[Book Debate] Sử dụng các phương pháp đọc nhanh sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và mang lại hiệu quả cao hơn khi đọc sách. Đúng hay không?

  1. Sách

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Kỹ năng mềm

Theo quan điểm của bạn, đọc nhanh là chìa khóa quan trọng để thâu nạp tri thức từ sách trong bối cảnh đời sống bận rộn...

hay

Đọc nhanh tốn ít thời gian nhưng cũng vì vậy mà hiệu quả thường khiêm tốn?

Mời các bạn chia sẻ quan điểm cá nhân nhé!

https://cdn.noron.vn/2021/11/24/6724202249852238-1637746180.png
Từ khóa: 

noron

,

book debate

,

đọc nhanh

,

sách

,

tâm sự cuộc sống

,

kỹ năng mềm

Mình từng đọc được một câu nói: "Cách bạn đọc sách sẽ quyết định hiệu quả của việc đọc." Bởi các thể loại sách trên thế giới hiện nay là nhiều vô số kể, đa dạng từ thể loại cho đến nội dung. Sách văn học cho ta thấy những vẻ đẹp tiềm ẩn, bồi đắp lòng thương cảm, thấu cảm; các thể loại sách kỹ năng sống giúp ta sống đúng, sống đẹp hơn hay bách khoa toàn thư thì mở ra cho chúng ta những chân trời mới. Chính vì có quá nhiều loại sách như vậy nên đọc nhanh hay đọc chậm theo mình nghĩ tùy vào mục đích mà độc giả mong muốn đạt được từ cuốn sách đó. Xác định mục đích đọc sách: “Đọc để làm gì?” từ đó ta mới trả lời được câu hỏi: “Đọc như thế nào?”

https://cdn.noron.vn/2021/12/04/6079855862746830-1638631070.jpg

Cụ thể, nếu cầm trên tay một cuốn tiểu thuyết, mình không chỉ nhìn vào những con chữ và đọc theo nó mà có khi sẽ hóa thân vào chính nhân vật trong câu chuyện đang đọc cũng như tự tạo dựng nên một bối cảnh trong trí tưởng tượng của mình, đương nhiên những lúc ấy là mình đang "đọc chậm". Vậy mình "đọc nhanh" khi nào? Đó là khi cần tìm một vài nội dung gì đó, hoặc là lúc muốn nắm bắt nội dung chính của một vài quyển sách self-help chẳng hạn,...

Tóm lại, không thể phủ nhận việc đọc sách nhanh và thực hiện đúng các kỹ năng đọc sách sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và tiếp thu được lượng kiến thức chất lượng hơn rất nhiều, song Robertson Davies đã từng nói rằng: "Một cuốn sách thực sự hay nên đọc trong tuổi trẻ, rồi đọc lại khi đã trưởng thành, và một nửa lúc tuổi già, giống như một tòa nhà đẹp nên được chiêm ngưỡng trong ánh bình minh, nắng trưa và ánh trăng." - những gì đẹp đẽ và hay ho thì ta nên chầm chậm "thưởng thức" nó.

Trả lời

Mình từng đọc được một câu nói: "Cách bạn đọc sách sẽ quyết định hiệu quả của việc đọc." Bởi các thể loại sách trên thế giới hiện nay là nhiều vô số kể, đa dạng từ thể loại cho đến nội dung. Sách văn học cho ta thấy những vẻ đẹp tiềm ẩn, bồi đắp lòng thương cảm, thấu cảm; các thể loại sách kỹ năng sống giúp ta sống đúng, sống đẹp hơn hay bách khoa toàn thư thì mở ra cho chúng ta những chân trời mới. Chính vì có quá nhiều loại sách như vậy nên đọc nhanh hay đọc chậm theo mình nghĩ tùy vào mục đích mà độc giả mong muốn đạt được từ cuốn sách đó. Xác định mục đích đọc sách: “Đọc để làm gì?” từ đó ta mới trả lời được câu hỏi: “Đọc như thế nào?”

