[Book Debate] Xu hướng Tóm Tắt Sách có tốt hay không?

  1. Sách

Mình thường theo dõi các trang tin về Sách, nên gần đây mình nhận thấy các bài Review sách dường như đang dần bị thay thế bằng các bài Tóm tắt sách.

Mình có băn khoăn là khi việc tóm tắt sách trở nên phổ biến, thì liệu việc đọc tóm tắt sách thay vì đọc sách có trở nên phổ biến hơn hay không? Điều này hình như đã xảy ra ở lĩnh vực phim ảnh, khi mà các bộ phim được co kéo từ 60 - 90 phút xuống thời lượng còn 10 - 15 phút để đăng trên các mạng xã hội. Xem xong những phần tóm tắt như vậy, mình cảm thấy các bộ phim không có gì đặc sắc (và bản thân mình cũng không thu lượm được gì nhiều, kể cả cảm xúc lẫn tri thức mới).

Tóm Tắt Sách rất tốt, vì giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và đọc được nhiều sách hơn... hay Tóm Tắt Sách sẽ khiến cho người đọc càng ngày càng lệ thuộc và tin tưởng thái quá vào số lượng sách họ đọc?

Mời bạn bày tỏ quan điểm tại Book Debate nhé!

Từ khóa: 

tóm tắt sách

,

book debate

,

noron

,

sách

Mình không đồng tình với xu hướng tóm tắt dù là sách hay phim ảnh. 
Nhiều bạn cho rằng tóm tắt là review nhưng thực chất hai hoạt động này rất khác nhau. Review là hoạt động bình luận sau khi đọc hoặc trải nghiệm một việc gì đó, bạn ghi lại đánh giá và cảm nhận của mình mang tính khách quan hoặc chủ quan. Trong nội dung đánh giá có thể giản lược về nội dung hay cốt truyện trong cuốn sách nhưng nó không giản lược hay tóm tắt tất cả, nói cách khác, việc giản lược nội dung trong một bình luận đòi hỏi một số tiêu chí: 1) nội dung chính, quan trọng có ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung cuốn sách nhưng đảm bảo không tiết lộ tình tiết, diễn biến và kết quả; 2) nội dung trích dẫn để phục vụ việc bình luận và trích dẫn này không quá 10% nội dung sách; và 3) không tiết lộ trước hướng giải quyết dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu có, người viết phải spoiler alert - thông báo tiết lộ ngay ở phần đầu bài. 
Còn tóm tắt hiện nay là việc bạn tóm gọn toàn bộ nội dung của cuốn sách, tất cả diễn biến, tình tiết lại thành một bản thu nhỏ của cuốn sách ấy. Với phim ảnh họ cũng làm thế. Việc này không đưa chút ý kiến cá nhân nào vào hay có thì cũng rất ít. Thường hoạt động tóm tắt khiến mình lo ngại một số điểm:
Thứ nhất, tóm tắt sách sẽ khiến cho người đọc không bỏ thời gian đọc toàn bộ cuốn sách và nghiền ngẫm nó theo cách của mình. Việc đọc sách là việc tiếp thu và hấp thụ tri thức cho bản thân mình. Do đó, mình rất nghi ngại về dung lượng kiến thức mà một cuốn sách tóm tắt có thể mang lại. 
Thứ hai, việc tóm tắt sách còn đặc biệt nguy hiểm với thể loại sách khoa học. Trong một cuốn sách khoa học đòi hỏi phải có dẫn chứng khoa học và lập luận đầy đủ, việc giản lược một cuốn sách khoa học có khả năng sẽ giản lược cả nội dung dẫn chứng khoa học và thậm chí nhiều khi là bẻ cong giải thích khoa học để đảm bảo tính đơn giản cho người đọc. Nên tóm tắt sách có thể gây ra sai lệch về kiến thức.
Thứ ba, những quan ngại về bản quyền. Với công nghệ hiện đại bây giờ, việc vi phạm bản quyền không đơn thuần được xác định dựa trên sự sao chép y hệt mà ngay cả việc tóm tắt nội dung vẫn có thể truy ra được. Những phần mềm kiểm tra đạo văn ngày nay hoàn toàn có thể kiểm tra được bạn có đạo văn hay không ngay cả khi bạn đã tóm gọn, thay đổi từ ngữ, paraphrase...một câu nói, tức là nó check được cả đạo ý tưởng. Việc này đối với phim ảnh, âm nhạc còn dễ nhận diện hơn vì bạn đang sử dụng toàn bộ các cảnh phim của một bộ phim nào đó. Nên cái mình rất quan ngại là có tác giả nào đã được biết và đồng ý với việc tóm tắt toàn bộ tác phẩm hay chưa? 
