Brexit là gì: Điều gì châm ngòi cho Brexit ? Lý do cho việc Anh ra đi hay ở lại EU ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Brexit là một cụm từ được ghép từ hai từ: “Britain” chỉ nước Anh và “exit” chỉ hành động rời khỏi EU. Đây không phải lần đầu tiên việc ghép từ như thế này được sử dụng, vì từ năm 2012, khi Hy Lạp phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng, người ta cũng đã nhắc đến “Grexit” (kết hợp giữa “Greece” và “exit”) để nói tới nguy cơ nước này có thể phải rời khỏi EU. Brexit cũng xuất hiện trong năm 2012, khi mà ngày càng có nhiều người Anh phản đối EU và nghi hoặc về quan hệ giữa Anh và cộng đồng này. Khi cuộc trưng cầu dân ý chính thức được mở ra, Brexit đã trở thành một “từ khóa” được dùng để nói đến việc Anh rời khỏi EU nói riêng cũng như về cuộc trưng cầu nói chung. Mối quan hệ giữa Anh và EU không phải lúc nào cũng “êm đẹp”, nhưng nhờ những thương lượng và thỏa thuận liên tục của các nhà lãnh đạo Anh và những người đứng đầu EU, mối quan hệ này đã được duy trì trong suốt 40 năm qua. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, khi EU bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp năm 2010 và giờ là cuộc khủng khoảng nhập cư, nhiều người Anh một lần nữa lại nghi hoặc về mối quan hệ giữa Anh và EU. Nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, nhưng có lẽ hơn cả là thuyết phục người dân bầu cho Đảng Bảo thủ của mình, năm 2013, Thủ tướng Anh David Cameron đã hứa sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý quyết định số phận của Anh ở EU nếu Đảng Bảo thủ của ông này chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện Anh. Và giờ, để giữ đúng lời hứa của mình, Thủ tướng David Cameron đã quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý này vào ngày 23 tháng 6 năm 2016. Cuộc trưng cầu dân ý quyết định số phận ra đi hay ở của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong Liên minh châu Âu đã diễn ra vào ngày 23 tháng 6 năm 2016. Và dù kết quả cuộc trưng cầu cho thấy người Anh đã chọn rời khỏi EU, hiện nay ở đât nước này vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều về việc ra đi hay ở lại. 1. VẤN ĐỀ VỀ NGƯỜI NHẬP CƯ Vì sao nên ra đi Nước Anh vẫn là một điểm đến lý tưởng cho những người dân nhập cư từ những đất nước kém phát triển hơn mong muốn tạo dựng sự nghiệp tại quốc gia này. Lượng dân nhập cư cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành lạo động, đặc biệt ở những phân khúc đòi hỏi kỹ năng thấp. Điều này được cho là nhân tố khiến mức lương của người lao động Anh bị hạ thấp đáng kể và gây áp lực lên các dịch vụ công cộng. Anh Quốc chỉ có thể kiểm soát tình trạng nhập cư một khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu, vì quyền tự do đi lại đồng nghĩa với việc các công dân EU có quyền tự do sinh sống và làm việc ở Anh. Vì sao nên ở lại Một luận điểm trái chiều cho rằng việc rời khỏi EU sẽ không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng di cư mà sẽ chỉ đem đến thêm gánh nặng cho nước Anh, vì hoạt động kiểm soát biên giới châu Âu sẽ chuyển từ thị trấn Calais (Pháp) sang thị trấn Dover (Anh). Ngoài ra, làn