Các bạn ăn mít như thế nào?
Mít là một loài cây ăn quả phổ biến ở VN cũng như các nước trong khu vực. Chắc hẳn người Việt thì không ai mà chưa 1 lần ăn mít (ngoại trừ mấy em bé mới sinh :D). Vậy các bạn ăn mít như thế nào, có các cách chế biến nào khác không? Chia sẻ để xem nó như thế nào so với trái mít trong ẩm thực xứ Quảng nhé.
* Cập nhật: đây là cách "ăn" của người xứ Quảng
mít
,ẩm thực
Ngoài kiểu ăn bóc múi ra, mình đã từng được ăn món xôi mít này nè. Các bạn có cơ hội ra Hà Nội thưởng thức nhé.
Hoặc có thể copy công thức rùi về làm. Mình cũng từng làm thử rồi mà không được ngon như nhà hàng.
Công thức làm xôi mít
Nguyên Liệu:
- Mít múi: 300g (bỏ hạt), mít chọn mít chín cây được là tốt nhất, vi sẽ quyện vão xôi , vi mít chín ép ăn hơi sượng
- Gạo nếp: 300g
- Đường: 50g
- Nước cốt dừa: 20g ( Có thể dùng nước cốt dừa đóng hộp or tự vắt nhé các mẹ )
- Muối: một ít
- Bột bắp
- Dừa tươi sợi
Vừng rang hoặc đậu xanh rang chín
Cách làm:
- Gạo nếp vo sạch ngâm 6-8h, sau đó xả thật sạch, để ráo nước rồi trộn với một chút muối đem ra đồ chín thành xôi.
- Nước cốt dừa để được đặc sánh các mẹ có thể đun lên và cho chút bột ngô vào khi sánh là được.
- Khi xôi chín mình trộn nước cốt dừa vào.
- Mít bỏ hạt, dùng dao tách làm 2 nửa. Dùng thìa nhỏ xới xôi vào gọn trong miếng mít, rưới một chút nước cốt dừa và rắc vừng rang hoặc đậu xanh rang lên trên và thưởng thức.
Mình cũng làm theo hướng dẫn mà ko đc mượt mà như họ đâu. Hi, nhưng thấy lạ miệng nên ai cũng khen ngon.
Bin Bin
Ngoài kiểu ăn bóc múi ra, mình đã từng được ăn món xôi mít này nè. Các bạn có cơ hội ra Hà Nội thưởng thức nhé.
Hoặc có thể copy công thức rùi về làm. Mình cũng từng làm thử rồi mà không được ngon như nhà hàng.
Công thức làm xôi mít
Nguyên Liệu:
- Mít múi: 300g (bỏ hạt), mít chọn mít chín cây được là tốt nhất, vi sẽ quyện vão xôi , vi mít chín ép ăn hơi sượng
- Gạo nếp: 300g
- Đường: 50g
- Nước cốt dừa: 20g ( Có thể dùng nước cốt dừa đóng hộp or tự vắt nhé các mẹ )
- Muối: một ít
- Bột bắp
- Dừa tươi sợi
Vừng rang hoặc đậu xanh rang chín
Cách làm:
- Gạo nếp vo sạch ngâm 6-8h, sau đó xả thật sạch, để ráo nước rồi trộn với một chút muối đem ra đồ chín thành xôi.
- Nước cốt dừa để được đặc sánh các mẹ có thể đun lên và cho chút bột ngô vào khi sánh là được.
- Khi xôi chín mình trộn nước cốt dừa vào.
- Mít bỏ hạt, dùng dao tách làm 2 nửa. Dùng thìa nhỏ xới xôi vào gọn trong miếng mít, rưới một chút nước cốt dừa và rắc vừng rang hoặc đậu xanh rang lên trên và thưởng thức.
Mình cũng làm theo hướng dẫn mà ko đc mượt mà như họ đâu. Hi, nhưng thấy lạ miệng nên ai cũng khen ngon.
Hue Nguyen
Hi bạn!
Mít cũng là một trong những trái cây mà mình cũng rất thích. Hàng năm, cứ mỗi mùa mít là mình cứ phải zing về nhà ít nhất là 1 lần ăn cho đã.
Miền Bắc mình thì Mít thường có 2 loại: Mít Mật và Mít dai.
Mít dai: Thường thì có Cùi dày, màu vàng nhạt, ăn giòn và vị thường ngọt đậm.
Mít mật: Có màu vàng tươi, múi mềm, hơi nát, vị ngọt mát hơn.
1, Bạn hỏi, ăn Mít như thế nào?