Tóm lại, quan điểm của mình về việc tiếp thu kiến thức và thông tin tương đối khắt khe, mình sẽ không tin trải nghiệm của bất cứ ai khác ngoài bản thân. Mình sẽ tự đọc, tự xem chứ không bao giờ dựa vào tóm tắt cũng sẽ từ chối tất cả các loại hình tóm tắt như trào lưu hiện nay. Với mình, nếu muốn đào sâu hay phản biện về cuốn sách thì tốt nhất đi đọc review hoặc thậm chí đọc các công trình phê bình sách hoặc văn chương. 
Trả lời
Mình không đồng tình với xu hướng tóm tắt dù là sách hay phim ảnh. 
Nhiều bạn cho rằng tóm tắt là review nhưng thực chất hai hoạt động này rất khác nhau. Review là hoạt động bình luận sau khi đọc hoặc trải nghiệm một việc gì đó, bạn ghi lại đánh giá và cảm nhận của mình mang tính khách quan hoặc chủ quan. Trong nội dung đánh giá có thể giản lược về nội dung hay cốt truyện trong cuốn sách nhưng nó không giản lược hay tóm tắt tất cả, nói cách khác, việc giản lược nội dung trong một bình luận đòi hỏi một số tiêu chí: 1) nội dung chính, quan trọng có ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung cuốn sách nhưng đảm bảo không tiết lộ tình tiết, diễn biến và kết quả; 2) nội dung trích dẫn để phục vụ việc bình luận và trích dẫn này không quá 10% nội dung sách; và 3) không tiết lộ trước hướng giải quyết dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu có, người viết phải spoiler alert - thông báo tiết lộ ngay ở phần đầu bài. 
Còn tóm tắt hiện nay là việc bạn tóm gọn toàn bộ nội dung của cuốn sách, tất cả diễn biến, tình tiết lại thành một bản thu nhỏ của cuốn sách ấy. Với phim ảnh họ cũng làm thế. Việc này không đưa chút ý kiến cá nhân nào vào hay có thì cũng rất ít. Thường hoạt động tóm tắt khiến mình lo ngại một số điểm:
Thứ nhất, tóm tắt sách sẽ khiến cho người đọc không bỏ thời gian đọc toàn bộ cuốn sách và nghiền ngẫm nó theo cách của mình. Việc đọc sách là việc tiếp thu và hấp thụ tri thức cho bản thân mình. Do đó, mình rất nghi ngại về dung lượng kiến thức mà một cuốn sách tóm tắt có thể mang lại. 
Thứ hai, việc tóm tắt sách còn đặc biệt nguy hiểm với thể loại sách khoa học. Trong một cuốn sách khoa học đòi hỏi phải có dẫn chứng khoa học và lập luận đầy đủ, việc giản lược một cuốn sách khoa học có khả năng sẽ giản lược cả nội dung dẫn chứng khoa học và thậm chí nhiều khi là bẻ cong giải thích khoa học để đảm bảo tính đơn giản cho người đọc. Nên tóm tắt sách có thể gây ra sai lệch về kiến thức.
Thứ ba, những quan ngại về bản quyền. Với công nghệ hiện đại bây giờ, việc vi phạm bản quyền không đơn thuần được xác định dựa trên sự sao chép y hệt mà ngay cả việc tóm tắt nội dung vẫn có thể truy ra được. Những phần mềm kiểm tra đạo văn ngày nay hoàn toàn có thể kiểm tra được bạn có đạo văn hay không ngay cả khi bạn đã tóm gọn, thay đổi từ ngữ, paraphrase...một câu nói, tức là nó check được cả đạo ý tưởng. Việc này đối với phim ảnh, âm nhạc còn dễ nhận diện hơn vì bạn đang sử dụng toàn bộ các cảnh phim của một bộ phim nào đó. Nên cái mình rất quan ngại là có tác giả nào đã được biết và đồng ý với việc tóm tắt toàn bộ tác phẩm hay chưa? 
Tóm lại, quan điểm của mình về việc tiếp thu kiến thức và thông tin tương đối khắt khe, mình sẽ không tin trải nghiệm của bất cứ ai khác ngoài bản thân. Mình sẽ tự đọc, tự xem chứ không bao giờ dựa vào tóm tắt cũng sẽ từ chối tất cả các loại hình tóm tắt như trào lưu hiện nay. Với mình, nếu muốn đào sâu hay phản biện về cuốn sách thì tốt nhất đi đọc review hoặc thậm chí đọc các công trình phê bình sách hoặc văn chương. 

Mình nghĩ là còn tuỳ vào từng trường hợp đó bạn.

