiến Hóa), là lẽ vận hành bình thường, của Lịch Sử mọi quốc gia, dân tộc (quy luật TIẾN HÓA từ tối ra sáng, từ thấp lên cao, từ máu me lau thành.. sạch sẽ–y hệt nhau, bất kể muộn/sớm khác nhau).
• • •
Quay lại 'câu chuyện':
«Hiện nay giáo viên dạy môn lịch sử chỉ đơn thuần là truyền đạt một chiều và quá chú trọng vào các thắng lợi của dân tộc, do đó học sinh ít có sự tương tác với giáo viên»..
Như quan sát,
.. việc «dạy lịch sử theo cách chú trọng ca ngợi các thắng lợi của dân tộc» là một hiện tượng quá đỗi bình thường trong cõi người đủ màu da, không thích thì cũng phải thừa nhận rằng:
hỡi ôi, trí tuệ loài người thực hiện «dạy lịch sử theo cách chú trọng ca ngợi các thắng lợi của dân tộc» đã là một quy luật.
Đi ngược lại quy luật này ? — không có nguy hiểm gì, ngoài..tựa như nhảy bổ.. tự do từ đỉnh cỡ..5O tầng để 'đáp' xuống nền bê tông phẳng phiu vậy
●
Ở đây,
tôi vẫn suy nghĩ tương tự như 2 ý mà bạn Nguyễn Quang Vinh trước tôi đã phát biểu (xin mạn phép tóm, vén) như sau:
«từ Đông sang Tây, 1 điểm rất chung khi 1 nước xâm lược nước khác, đó là việc hủy hoại sử sách của quốc gia bị xâm lược. Vì hủy hoại sử sách 1 dân tộc là xóa dần dân tộc đó, không cho họ còn biết về tổ tiên, quá khứ thì đương nhiên, họ mất luôn khả năng phản kháng. Học lịch sử đâu phải (không chỉ) để đi thi. Môn lịch sử hướng đến việc học sinh hiểu quá khứ đất nước (...) từ đó mới khơi dậy lòng tự hào, lòng yêu nước trong tâm trí người trẻ. Nhỡ tương lai có địch họa thì mới có lứa kế thừa.»
●
nhân đây, có thể mở rộng chủ đề ra một chút, với 1 'phát hiện không mới mẻ gì':
— vẫn đang có một làn hơi thụt thò-phòi phọp suốt.. vài chục năm qua (và sẽ còn vo ve liu riu tiếp vài mươi thập niên nữa) ru hời-ầu ơ về một.. 'trường ca rủ rê.. thất bại': «tự hào làm gì một đất nước thắng bao nhiêu kẻ thù ?», «vinh dự gì đổ máu cho này nọ lọ chai».., «nhân dân được gì ? có giàu như Âu-Mỹ chưa mà tự hào ?» v.v... ❮Thật, vô cùng nhơn ái,..đức hạnh xiết bao (!!)❯.
Những quý vị nào ưa thích "làn hơi phòi phọp" này-có lẽ, người người nhà nhà dân Việt vốn mong muốn đưa tổ quốc vượt lên-sánh ngang bè bạn thế giới, đều biết tỏng-quý vị đó là ai, đã LÀ ai, và sẽ GỒM những ai. Họ, khoái gì, đắm gì.
• • •
Trở lại câu chuyện, «dạy lịch sử» ra sao cho hấp dẫn, về mặt kỹ thuật, tôi nghĩ, khó GÓI lơi khơi-LIỆT lan man trong hỏi-đáp đơn sơ, say đắm qua ngày/xôn xao tùy hứng như ở mọi mạng xã hội được. «Dạy lịch sử (KHÔNG truyền đạt một chiều)» ra sao-Đó là cả những công trình tim óc, lẫn những tiến trình thay đổi thầm lặng hy sinh, mà chả ai gắn bó thực trạng công việc, lại dư giờ pho pho tràng giang, rổn rảng những điều a, b, c..quá tỉ mẩn.
Xin để dành kỹ thuật «dạy lịch sử-KHÔNG một chiều» ra sao.. cho các chuyên gia, giáo/giảng.
•
Từ vị trí một công dân, có quan tâm vấn đề, song, mãi mãi chờn vờn bên ngoài, chỉ có thể PHÁT, rằng:
➙ «Phương pháp dạy là điều kiện Cần, Ý thức người học mới là điều kiện Đủ»;
mà, ngoạn mục thay,
➙ để nuôi dưỡng Ý Thức Sống/Nhận Thức về tổ quốc.. có vạn triệu trùng trùng giải pháp thú vị, không chỉ loanh quanh trong mảnh vườn "Giáo Dục-Dạy•học/Học•dạy";
➙ Khái niệm "giáo dục sử cho hậu duệ" KHÔNG THỂ chỉ là.. 'bổn phận riêng' của "các bậc ăn lương"-mà là 'tài sản chung' của toàn xã hội, toàn dân tộc, cần chăm sóc, vun quén, diệt bọ sâu.
Việc ấy, tùy từng cái đầu-sẽ sinh sôi những lối đi phù hợp, đóng góp bằng cơ man cách khác nhau, mảnh vườn "Giáo Dục" chỉ là một 'sàn sân chính diện'.