sóng nhập cư không phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ví dụ như những người nhập cư từ EU thường đóng thuế nhiều hơn số tiền trợ cấp mà họ nhận được. 2. TỘI PHẠM Vì sao nên ra đi Lệnh Truy nã Liên minh châu Âu (European Arrest Warrant) đồng nghĩa với việc công dân Anh có thể bị đưa đến nước ngoài và bị xử ở các tòa án nước khác. Việc rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ chấm dứt tình trạng này. Vì sao nên ở lại Những tên tội phạm hiếp dâm, giết người hay các tội phạm nghiêm trọng khác phạm tội ở Anh rồi trốn sang nước ngoài chỉ có thể bị bắt nhờ Lệnh Truy nã Liên minh châu Âu. Do vậy, rời khỏi EU sẽ khiến Lệnh này không còn được áp dụng với Anh và ngăn chặn việc thực thi công lý. 3. GIAO THƯƠNG Vì sao nên ra đi Những người ủng hộ Anh rời EU chô rằng mối quan hệ của Anh với EU đang ngăn cản nước này tập trung vào các thị trường mới nổi- ví dụ như Trung Quốc và Ấn Độ. Rút khỏi EU sẽ cho phép Anh đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của mình. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Anh sẽ không còn phải tuân theo các quy định ngặt nghèo của EU. Vì sao nên ở lại 44% hàng xuất khẩu của Anh là đến các nước thành viên EU, thế nên rút khỏi EU sẽ tạo rào cản thương mại với các nước này và ảnh hưởng đáng kể đến giao thương của Anh của Anh nói riêng và nền kinh tế nước này nói chung.. 4. LUẬT PHÁP Vì sao nên ra đi Rất nhiều bộ luật ở Anh được tạo nên bởi các nhà lập pháp tại Brussels và quyết định của Tòa án Công lý châu Âu (European Court of Justice). Điều này đã hạn chế quyền tự chủ của các tòa án nước Anh. Vì sao nên ở lại Trong chiến dịch thúc đẩy Anh rời khỏi EU, giới truyền thông đã phóng đại về số lượng luật được ban hành bởi Ủy ban châu Âu mà Anh phải tuân thủ nhằm vẽ ra viễn cảnh “dễ thở” hơn khi Anh rời khỏi cộng đồng này. Tuy nhiên nếu nước Anh ở lại và cùng tham gia vào hoạt động lập pháp của châu Âu thì quốc ga này sẽ được hưởng những thành quả lập pháp từ những chuyên gia hàng đầu của khối này. 5. VIỆC LÀM Vì sao nên ra đi Bên ủng hộ ra đi nói rằng những hậu quả tiềm tàng của tình trạng thất nghiệp do rời khỏi EU đã bị phóng đại. Họ lập luận rằng chỉ cần thực hiện các khoản đầu tư theo bước của các nước Bắc Âu không thuộc EU thì nước Anh vẫn có thể tồn tại và thậm chí còn nở rộ về mặt kinh tế như những nước trên .Vì sao nên ở lại Hiện nay có khoảng 3 triệu việc làm ở Anh có liên hệ trực tiếp tới EU, do vậy, nếu rời EU, có rất nhiều người lao động sẽ có thể mất việc làm. Mỗi ngày, Anh nhận được 66 triệu Bảng tiền đầu tư từ EU, do vậy, một khi rời khỏi EU,số lượng doanh nghiệp đầu tư vào Anh sẽ giảm đáng kể. 6. VỊ THẾ Vì sao nên ra đi Anh không cần ở trong EU để có được vị thế trên trường quốc tế. Bằng việc mở lại hợp tác với Khối Liên hiệp Anh, nước Anh có thể có quyền lực và vị thế ngang với khi là một thành viên của EU. Vì sao nên ở lại Anh sẽ bị “bỏ rơi” nếu rời khỏi EU, theo lời cựu Phó thủ tướng Anh Nick Clegg. Trong một thời đại toàn cầu hóa, vị thế của Anh sẽ được bảo vệ tốt nhất nếu Anh là một thành viên của cộng đồng EU. 7. TÀI CHÍNH Vì sao nên ra đi Bên ủng hộ Anh rời EU tin rằng