Theo mình, chắc cũng chỉ đơn giản là ăn thôi, nhưng mình thường bóc Mít, sau đó cho vào tủ lạnh cho mát rùi mới ăn. Ngon lắm nhé.
Thêm nữa, mình được cái dễ ăn, nên trong quả Mít, ngoài múi Mít ra mình cũng có thể ăn cả xơ Mít (người ta thường gọi là Xơ cái), và hạt mít, mình có thể mang phơi, sau đó rang hoặc luộc lên ăn cũng ngon và bùi lắm nhé.
2, Các cách chế biến từ Mít.
Mình có 1 lần công tác tại Nghệ An, trong bữa ăn mình được thưởng thưc món Xơ mít muối chua, ăn cũng hay lắm nhé. Các bạn đố vui mình có đoán được món đó không, mình nhìn còn không phát hiện ra, sau khi ăn thấy cũng hơi có mùi mít mới hỏi thì các bạn nói đó là món "Nhút mít" . Thật thú vị.
Ngoài ra, mình cũng được ăn món khác được chế biến từ Mít như Chè Mít và sữa chua Mít rồi đấy.!
À, còn món Mít sấy khô đóng gói nữa nhé, Ăn cũng ngon lắm. Chẹp chẹp!
Comment xong, lại thấy nhớ món này roài, mà mùa này trái mùa, chắc không được ngon như chính vụ. ^-^.
Quan T
Chà. Chưa bao giờ mình nghĩ việc ăn mít lại có thêm nhiều thứ hay ho vậy. Trước giờ ăn mít chả nghĩ gì chỉ tập trung cảm nhận cái ngon. Giờ ăn mít chắc sẽ sẽ nhớ thêm cả đến những câu trả lời trong thread này :))
yen
Những người mắc bệnh như gan nhiễm mỡ, tiểu đường, suy thận mạn, người bị suy nhược, sức khỏe yếu không nên ăn mít vì lượng đường trong mít sẽ hấp thu nhanh khiến đường huyết tăng cao, nóng gan sẽ không tốt cho gan, thận…
Mít là trái cây quen thuộc của vùng nhiệt đới, có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có những tác dụng phụ nhất định của loại quả này bạn nên biết.
Ăn mít lúc đói
Mít là món ăn thơm ngon nhiều người yêu thích, nhưng nếu bạn đang đói mà ăn mít thì sẽ khiến hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, gây đầy bụng, khó tiêu chướng bụng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cách tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi đã ăn cơm khoảng 1-2 tiếng để đảm bảo không rước bệnh vào người.
Ăn quá nhiều mít
Trong thành phần dinh dưỡng của mít có chứa nhiều đường, và có lượng chất cao nên khi bạn ăn quá nhiều mít sẽ gây đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra, mít có tính cay nóng nên ăn nhiều sẽ gây nóng trong không tốt cho bạn dễ mắc bệnh rôm sảy, mẩn ngứa…
Những đại kỵ khi ăn mít, cần biết để khỏi ‘mang hoạ’ ảnh 1Người hay đầy bụng khó tiêu ăn mít sẽ khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao sẽ khiến bụng càng đầy và khó tiêu hơn. Ảnh minh họa: Internet
Ăn mít vào buổi tối
Mít rất thơm ngon nhưng dù mít có ngon tới mức nào thì cũng đừng bao giờ bạn chọn ăn mít vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao nhất là hạt mít bởi nó gây chướng bụng, khó tiêu ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn khiến bạn ọc ạch khó chị.
Ăn sữa chua cùng với mít
Thói quen của nhiều người là thich ăn sữa chua kết hợp với mít, hoặc mít trộn với hoa quả. Nhưng chính thói quen này lại khiến cho bạn rước bệnh mà không biết. Bởi thành phần dinh dưỡng của mít chứa nhiều đường khi kết hợp với hoa hoa sữa chua càng làm tăng thêm đường trong món ăn nên nếu ăn nhiều và ăn lúc đói sẽ gây cồn bụng khí chịu vì tính axit cao dễ dẫn tới bệnh dạ dày.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, những người sau không nên ăn mít:
Người hay nổi mụn nhọt, rôm sảy
Tuy mít giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp những người thường bị mụn nhọt, rôm sảy.
Người tăng huyết áp
Hàm lượng đường cao trong mít làm tăng đường huyết đột biến, gây choáng váng, hoa mắt.
Người có cơ địa nóng
Hàm lượng đường trong mít nhiều nên những người có cơ địa nóng không nên ăn mít.
