Brexit - tự bắn mình rồi đổ lỗi cho cây súng
Bài quan điểm:
---
Từ một quan điểm đơn thuần và kiêu ngạo về "chủ quyền" mà vứt bỏ đi lợi ích của xã hội, nước Anh đã tự nhốp mình lại khỏi thế giới và làm khổ chính mình.
[Tranh biếm hoạ: "Cuối cùng cũng tự do". Tác giả: Chappatté, trang đăng: Internatinoal NYT, 23/06/2016]
TÁC HẠI
Vấn đề Brexit ngày nay là một chủ đề còn gây tranh cãi gay gắt ở nước Anh, và là một điều dĩ nhiên khi biết rằng chủ đề này đã chia cắt đất nước làm hai vào cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2016. Vì thế sự trì trệ của nước Anh và các cuộc thảo luận về ảnh hưởng của Brexit lên đến kinh tế trì trệ cũng bị phân cực không kém.
Bên phản đối Brexit gần như đổ hết lỗi của sự trì trệ nền kinh tế vào Brexit, còn bên ủng hộ thì cho rằng không một liên quan đến Brexit mà là các vấn đề toàn cầu như COVID-19, khủng hoảng năng lượng, và chiến sự ở Ukraine. Tất nhiên, sự thật nằm giữa hai đối cực, và mặc dù chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho Brexit, ta cũng không thể phủ nhận ảnh hưởng tiêu cực mà nó đã gieo dắt cho quốc đảo này.
Và sự ảnh hưởng tiêu cực này đã được làm rõ khi so sánh phục hội kinh tế của nước Anh với các nước G7 khác.
(Màu hồng: cao nhất trong G7 trừ nước Anh; Màu xanh da trời: thấp nhất trong G7 trừ nước anh; Màu xanh dương đậm: nước Anh)
["Chỉ số cường độ thương mai của GDP" Nguồn đồ hoạ: Financial Times; Nguồn số liệu: OBR]
-
Trong khi đa số các nền kinh tế trên thế giới đã bước vào giai đoạn hồi phục, nước Anh lại tiếp tục với đà trì trệ. Vậy là nước Anh bị ảnh hưởng bởi vấn đề toàn cầu như bao quốc gia bằng lứa, như không hồi phục bằng những quốc gia đó. Nếu nghĩ lại thật kỹ, ngược lại với những gì mà các tên chính trị gia đảng Bảo Thủ đã hứa hẹn, rời khỏi EU là đang lấy đi của nước Anh rất nhiều.
Bời vì:
- Rất nhiều công dân EU, chất lượng cao lẫn thấp, đang làm việc, trả thuế, và trao dồi nền kinh tế Anh. Như việc hơn 98,000 công dân EU trong ngành khách sạn đã rời nước Anh chỉ trong vòng 2 năm. (Lisa'O Carroll, The Guardian, 2022)
- EU nói chung là một tổ chức cho phép sự di chuyển con người, tiền bạc, và hàng hoá một cách tự do. Việc rời khỏi EU không chỉ bằng nghĩa nước Anh có thêm "chủ quyền" kiểm soát sự di chuyển, mà là người dân và doanh nghiệp Anh cũng bị đứng lại.
Và việc hạn chế di chuyển, giao thương đó rất quan trọng. Nhiều doanh nghiệp Anh thường xuyên làm việc với EU đã gần như phá sản khi hàng hoá của mình ở cửa biên giới đến hàng tuần chưa dứt. Một doanh nghiệp, công ty phô mai Chesire cho biết: "Trong suốt 12 tháng, chúng tôi đã mất khoảng 250 nghìn bảng trong doanh thu [...] khi nói chuyện với Sở Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn, họ nói tôi nên mở trụ sở cho thị trường EU, một điều mà một doanh nghiệp nhỏ không thể chi trả." (Simon Spurrell, The Guardian, 2022). Một doanh nghiệp khác, công ty bán trà tự nhiên Hamstead kể lại cơn ác mộng thủ tục xuất khẩu của mình: "Chúng tôi được hứa [bởi các chính trị gia] rằng chúng tôi sẽ có thoả thuận tuyệt vời nhất, rằng chúng tôi sẽ có cái lợi của một quốc gia "độc lập" lẫn lợi của giao thương tự do của EU [...] nhưng hàng của chúng tôi đứng ở cửa khẩu đến 12 tuần liền với vô số thủ tục." (Kiran Tawadey, Financial Times, 2022). Điều này ép các doanh nghiệp Anh rời khỏi đất nước của mình và đặt trụ sở và hoạt động kinh tế vào EU - rò rỉ kinh tế. Bời vì khi rời khỏi EU, nước Anh đã mất đi giá trị với khác hàng quốc tế và chính doanh nghiệp của mình. Thay vì là một nơi để khởi nghiệp và mở rộng toàn châu lục, thì bây giờ lại bị gói gọn vào quốc đảo nhỏ bé.
Và có thể thấy rằng "lời hứa Brexit" đang diễn ra dựa vào những lời dối trá, những lời dối trà mà chính phủ Anh vẫn tiếp tục cố quá đào sâu.