tình trạng tháo chạy vốn sẽ không thể xảy ra. London vẫn sẽ là trung tâm tài chính hàng đầu ngoài châu Âu và các ngân hàng vẫn sẽ đặt trụ sở tại Anh vì lợi ích thuế. Vì sao nên ở lại Các ngân hàng sẽ “tháo chạy” khỏi Anh và trung tâm tài chính London sẽ sụp đổ nếu Anh rời EU. Chính những lợi thế thương mại có được khi Anh là thành viên Liên minh châu Âu đã giúp các ngân hàng nói riêng và nền tài chính nước Anh nói chung phát triển mạnh mẽ. 8. TỰ CHỦ Vì sao nên ra đi Nghị viên Anh đã không còn tự chủ kể từ khi Anh gia nhập EU. Với việc EU đang hướng tới “một liên minh với mức độ thống nhất ngày càng cao” và sự hội nhập kinh tế nhiều hơn sau cuộc khủng hoảng đồng euro, nước Anh tốt nhất nên rời EU trước khi các cam kết với tổ chức này trở nên chặt chẽ và nhiều ràng buộc hơn. Vì sao nên ở lại Trong một thế giới toàn cầu hóa, mỗi quốc gia cần hợp tác với nhau nhiều hơn nếu nếu muốn phát triển thịnh vượng và bền vững. Việc đòi hỏi tự chủ chỉ đồng nghĩa với việc cô lập bản thân mình. 9. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Vì sao nên ra đi Anh sẽ sớm bị yêu cầu đóng góp lược lượng cho quân đội EU và điều này sẽ làm suy giảm lực lượng quân đội độc lập của Anh. Sau khi rời EU, Anh vẫn có thể hợp tác với các nước châu Âu khác để chống khủng bố, giống như nước Mỹ vậy. Vì sao nên ở lại Các nước châu Âu đang đều phải đối mặt với mối đe dọa IS, do vậy chỉ có hợp tác cùng nhau thì các nước mới có thể đối phó với vấn đề này.10. MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG Vì sao nên ra đi Các quy định về môi trường của EU có thể là những gánh nặng với các doanh nghiệp Anh và khiến chi phí năng lượng tăng cao. Kể cả khi Anh rời khỏi EU, các nước châu Âu khác vẫn sẽ muốn bán điện cho Anh. Hơn nữa, khác với nhiều nước thành viên EU, phần lớn nguồn dầu khí của Anh đến từ Na- uy chứ không phải Nga. Vì sao nên ở lại An ninh năng lượng của Anh sẽ được đảm bảo hơn vì các thỏa thuận năng lượng được thực hiện theo một khối liên minh. Đông thời, nhờ các quy định của EU, Anh sẽ có nguồn nước và không khí sạch hơn và lượng phát thải CO2 thấp hơn. 11. GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU Vì sao nên ra đi Chỉ 3% tổng chi phí cho R&D của Anh là do EU hỗ trợ. Một khi rời khỏi EU, Anh có thể dùng khoản phí thành viên hàng năm phải đóng góp cho EU để đầu tư hỗ trợ các dự án giáo dục và khóa học khác. Vì sao nên ở lại Rất nhiều trường đại học ở Anh nhận các khoản hỗ trợ nghiên cứu từ EU và nhiều nhà khoa học hàng đầu của nước này đến từ các quốc gia khác ở châu Âu. 12. DU LỊCH VÀ SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI Vì sao nên ra đi Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy rời EU sẽ khiến việc du lịch châu Âu của người Anh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các đạo luật quốc tế hiện hành sẽ bảo vệ những người Anh đang sống và làm việc ở các nước khác thuộc EU. Vì sao nên ở lại Nhờ là một thành viên của EU, người Anh đang được hưởng ưu đãi về giá cho các chuyến bay đến châu Âu và phí điện thoại di động. Ngoài ra, không có gì bảo đảm chắc chắn rằng những công dân Anh đang sinh sống và làm việc tại các nước khác thuộc EU sẽ tiếp tục được ở lại các nước này sau khi Anh rời EU.
