"Bức xúc không làm ta vô can" - Phản ứng như thế nào với những vấn đề "nhạy cảm"?
Mình mượn tựa đề sách của Nguyễn Hoàng Giang đển nói về Cách phản ứng ra sao với những vấn đề “nhạy cảm”. Những vấn đề được liệt kê vào nhóm “khó nói” như: tôn giáo, lịch sử, chính trị, kinh tế.
Vì sao rất khó để bàn luận một cách rạch ròi những vấn đề trên:
- Vì thiếu thông tin, thông tin không được kiểm chứng, thông tin sai lệch tràn lan: “Dân trí Việt Nam thấp” – vậy dân trí được đo lường bởi những yếu tố nào, có số liệu thống kê về yếu tố đó ở Việt Nam không
- Vì những vấn đề khi đi vào chuyên sâu không phải ai cũng có chuyên môn đó: Các ban hành luật, đánh giá luật ra sao, hướng dẫn thi hành thế nào, ảnh hưởng của bộ luật tới kinh tế và các thành phần xã hội có liên quan ra sao
- Vì những vấn đề đó phức tạp và có sự ảnh hưởng qua lại, giao thao tới các vấn đề khác của xã hội: Việt thông qua hay bãi bỏ một bộ luật có thể ảnh hưởng tới kinh tế, ổn định chính trị, xã hội vậy ảnh hưởng tới những bộ phận nào của xã hội, ảnh hưởng trong bao lâu?
- Khả năng tư duy, hiểu biết của mỗi người, thông tin mỗi người nhận được là khác nhau. Nếu không bình tĩnh thì những status thể hiện “quan điểm cá nhân” sẽ dễ dẫn tới tranh luận rồi hâu quả thường thấy là hai phe “ném chữ vào mặt nhau”
- Mạng xã hội bây giờ không chỉ có mỗi bạn bè người thân còn có những mối quan hệ xã giao, đồng nghiệp, sếp, đối tác. Những vấn đề “khó nói” trên thường tạo ra cảm xúc mạnh, dẫn đến hậu quả là nhiều người quên đi mà đánh giá một cá nhân chỉ vì quan điểm về một vấn đề nào đó
Đối với những vấn đề nhạy cảm vừa qua mình thường im lặng, tìm đọc những thông tin ”chính thống”, xác thực và tìm hiểu kỹ thật kỹ, tự bổ xung kiến thức cho bản thân trước khi đưa ra bất kì quan điểm hay ký ủng hộ một yêu cầu nào đó.
Bản thân tự nhận thấy vẫn chưa đủ kiến thức và thông tin để khẳng định rằng Phản đối hay không phản đối một dự luật nào đó được.
Còn bạn thì sao? Bạn đã phản ứng ra sao trong những ngày vừa rồi??
(Nguồn ảnh: Đơn vị tác chiến điện tử)
phong cách sống
Nội dung liên quan