Những đại kỵ khi ăn mít, cần biết để khỏi ‘mang hoạ’ ảnh 2Thói quen của nhiều người là thich ăn sữa chua kết hợp với mít, hoặc mít trộn với hoa quả. Nhưng chính thói quen này lại khiến cho bạn rước bệnh mà không biết. Bởi thành phần dinh dưỡng của mít chứa nhiều đường khi kết hợp với hoa hoa sữa chua càng làm tăng thêm đường trong món ăn nên nếu ăn nhiều và ăn lúc đói sẽ gây cồn bụng khí chịu vì tính axit cao dễ dẫn tới bệnh dạ dày. Ảnh minh họa: Internet
Người hay đầy bụng, khó tiêu
Người hay đầy bụng khó tiêu ăn mít sẽ khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao sẽ khiến bụng càng đầy và khó tiêu hơn.
Người thừa cân, béo phì
Mít chứa nhiều vitamin, nhiều đường. Nếu ăn quá nhiều mít sẽ khiến bạn không thể giảm cân hiệu quả.
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường nên không tốt cho gan, dễ gây nóng trong người.
Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít. Nếu ăn mít thì những người này cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ, khoảng 3 - 4 múi mít/ngày.
Người mắc bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn "kiêng chất đường". Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến khó kiểm soát hàm lượng đường trong máu.
Những đại kỵ khi ăn mít, cần biết để khỏi ‘mang hoạ’ ảnh 3Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít. Nếu ăn mít thì những người này cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ, khoảng 3 - 4 múi mít/ngày.
Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh ăn nhiều các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu
Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp. Với những người này nên tránh những trái cây nóng như mít, xoài... hoặc nếu ăn thì ăn lượng vừa phải, vừa ăn vừa thăm dò phản ứng của cơ thể.
Friendly Me
Ở chỗ em bổ trái mít ra rồi bóc thành những múi nhỏ, sau đó muốn bảo quản thì để vào hộp đem vào tủ lạnh ăn dần đó ạ. Hạt mít luộc ăn rất ngon nữa. E còn thấy dùng xơ mít thì có thể làm gỏi ăn nữa ^^
Mỹ Dung
đối với mít, thì đa phần là bóc múi để ăn liền. Nhưng mình nhớ nhất là bánh ít mít mà bà mình làm ngày mình còn bé. Mít được bóc múi, lấy hạt, hạt mít được luộc chín, bóc vỏ đem giã nhuyễn cùng đậu xanh hầm nhuyễn, trộn đều với đường và một ít đậu phộng rang vàng giã nhuyễn tạo nên phần nhân vô cùng hấp dẫn. Sau đó vo viên nhân, cho vào múi mít, và đem đi hấp chín. Mùi thơm, vị ngọt của mít hòa quyện với vị béo, bùi, thơm của nhân. Đến bây giờ mình vẫn không quên được hương vị ấy. Nhớ lắm
Ghost Wolf
Như nào á, bổ ra thành mấy mảnh, bóc múi ra khỏi xơ ăn luôn hoặc bỏ vào hộp nhét tủ lạnh thôi. Hầu hết là ăn trực tiếp luôn chứ chẳng chế biến gì hết.
Đôi khi thì mình có mua mít sấy khô về ăn nữa.
Mỹ Dung
Đối với mít non, thì có hai món ngon khác đó là gỏi mít non và mít kho nước dừa.
Mít non hái về được gọt vỏ, rửa sạch cho hết mủ, thái lát đem luộc chín. Mít non khi luộc xong, vớt ra để nguội và ráo, sau đó xé nhỏ. Rau thơm: húng lủi, quế, rau răm, ngò gai, có thể cho thêm phần da (bì) heo luộc, thái lát mỏng, nước trộn gỏi: nước mắm, ớt, đường, chanh, và đậu phộng rang vàng. Trộn gỏi, cho đậu phộng lên sau cùng. Ăn kèm cùng bánh tráng, dân dã nhưng ngon vô cùng.
Mít kho nước dừa: Mít non hái về được gọt vỏ, rửa sạch cho hết mủ, thái miếng, chiên vàng 2 mặt. Xếp vào nồi, ướp gia vị: hạt nêm, muối, đường, bột ngọt, hạt tiêu, hành tím, 1 dầu hào nấm, trộn đều cho thấm, sau đó cho nước dừa vào kho đến khi nước còn sệt lại, mít mềm là được. Có thể cho thêm một ít nấm rơm, nếu thích, Món này ăn với cơm hoặc bánh mì, đưa cơm những ngày mưa.
Người ẩn danh