Trả lời
Brexit là một cụm từ được ghép từ hai từ: “Britain” chỉ nước Anh và “exit” chỉ hành động rời khỏi EU. Đây không phải lần đầu tiên việc ghép từ như thế này được sử dụng, vì từ năm 2012, khi Hy Lạp phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng, người ta cũng đã nhắc đến “Grexit” (kết hợp giữa “Greece” và “exit”) để nói tới nguy cơ nước này có thể phải rời khỏi EU. Brexit cũng xuất hiện trong năm 2012, khi mà ngày càng có nhiều người Anh phản đối EU và nghi hoặc về quan hệ giữa Anh và cộng đồng này. Khi cuộc trưng cầu dân ý chính thức được mở ra, Brexit đã trở thành một “từ khóa” được dùng để nói đến việc Anh rời khỏi EU nói riêng cũng như về cuộc trưng cầu nói chung. Mối quan hệ giữa Anh và EU không phải lúc nào cũng “êm đẹp”, nhưng nhờ những thương lượng và thỏa thuận liên tục của các nhà lãnh đạo Anh và những người đứng đầu EU, mối quan hệ này đã được duy trì trong suốt 40 năm qua. Tuy nhiên, kể từ năm 2010, khi EU bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp năm 2010 và giờ là cuộc khủng khoảng nhập cư, nhiều người Anh một lần nữa lại nghi hoặc về mối quan hệ giữa Anh và EU. Nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, nhưng có lẽ hơn cả là thuyết phục người dân bầu cho Đảng Bảo thủ của mình, năm 2013, Thủ tướng Anh David Cameron đã hứa sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý quyết định số phận của Anh ở EU nếu Đảng Bảo thủ của ông này chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện Anh. Và giờ, để giữ đúng lời hứa của mình, Thủ tướng David Cameron đã quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý này vào ngày 23 tháng 6 năm 2016. Cuộc trưng cầu dân ý quyết định số phận ra đi hay ở của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong Liên minh châu Âu đã diễn ra vào ngày 23 tháng 6 năm 2016. Và dù kết quả cuộc trưng cầu cho thấy người Anh đã chọn rời khỏi EU, hiện nay ở đât nước này vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều về việc ra đi hay ở lại. 1. VẤN ĐỀ VỀ NGƯỜI NHẬP CƯ Vì sao nên ra đi Nước Anh vẫn là một điểm đến lý tưởng cho những người dân nhập cư từ những đất nước kém phát triển hơn mong muốn tạo dựng sự nghiệp tại quốc gia này. Lượng dân nhập cư cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành lạo động, đặc biệt ở những phân khúc đòi hỏi kỹ năng thấp. Điều này được cho là nhân tố khiến mức lương của người lao động Anh bị hạ thấp đáng kể và gây áp lực lên các dịch vụ công cộng. Anh Quốc chỉ có thể kiểm soát tình trạng nhập cư một khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu, vì quyền tự do đi lại đồng nghĩa với việc các công dân EU có quyền tự do sinh sống và làm việc ở Anh. Vì sao nên ở lại Một luận điểm trái chiều cho rằng việc rời khỏi EU sẽ không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng di cư mà sẽ chỉ đem đến thêm gánh nặng cho nước Anh, vì hoạt động kiểm soát biên giới châu Âu sẽ chuyển từ thị trấn Calais (Pháp) sang thị trấn Dover (Anh). Ngoài ra, làn sóng nhập cư không phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ví dụ như những người nhập cư từ EU thường đóng thuế nhiều hơn số tiền trợ cấp mà họ nhận được. 2. TỘI PHẠM Vì sao nên ra đi Lệnh Truy nã Liên minh châu Âu (European Arrest Warrant) đồng nghĩa với việc công dân Anh có thể bị đưa đến nước ngoài và bị xử ở các tòa án nước khác. Việc rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ chấm dứt tình trạng này. Vì sao nên ở lại Những tên tội phạm hiếp dâm, giết người hay các tội phạm nghiêm trọng khác phạm tội ở Anh rồi trốn sang nước ngoài chỉ có thể bị bắt nhờ Lệnh Truy nã Liên minh châu Âu. Do vậy, rời khỏi EU sẽ khiến Lệnh này không còn được áp dụng với Anh và ngăn chặn việc thực thi công lý. 3. GIAO THƯƠNG Vì sao nên ra đi Những người ủng hộ Anh rời EU chô rằng mối quan hệ của Anh với EU đang ngăn cản nước này tập trung vào các thị trường mới nổi- ví dụ như Trung Quốc và Ấn Độ. Rút khỏi EU sẽ cho phép Anh đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của mình. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Anh sẽ không còn phải tuân theo các quy định ngặt nghèo của EU. Vì sao nên ở lại 44% hàng xuất khẩu của Anh là đến các nước thành viên EU, thế nên rút khỏi EU sẽ tạo rào cản thương mại với các nước này và ảnh hưởng đáng kể đến giao thương của Anh của Anh nói riêng và nền kinh tế nước này nói chung.. 4. LUẬT PHÁP Vì sao nên ra đi Rất nhiều bộ luật ở Anh được tạo nên bởi các nhà lập pháp tại Brussels và quyết định của Tòa án Công lý châu Âu (European Court of Justice). Điều này đã hạn chế quyền tự chủ của các tòa án nước Anh. Vì sao nên ở lại Trong chiến dịch thúc đẩy Anh rời khỏi EU, giới truyền thông đã phóng đại về số lượng luật được ban hành bởi Ủy ban châu Âu mà Anh phải tuân thủ nhằm vẽ ra viễn cảnh “dễ thở” hơn khi Anh rời khỏi cộng đồng này. Tuy nhiên nếu nước Anh ở lại và cùng tham gia vào hoạt động lập pháp của châu Âu thì quốc ga này sẽ được hưởng những thành quả lập pháp từ những chuyên gia hàng đầu của khối này. 5. VIỆC LÀM Vì sao nên ra đi Bên ủng hộ ra đi nói rằng những hậu quả tiềm tàng của tình trạng thất nghiệp do rời khỏi EU đã bị phóng đại. Họ lập luận rằng chỉ cần thực hiện các khoản đầu tư theo bước của các nước Bắc Âu không thuộc EU thì nước Anh vẫn có thể tồn tại và thậm chí còn nở rộ về mặt kinh tế như những nước trên .Vì sao nên ở lại Hiện nay có khoảng 3 triệu việc làm ở Anh có liên hệ trực tiếp tới EU, do vậy, nếu rời EU, có rất nhiều người lao động sẽ có thể mất việc làm. Mỗi ngày, Anh nhận được 66 triệu Bảng tiền đầu tư từ EU, do vậy, một khi rời khỏi EU,số lượng doanh nghiệp đầu tư vào Anh sẽ giảm đáng kể. 6. VỊ THẾ Vì sao nên ra đi Anh không cần ở trong EU để có được vị thế trên trường quốc tế. Bằng việc mở lại hợp tác với Khối Liên hiệp Anh, nước Anh có thể có quyền lực và vị thế ngang với khi là một thành viên của EU. Vì sao nên ở lại Anh sẽ bị “bỏ rơi” nếu rời khỏi EU, theo lời cựu Phó thủ tướng Anh Nick Clegg. Trong một thời đại toàn cầu hóa, vị thế của Anh sẽ được bảo vệ tốt nhất nếu Anh là một thành viên của cộng đồng EU. 7. TÀI CHÍNH Vì sao nên ra đi Bên ủng hộ Anh rời EU tin rằng tình trạng tháo chạy vốn sẽ không thể xảy ra. London vẫn sẽ là trung tâm tài