Các ảnh trên wikipedia.com có phải là ảnh có bản quyền không?

  1. Công nghệ thông tin

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

Bạn muốn nói đến trang wiki nào?

Nhưng nói chung ảnh trên web rất dễ lấy, bạn có thể chọn mở ảnh trong tab, hoặc tải ảnh về. Nếu không đc bạn có thể chọn tìm những hình giống hình ảnh đó bằng google. Hoặc nếu phương án cuối cùng, bạn có thể mở ảnh đó ở độ phân giải lớn nhất, đặt chế độ toàn mình hình và chụp ảnh màn hình lại. Dùng các trình sửa ảnh cắt bỏ những cái ko cần thiết là đc.

Trả lời

Bạn muốn nói đến trang wiki nào?

Nhưng nói chung ảnh trên web rất dễ lấy, bạn có thể chọn mở ảnh trong tab, hoặc tải ảnh về. Nếu không đc bạn có thể chọn tìm những hình giống hình ảnh đó bằng google. Hoặc nếu phương án cuối cùng, bạn có thể mở ảnh đó ở độ phân giải lớn nhất, đặt chế độ toàn mình hình và chụp ảnh màn hình lại. Dùng các trình sửa ảnh cắt bỏ những cái ko cần thiết là đc.

Chào bạn, bạn vào wikipedia.com, ở bên dưới có ghi rõ nội dung phát hành (đăng tải) trên trang web này được cung cấp theo giấy phép (bản quyền) Creative Commons. Cụ thể là ở đây là giấy phép CC BY SA

Bạn nên đọc mô tả về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng nội dụng của trang đó đó tại link sau.

Nói ngắn gọn hơn là bạn có thể sử dụng, đưa vào sản phẩm thương mại, nhưng phải có ghi rõ nguồn (BY), và phải chia sẻ tương tự (Share Alike) tác phẩm của bạn.


Những giấy phép Creative Commons (CC) cho phép người giữ bản quyền trao cho cộng đồng tất cả hoặc một phần quyền lợi của họ trong khi vẫn giữ lại cho mình một số quyền thông qua các mô hình ghi giấy phép và thỏa thuận khác nhau trong đó có dâng tặng vào lĩnh vực công cộng hoặc điều khoản giấy phép nội dung mở

4 yếu tố tùy chọn của hệ thống giấy phép CC:
Ghi công - Attribution (BY): đây là yếu tố bắt buộc cho tất cả các giấy phép CC
Phi thương mại - NonCommercial (NC): không sử dụng tác phẩm vào mục đích thương mại
Không có phái sinh - NoDerivative (ND): không cho phép sửa đổi tác phẩm gốc
Chia sẻ tương tự - ShareAlike (SA): tác phẩm phái sinh phải mang giấy phép như tác phẩm gốc ban đầu
Dựa vào 4 yếu tố tùy chọn, hệ thống Creative Commons có 7 giấy phép tiêu chuẩn, bao gồm:
Các loại giấy phép của hệ thống cấp phép mở Creative Commons
CC zero (CC0): Giấy phép đặc biệt, nội dung nằm trong phạm vi công cộng, người nhận giấy phép được phép làm bất kỳ điều gì với tác phẩm đó
CC – ghi công (CC BY): được phép chia sẻ (sao chép, phân phối lại ndung trong bất kỳ phương tiên hay định dạng nào), tùy biến (pha trộn, biến đổi và xây dựng dựa vào tác phẩm đó vì bất kỳ mục đích gì, kể cả thương mại hóa), miễn là thừa nhận ghi công đúng cho tác giả
CC – ghi công – chia sẻ tương tự (CC BY- SA): đc phép chia sẻ, tùy biến, thương mại hóa, miễn là ghi công đúng cho tác giả; sản phẩm phái sinh nếu có sẽ phải mang giấy phép giống sản phẩm gốc
CC – Ghi công – Phi thương mại (CC BY-NC): dc phép chia sẻ, tùy biến nhưng ko dc phép sử dụng tác phẩm vào mục đích TM, luôn phải thừa nhận ghi công đúng cho tác giả khi sử dụng sản phẩm đó
CC – Ghi công – Phi TM – Chia sẻ tương tự (CC BY – NC – SA): dc phép chia sẻ, tùy biến nhưng ko dc phép sử dụng vào mục đích TM, tác phẩm phái sinh nếu có sẽ phải mang giấy phép giống sản phẩm gốc, luôn phải thừa nhận ghi công đúng cho tác giả khi sử dụng sản phẩm đó
CC – Ghi công – Ko có phái sinh (CC BY – ND): đc phép chia sẻ (dù mục đích TM hay ko TM), nhưng ko dc sửa đổi, luôn phải thừa nhận ghi công đúng cho tác giả khi sử dụng sản phẩm đó
CC – Ghi công – Phi TM – Ko có tính phái sinh (CC BY – NC – ND): đc phép chia sẻ, nhưng ko dc sử dụng cho mục đích TM, ko dc sửa đổi tác phẩm, luôn phải thừa nhận ghi công đúng cho tác giả khi sử dụng sản phẩm đó
Các giấy phép Creative Commons có thể cấp cho dữ liệu mở:
Chỉ các giấy phép CC0, CC BY và CC BY-SA mới có thể trao cho dữ liệu mở được (Áp dụng với định nghĩa Dữ liệu mở của tổ chức Tri thức Mở Quốc tế (Open Knowledge International): “Dữ liệu mở là dữ liệu bất kỳ ai cũng có thể tự do sử dụng, sử dụng lại và phân phối lại - chỉ phải tuân thủ, nhiều nhất, yêu cầu thừa nhận ghi công và chia sẻ tương tự”)
Một số ví dụ dữ liệu mở cấp phép CC của các nước trên Thế giới
- Chính phủ liên bang Úc (Australia Federal Government): Ba trong số các nguồn dữ liệu chính phủ liên bang lớn nhất của Úc: Cục Thống kê Úc (ABS), Khoa học Địa chất Úc và dữ liệu beta tại beta.gov.gov đều được đăng ký CC BY
- Chính phủ Hy Lạp đã mở kho dữ liệu không gian địa lý của mình bằng cách thực hiện quyền CC trên geodata.gov.gr/geodata. Dữ liệu sẽ đc cấp giấy phép CC BY hoặc CC BY-SA tùy theo loại dữ liệu.
- Chính phủ Ý:
Viện Thống kê Quốc gia của Ý đã mở tất cả dữ liệu trên trang web của mình theo giấy phép CC BY.
Phòng đại biểu Ý (The Italian Chamber of Deputies) chia sẻ dữ liệu của mình thông qua CC BY-SA.
Bộ Giáo dục, Đại học và Nghiên cứu của Ý (The Italian Ministry of Education, University and Research) cũng đã khai trương Cổng dữ liệu mở của mình theo CC BY.
- Chính phủ New Zealand: Bộ Đất đai và môi trường của New Zealand (New Zealand's Ministry for the Environment’s Land) công bố mở bộ dữ liệu của mình theo giấy phép CC BY trên trang web
- Chính phủ UK: Công bố dữ liệu mở thông qua cổng thông tin data.gov.uk theo giấy phép CC BY
- Chính phủ Basque: Năm 2009, chính phủ Basque đã mở dữ liệu của mình thông qua cổng dữ liệu Open Data Euskadi, cấp phép tất cả các dữ liệu công khai của mình theo CC BY