Bức tranh lớn ngành Công nghệ thông tin, bạn đã biết chưa?
Bài viết dưới đây liệt kê ra những ngành thường được mọi người quan tâm trong CNTT:
1. Công nghệ thông tin (Information Techonology)
Ngành CNTT là một ngày chung, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về khoa học tự nhiên, các kiến thức cơ bản như mạng máy tính, an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm,…đồng thời người học sẽ được lựa chọn kiến thức chuyên ngành chuyên sâu như Hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm, Mạng- truyền thông máy tính, khoa học máy tính.
2. Khoa học máy tính (Computer Science)
Bạn sẽ học những thứ liên quan đến hệ thống máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Khoa học máy tính có thể đảm nhận các vị trí xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống máy tính trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp;Các công ty phần mềm, xây dựng website, gia công phần mềm, các công ty tư vấn về lĩnh vực CNTT, các công ty tư vấn và bản trì về mạng và các thiết bị máy tính…,
3. Kỹ nghệ phần mềm (Software Engineering)
Ngành kỹ thuật phần mềm cũng học một số môn tương tự như Khoa học máy tính, tuy nhiên chuyên thiên về quy trình xây dựng, quản lý và bảo vệ hệ thống phần mềm.; nên bạn học thêm 1 số môn như: Quy trình phát triển phần mềm, Kiểm thử phần mềm. Học ngành này có thể ứng dụng để phát triển sản phẩm game, viết website, gia công phần mềm cho các công ty trong và ngoài nước,..
4. Hệ thống thông tin (Information Systems)
Hệ thống thông tin là sự kết hợp của phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, và phân phối các dữ liệu, thông tin và tri thức hữu ích một cách đặc trưng trong bối cảnh của tổ chức để thiết kế hệ thống dựa trên yêu cầu của khách hàng. Bạn sẽ phải học một số môn liên quan tới Thương mại điện tử, cách thức các doanh nghiệp hoạt động. Khi ra trường bạn sẽ làm ở vị trí Business Analyst (BA).
5. Hệ thống nhúng (Embedded System)
Ngành này tập trung vào việc xử lý tín hiệu số, thiết kế mạch điện và linh kiện. Khi ra trường, bạn cũng là lập trình viên, nhưng lập trình cho các thiết bị, mạch điện
6. Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)
Ngành này đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật máy tính nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Sau khi hoàn thành chương trình, kỹ sư ngành kĩ thuật máy tính có khả năng nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính.
7. An toàn thông tin (Infomation Security)
Ngành này tập trung về bảo mật, bạn sẽ được học về kiến trúc hệ thống, mã hóa, bảo mật, những phương thức hack và cách phòng chống. Tốt nghiệp ngành này, bạn có thể trở thành hacker mũ trắng hoặc chuyên viên bảo mật cho các công ty.