Mình nhớ hồi mới đọc sách, trường mình cho những cuốn sách đọc hay, văn từ trôi chảy những chả hiểu gì. Và vì lúc đó mới đọc nên không có nhiều kinh nghiệm. Nhưng điều là mình cần những thông tin cốt lõi để làm bài trên lớp, nên từ đó những trang tóm tắt khá là hữu dụng với mình.

Theo mình thì không tệ nếu tóm tắt sách, vì sẽ luôn có những người cần nó. Mặc dù mình bây giờ không cần dùng nữa, nhưng đôi lúc khi làm bài kiểm tra vẫn tốt khi mà có một nơi để quay lại mà không cần đọc lại cuốn sách. Ít nhất đó là trường hợp của mình.

Còn với phim ảnh thì khác xíu. Mình biết là nhịp sống hiện nay thường không cho phép nhiều thời gian để coi phim. Nhưng theo mình thì vẫn nên coi phim trước khi coi video phân tích. Vì nếu coi trước thì khả năng cao khi coi phim sẽ bị bạc màu, mất vị. Mà mình thấy mấy cái review phim trên Facebook rất là nhảm, đôi lúc không liên quan gì đến bộ phim chính luôn. Đôi lúc mình thấy họ review một bộ phim mà mình đã coi rồi thì phải nói là cạn lời, cứ như là đang nói về hai bộ phim khác nhau.

Khả năng việc đọc tóm tắt sách thay vì đọc sách sẽ phổ biến là có đó Nam. Điều này chính xác trong 1 vài năm trở lại đây đã xảy ra ở lĩnh vực phim ảnh, đến nay vẫn còn đang rất nở rộ. Để đáp ứng nhu cầu của nhịp sống hối hả như hiện nay thì những thứ ngắn gọn ắt sẽ phải xuất hiện và phổ biến thôi, mình nghĩ vậy!

Mặc dù vẫn có người họ cần tóm tắt sách để họ có thể biết khái quát nội dung hay dở rồi sau đó mua sách. Nhưng cá nhân mình thì chất lượng vẫn hơn số lượng, cho nên mình nghĩ vẫn nên tiếp xúc với những gì mình muốn từ nguyên bản gốc thì hay hơn.

Khép lại Book Debate này, mình gửi 50 coin đến bạn

Lena Et Films
(25 tim), 30 coin đến bạn
Dân Tộc King
(24 tim) và 20 coin đến bạn
Linh Lena
(12 tim). Xin cảm ơn sự chia sẻ từ các bạn.

Mình đồng ý với xu hướng tóm tắt sách vì nó có thể giúp mình mình hiểu hơn về về cuốn sách mình định mua,  xem có phù hợp với mình hay không thay vì bỏ tiền mua về rồi cất xó. Tuy nhiên đừng tiết lộ twist hoặc spoil toàn bộ nội dung. Vì thế còn gì là hay?

Tóm tắt sách như kiểu mì ăn liền vậy nên mình không thích lắm. Không phải cái gì nhanh cũng là tốt. Nếu mình không thể tiếp cận được nội dung thực sự của cuốn sách thì làm sao mà học hỏi các bài học từ đó? Nhất là những cuốn như "Nhà giả kim" mà bị tóm tắt thì giá trị bị giảm đi cực kì nhiều luôn

Kinh nghiệm phải là cái tự mình trải nghiệm mới là của mình, đọc rì diu là trải nghiệm của người khác rồi. Mà người thì đâu ai giống ai :))) 

Nhưng mà mình cũng hay mua sách theo những bạn có cùng tư duy với mình :)))

Mình cũng thường không đọc tóm tắt sách trước khi mua, mà thích đọc tóm tắt sách sau khi mình đã đọc xong để đối chiếu với thứ mình đã đọc.

Nếu chỉ cần thông tin thì đọc tóm tắt cũng tốt chứ nhỉ? trông vậy có phải giờ ai cũng có thời gian ngồi đọc hết được một cuốn sách đâu. Nhờ nghe tóm tắt mình biết được quyển nào cần đọc kỹ rồi mới mua về, chẳng phải là tiết kiệm thời gian tiền bạn hơn nhiều à?

cá nhân mình không thường xuyên đọc tóm tắt sách, chỉ cần biết sơ nội dung, thấy hứng thú rồi đọc thôi.

Chị nghĩ là hai mặt, tốt ở chỗ biết qua được cuốn sách hợp mình hay không, chưa tốt ở chỗ review không có tâm thì khổ tác giả lắm.
Nên theo chị, chỉ tham khảo review còn lại cần tự khám phá để tìm ra trải nghiệm của bản thân mình.