Cũng như trên, sai lầm này được củng cố nhờ vào vô vàn lời dối trá từ các chính trị gia đảng Bảo Thủ như Boris Johnson. Như việc ông kêu rằng nước Anh trao cho EU 350 triệu bảng Anh mỗi tuần, một thông tin sai lệch, nhưng điều đó không lay động Boris khi mà tên này rú rú chiếc xe buýt với giả tưởng của mình. Và ông còn nói rằng số tiền đó nên được đưa vào hệ thống y tế công cộng của Anh (NHS). Đảng Bảo Thủ không làm mà chỉ tăng đầu tư dưới 350 triệu bảng Anh (Toby Helm, The Guardian, 2016). Mà việc giới hạn giao thương này bằng nghĩa với hạn chế thuốc tây, khi mà nhiều bệnh nhân đã không nhận được thuốc từ EU vì hạn chế đi lại (Denis Camphell, The Guardian, 2018).
["Xe buýt của Boris vào cuộc trưng cầu dân ý, 2016", Taylor/Getty images]
Trong khi một cựu thủ tướng ủng hộ Brexit với thời gian ngắn ngủi, Liz Truss, đã từng có ước muốn "đốt" bỏ các luật kiểm soát "vạch đỏ" của EU. Tức là vứt bỏ luật bảo vệ quyền lao động, quyền người tiêu dùng, và bảo vệ môi trường của EU (Jon King, Express, 2022). Cùng với rời khỏi Toà án NHÂN QUYỀN của EU. Và những điều này, hun đúc lên bởi nhiều yếu tố, thêm dầu vào lửa bởi Brexit, tạo nên một khủng hoảng kinh tế. Khi mà lương cũng người lao động Anh thấp nhất trong 20 năm (Anna Cooban, CNN, 2022), các công ty nước xả thải chất bẩn vào các dòng nước của một quốc đảo "phát triển" kể từ khi Brexit nới lỏng luật bảo vệ môi trường (Adele Robinson, Skynews, 2022), và hơn 20 năm dưới thời đảng Bảo Thủ và 6 năm dưới Brexit, nước Anh dần xuống cấp thành "quốc gia đang phát triển", đặt danh bởi các nhà phân tích ở ngân hàng Saxo (Elliot Smith, CNBC, 2022). Còn theo OBR, cường độ thương mại của nước Anh đã giảm 15% bởi Brexit (OBR, 2022). Và trong khi các nền kinh tế bằng lứa đang dần dần hồi phục, thì nền kinh tế Anh, bị giới hạn bởi Brexit, đang chịu khổ nặng trĩu hơn vì vấn đề nội tại, tự tạo.
Tại sao nước Anh lại chọn con đường này? Nhiều nhà chính trị học đã chỉ ra một xu hướng không mới nhưng đang dần dần lớn mạnh, chủ nghĩa dân tuý cánh hữu, với những chủ đề thường thấy như "vấn nạn" dân nhập cư, chi phí ở trong EU, bất an về kinh tế, và lo ngại về chủ quyền độc lập, tự quyết của một thành viên của tổ chức đa quốc gia như EU (Daphne Halikiopoulou, Hnet, 2018).
Khi Boris Johnson ra bài báo cáo 100 trang nói về lợi ích của rời khỏi EU, nếu đọc kỹ, gần như tất cả có thể làm mà không cần Brexit như: đổi màu hộ khẩu (EU chưa bao giờ cấm), đầu tư vào hệ thống y tế NHS mặc dù không điều khoản của EU cấm nước Anh làm điều này. Buồn cười nhất, đầu tư tăng trưởng cho NHS mặc dù không đến từ tăng trưởng kinh tế của Brexit mà là từ tăng thuế. Hoặc là đầu tư vào công nghiệp, EU cũng không cấm điều này (TLDR News, 2022). Ngoài trừ các hiệp định thương mại riêng của nước Anh với các nước khác như Úc được dự tính sẽ tăng kinh tế Anh vào năm 2035 lên đến một con số 0.08% (House of Common Library).
----------
"Những nhà kinh tế học đều thống nhất rằng Brexit đã làm hại nền kinh tế của Anh ở một mức độ nào đó. Chúng tôi chỉ bất đồng ở mức nào." - Johnathan Portes trên TLDR News.
----------
Vậy tóm lại, Brexit đã cho nước Anh cái gì ngoài "CHỦ QUYỀN!!!" ra? Chi phí hằng ngày thì tăng chóng mặt, hội phục kinh tế thì "mất tích", lòng dân thì tụt dốc, uy tín với thế giới thì tan tành, ổn định chính trị thì không còn. Kể cả khi nhiều vấn đề và khủng hoảng hiện tại của nước Anh không chỉ có một nguyên nhân Brexit, nhưng Brexit đã thêm dầu vào lửa, tức nước vỡ bờ cho nền kinh tế Anh, là thứ kiềm hảm và đẩy đạp đất nước xuống dốc trong thời kỳ khó khăn của thế giới. Khi mà trong suốt nhiều nhiệm kỳ qua, không một thủ tướng nào từ khi Brexit không tự đi từ chức, cho thấy bất ổn chính trị đã đạt đến mức nào.
David Cameron - TỪ CHỨC
Theresa May - TỪ CHỨC
Boris Johnson - TỪ CHỨC
Liz Truss - TỪ CHỨC
Brexit không mang lại lợi mà còn thêm dầu vào lửa, nó thối nát ngay từ những giây phút đầu qua những lời dối trá chính trị, và tiếp tục tiếp sức sự trì trệ của đất nước Anh.
kinh tế
,anh quốc
,brexit
,chính trị
,xã hội
,đầu tư & tài chính
,xã hội
,kinh doanh
,tin tức
Nội dung liên quan