chính hàng đầu ngoài châu Âu và các ngân hàng vẫn sẽ đặt trụ sở tại Anh vì lợi ích thuế. Vì sao nên ở lại Các ngân hàng sẽ “tháo chạy” khỏi Anh và trung tâm tài chính London sẽ sụp đổ nếu Anh rời EU. Chính những lợi thế thương mại có được khi Anh là thành viên Liên minh châu Âu đã giúp các ngân hàng nói riêng và nền tài chính nước Anh nói chung phát triển mạnh mẽ. 8. TỰ CHỦ Vì sao nên ra đi Nghị viên Anh đã không còn tự chủ kể từ khi Anh gia nhập EU. Với việc EU đang hướng tới “một liên minh với mức độ thống nhất ngày càng cao” và sự hội nhập kinh tế nhiều hơn sau cuộc khủng hoảng đồng euro, nước Anh tốt nhất nên rời EU trước khi các cam kết với tổ chức này trở nên chặt chẽ và nhiều ràng buộc hơn. Vì sao nên ở lại Trong một thế giới toàn cầu hóa, mỗi quốc gia cần hợp tác với nhau nhiều hơn nếu nếu muốn phát triển thịnh vượng và bền vững. Việc đòi hỏi tự chủ chỉ đồng nghĩa với việc cô lập bản thân mình. 9. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Vì sao nên ra đi Anh sẽ sớm bị yêu cầu đóng góp lược lượng cho quân đội EU và điều này sẽ làm suy giảm lực lượng quân đội độc lập của Anh. Sau khi rời EU, Anh vẫn có thể hợp tác với các nước châu Âu khác để chống khủng bố, giống như nước Mỹ vậy. Vì sao nên ở lại Các nước châu Âu đang đều phải đối mặt với mối đe dọa IS, do vậy chỉ có hợp tác cùng nhau thì các nước mới có thể đối phó với vấn đề này.10. MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG Vì sao nên ra đi Các quy định về môi trường của EU có thể là những gánh nặng với các doanh nghiệp Anh và khiến chi phí năng lượng tăng cao. Kể cả khi Anh rời khỏi EU, các nước châu Âu khác vẫn sẽ muốn bán điện cho Anh. Hơn nữa, khác với nhiều nước thành viên EU, phần lớn nguồn dầu khí của Anh đến từ Na- uy chứ không phải Nga. Vì sao nên ở lại An ninh năng lượng của Anh sẽ được đảm bảo hơn vì các thỏa thuận năng lượng được thực hiện theo một khối liên minh. Đông thời, nhờ các quy định của EU, Anh sẽ có nguồn nước và không khí sạch hơn và lượng phát thải CO2 thấp hơn. 11. GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU Vì sao nên ra đi Chỉ 3% tổng chi phí cho R&D của Anh là do EU hỗ trợ. Một khi rời khỏi EU, Anh có thể dùng khoản phí thành viên hàng năm phải đóng góp cho EU để đầu tư hỗ trợ các dự án giáo dục và khóa học khác. Vì sao nên ở lại Rất nhiều trường đại học ở Anh nhận các khoản hỗ trợ nghiên cứu từ EU và nhiều nhà khoa học hàng đầu của nước này đến từ các quốc gia khác ở châu Âu. 12. DU LỊCH VÀ SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI Vì sao nên ra đi Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy rời EU sẽ khiến việc du lịch châu Âu của người Anh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các đạo luật quốc tế hiện hành sẽ bảo vệ những người Anh đang sống và làm việc ở các nước khác thuộc EU. Vì sao nên ở lại Nhờ là một thành viên của EU, người Anh đang được hưởng ưu đãi về giá cho các chuyến bay đến châu Âu và phí điện thoại di động. Ngoài ra, không có gì bảo đảm chắc chắn rằng những công dân Anh đang sinh sống và làm việc tại các nước khác thuộc EU sẽ tiếp tục được ở lại các nước này sau khi Anh rời EU.