• • •
Ảnh minh họa thứ 3 (lịch sử TỰ CHỌN), cho thấy.. một điển hình 'oan nghiệt' có thực:
"bị xâm lược" hay "đang được ủy nhiệm": – là chuyện còn kèo nèo, rên rỉ vài muôn kiếp chưa ngơi, tuy nhiên, việc một đất nước vốn tươi xinh lại TỰ ƯNG cắm mặt xuống bùn.. chắc 1.O.2 % do ông hàng xóm tham lam, gian ác ?, còn bản thân nước đó, dân tộc đó chắc.. quá thiện lành, nên đã.. chưa-bao-giờ TỰ CHỌN Lịch Sử cho chính mình chăng ?
Từ đây tới cuối năm, vài tháng bèo rong còn rớt lại dành cho một.. 'dân tộc' loay hoay ngụp sụp giữa.. trùng dương Sử liệu hỗn mang, lòa quáng (chắc do 'hàng xóm' in sách giáo khoa tuồn sang/ấn vào cho con em họ học để biến thành ác thú fashit ? Họ,.. 'có biết gì đâu' ? Vô tư muôn trùng).
Lịch sử thế giới ở ngưỡng 1/4 thế kỷ 21 đang "bonus" cho cái dân tộc bé xinh-tắm bùn ấy..một 'bài học tự chọn' muộn màng: ❛Lỗi bởi.. đổ thừa, mắt mờ do.. tại-bị❜. Và, đó, luôn là dạng tương lai.. dành cho hậu duệ nhiều dân tộc nữa, nếu lại ưng ưa..'tự chọn' vứt bỏ quá khứ để hoan ca theo lợi ích-hù dụ-phù du ■
Nguyễn Quang Vinh
Truyền đạt 1 chiều gây ít tương tác giữa học sinh và giáo viên là điều hiển nhiên. Nhưng quá chú trọng vào các thắng lợi sao lại cũng gây tình trạng trên? Vấn đề phương pháp giảng dạy ảnh hưởng đến tương tác thì đc nói nhiều nhưng giáo trình thì chưa thấy lần nào.
Còn việc chú trọng chiến thắng của dân tộc. Lịch sử mình được học ko có mấy gọi là chú trọng chiến thắng. Nếu ko thì đã chẳng ai biết đến cả chục thất bại của các cuộc khởi nghĩa kể từ lúc An Dương Vương thua trận cho đến lúc Ngô Quyền xưng vương. Chú trọng chiến thắng chỉ có mạng mẽo sau này nói là nhiều thôi.
Vả lại việc đề cao các chiến thắng cũng chẳng có gì là sai. Học lịch sử đâu phải để đi thi. Môn lịch sử hướng đến việc học sinh hiểu quá khứ đất nước như thế nào, yếu đuối nhưng cũng mạnh mẽ ra sao. Từ đó mới khơi dậy lòng tự hào, lòng yêu nước trong tâm trí người trẻ. Nhỡ tương lai có địch họa thì mới có lứa kế thừa.
Dạy 1 đứa trẻ theo cách thất bại thì ko thể có được 1 đứa trẻ thành công. Bậc làm cha mẹ luôn muốn dạy con mình như vậy nhưng sao lại ko dạy học sinh về những chiến thắng của cha ông. 1 con người cứ nghĩ quá khứ yếu đuối thì lấy động lực đâu mà hy sinh bản thân. Nếu bạn học lịch sử sẽ thấy 1 điểm rất chung khi 1 nước xâm lược nước khác, đó là việc hủy hoại sử sách của quốc gia đó từ Đông sang Tây. Vì hủy hoại sử sách 1 dân tộc là xóa tên dân tộc đó, không cho họ còn biết về tổ tiên quá khứ thì mất luôn khả năng phản kháng.
Nên việc đề cao chiến thắng ko có gì xấu, ai bảo đề cao quá, ăn mày dĩ vãng các kiểu mới là kẻ xấu vì ko muốn lứa trẻ biết đc cái quá khứ của cha ông. Chứ đề cao nó chẳng gây nên việc kém tương tác giữa học sinh và giáo viên. Mà cốt yếu ở phương pháp dạy, giáo viên ko kéo gần đc học sinh thì có nói gì cũng chả bao giờ tăng tương tác nổi.
Người ẩn danh
Thái Lương Phú
Rukahn
Tôi nghĩ vấn đề không nằm ở nội dung mà là cách day, cách giáo viên trình bày và để học sinh tiếp cận với nội dung bài học. Là người có hơn 10 năm kinh nghiệm đi gia sư môn lịch sử, tôi nhận thấy nếu sử dụng tốt các giáo cụ trực quan như game, boardgame, phim ảnh, kết hợp vs thực địa di tích lịch sử, bảo tàng sẽ kích phát tối đa sự, tò mò yêu thích ham học hỏi của Học sinh và khi em đã yêu rồi thì có cấm em vẫn học. Đơn giản như tôi xài game đế chế 1 cho chương trình kỳ 1 lịch sử 10 vậy. Hình ảnh sinh động trực quan, rõ nét, học sinh chơi đến đâu học đến đáy và hiểu luôn tại chỗ sẵn sàng cho các bài tập mang tính hỏi đáp hay tranh biện khi được giao.
Chớ còn thay đổi nội dung, nhồi nhét thếm kiến thức tôi nghĩ là trừ đội chuyên ra thì k ai nuốt nổi đâu. Tiện đây, tôi cũng bảo cái sách giáo khoa mới môn sử ấy, tôi cảm tưởng nó như giáo trình của sinh viên chuyên ngành sử cấp đại học vs học viện cmnr chứ sv cao đẳng học vẫn nặng quá