Buồn vui thất thường có phải là biểu hiện của rối loạn lo âu?

  1. Tâm lý học

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần hiểu "Lo âu và rối loạn lo âu là gì?"

1. Lo âu là một phản ứng tự nhiên của con người, chẳng hạn bạn phải đối mặt với một kì thi quan trọng, bạn lo lắng về kết quả, bạn mất ăn mất ngủ để ôn bài, bạn bước vào phòng thi trong tâm trạng thấp thỏm, thậm chí thi xong rồi vẫn còn hồi hộp chờ xem điểm cao hay thấp. Khi biết điểm bạn không còn lo âu nữa. Tuy nhiên, khi tác nhân gây căng thẳng không còn mà bạn vẫn thấy lo sợ, đôi khi không biết mình lo sợ vì cái gì và công việc, học tập, giao tiếp bị ảnh hưởng thì lo âu lúc này đã chuyển sang trạng thái bệnh lý, gọi là rối loạn lo âu.

2. Rối loạn lo âu (Anxiety disorder) là rối loạn cảm xúc, với các đặc trưng cơ bản như sự lo lắng, sợ hãi quá mức, dai dẳng hoặc kéo dài nhiều ngày hoặc xuất hiện thành cơn đột ngột, cấp tính, mãnh liệt. 

Rối loạn lo âu gồm các dạng rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ chuyên biệt (sợ độ cao, sợ chích thuốc, sợ thấy máu...).

Những biểu hiện cơ bản của rối loạn lo âu bao gồm: 

- Cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bồn chồn

- Nhịp tim nhanh, thở nông, thở gấp

- Đổ mồ hôi nhiều, tay chân run

-  Luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối

-  Không tập trung, hay lơ đãng

 - Biếng ăn, rối loạn tiêu hóa

- Mất ngủ, khó ngủ.

Như vậy, buồn vui thất thường nếu không kèm theo các biểu hiện tâm lý khác có liên quan... thì chưa thể kết luận đó có phải là rối loạn lo âu hay không. 

Nguồn: Nguyễn Thị Tứ (chủ biên) (2018), Giáo trình Tâm lý học giáo dục, NXB ĐHSP TP. HCM và tổng hợp. Ảnh từ trangtamly.blog.

gad-321high-472x321
Từ khóa: 

rối loạn lo âu

,

tâm lý học

,

tâm lý học

Câu hỏi kèm luôn câu trả lời từ SGK thế này thì mình cũng chỉ biết đồng ý 😅
Mình chưa tìm hiểu sâu mấy khái niệm trong sách lắm. Nhưng chắc chắn người để cảm xúc dẫn dắt là người thiếu nghị lực. Lại còn hay lo âu tức là nhiều vọng tưởng cho tương lai. Xác suất thất bại trong trường hợp này khá cao. Vậy giờ cải thiện thôi, tập luyện và kiên trì để có nghị lực, bớt ảo tưởng thì không phải nặng gánh lo âu. Nói chung không biết nhiều cũng khổ, biết quá nhiều cũng khổ, biết lựa để cải thiện thì không khổ.
Trả lời
Câu hỏi kèm luôn câu trả lời từ SGK thế này thì mình cũng chỉ biết đồng ý 😅
Mình chưa tìm hiểu sâu mấy khái niệm trong sách lắm. Nhưng chắc chắn người để cảm xúc dẫn dắt là người thiếu nghị lực. Lại còn hay lo âu tức là nhiều vọng tưởng cho tương lai. Xác suất thất bại trong trường hợp này khá cao. Vậy giờ cải thiện thôi, tập luyện và kiên trì để có nghị lực, bớt ảo tưởng thì không phải nặng gánh lo âu. Nói chung không biết nhiều cũng khổ, biết quá nhiều cũng khổ, biết lựa để cải thiện thì không khổ.

Buồn vui thất thường có thể là dấu hiệu của Rối loạn lưỡng cực

Các triệu chứng rối loạn lưỡng cực thường đan xen nhau, có thể xảy ra nhanh chóng trong thời gian ngắn hay kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Thường thấy là các biểu hiện trầm cảm, trạng thái quá khích, suy nghĩ phô trương, hưng phấn, nói nhanh, lãng trí, tăng hoạt động tình dục, sùng đạo, tiêu xài lãng phí, ảo giác, ảo tưởng. Khi ở giai đoạn vui vẻ quá mức, bệnh nhân thường không kiểm soát được nhịp độ suy nghĩ, nói chuyện, hay chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác rất nhanh nên đôi lúc làm người nghe không hiểu được. Hoặc bệnh nhân ngủ rất ít nhưng vẫn không thấy mệt. Bệnh nhân cũng có cảm giác mình là vô địch, nghĩ rằng không có trở ngại nào có thể ngăn cản mình hoàn thành công việc hoặc dự kiến làm quá nhiều việc trong ngày mà không thể nghỉ ngơi hay ngồi yên và dễ nổi cơn giận dữ bất ngờ, nhất là khi các ý tưởng trong hoang tưởng tự cao bị người xung quanh phê bình hay cản trở.

Còn khi đã chuyển sang giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân luôn cảm thấy buồn hay lo lắng, cảm giác không còn sức lực, luôn luôn mệt mỏi... Ngoài ra, bệnh nhân cũng bị sụt cân hay tăng cân do ăn quá nhiều hoặc chán ăn mà không phải do theo một chế độ đặc biệt nào. Người bị rối loạn lưỡng cực còn cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm và gặp khó khăn khi muốn tập trung chú ý hay khi phải ra một quyết định nào đó, cảm thấy bồn chồn, dễ tức giận, mất ngủ hay ngủ quá nhiều và thường xuyên nghĩ đến cái chết hay có hành động chuẩn bị tự tử.