https://cdn.noron.vn/2021/12/04/6079855862746830-1638631070.jpg

Cụ thể, nếu cầm trên tay một cuốn tiểu thuyết, mình không chỉ nhìn vào những con chữ và đọc theo nó mà có khi sẽ hóa thân vào chính nhân vật trong câu chuyện đang đọc cũng như tự tạo dựng nên một bối cảnh trong trí tưởng tượng của mình, đương nhiên những lúc ấy là mình đang "đọc chậm". Vậy mình "đọc nhanh" khi nào? Đó là khi cần tìm một vài nội dung gì đó, hoặc là lúc muốn nắm bắt nội dung chính của một vài quyển sách self-help chẳng hạn,...

Tóm lại, không thể phủ nhận việc đọc sách nhanh và thực hiện đúng các kỹ năng đọc sách sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và tiếp thu được lượng kiến thức chất lượng hơn rất nhiều, song Robertson Davies đã từng nói rằng: "Một cuốn sách thực sự hay nên đọc trong tuổi trẻ, rồi đọc lại khi đã trưởng thành, và một nửa lúc tuổi già, giống như một tòa nhà đẹp nên được chiêm ngưỡng trong ánh bình minh, nắng trưa và ánh trăng." - những gì đẹp đẽ và hay ho thì ta nên chầm chậm "thưởng thức" nó.

Đọc nhanh hay không cũng tuỳ thuộc vào mục đích cần đọc, đọc để tham khảo, đọc để tóm tắt thì cứ đọc nhanh, ví dụ như cuốn Mathematics methods for physics and engineering, thì cái này tôi đọc lướt rất nhanh vì nó là tài liệu tham khảo, nhưng có 1 cuốn sách mình cần phài suy xét rõ ràng vì nó giống như ngọn hải đăng khi mình làm nghiên cứu vậy , đó là cuốn Non-linear optics , đây là cuốn cần thiết cho nghiên cứu của mình nên thành ra việc đọc nhanh sẽ lỡ mất 1 thông tin gì đó quan trọng thì xem như cái đề tài nghiên cứu xem như mất hết.

Vậy nên đọc nhanh hay chậm, kỹ hay lướt thì phải tuỳ vào cuốn sách đó và tuỳ vào mức độ cần thiết của bạn . Có cuốn đôi khi bạn đọc qua 1 lần là xong, vì nó có thông tin bạn cần rồi đọc những cái xung quanh chi cho tốn thời gian, rườm rà dài dòng mà chả được gì, như cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, tôi đọc đúng 2 lần và hết vì nó thật sự chỉ để đọc cho thư giãn, mỗi lần đều kéo dài 3 tháng. Còn có cuốn thì phải đọc thật kỹ từng câu chữ, bởi vì có khi cuốn sách đó là thứ hiện tại mình đang cần để học, để tìm hiểu, để đi sâu, ví dụ như cuốn Những con đường đi của Ánh sáng của GS Trịnh Xuân Thuận, nó nói về vật lý thiên văn , đây là cái mảng được xem là sở thích nghiên cứu nhỏ của mình nên là đọc những cuốn sách như thế này là để tìm hiểu thông tin và để học

Vì có thêm những câu trả lời chất lượng, góc nhìn đa dạng của mọi người, từ số Book Debate này, mình xin phép được mở rộng việc tặng coin như sau:

  • 50 coin cho câu nhiều lượt yêu thích nhất

  • 30 coin cho câu có lượt yêu thích nhiều thứ nhì

  • 20 coin cho câu có lượt yêu thích nhiều thứ ba

Xin chúc mừng bạn

Thu Hồng Hoàng
, anh
Nguyễn Tấn Minh Tiến
và bạn
Nguyen Hoang Anh
. Cảm ơn anh chị em và các bạn đã tham gia chia sẻ, rất mong sẽ nhận sự quan tâm của mọi người trong các Book Debate tiếp theo.

Nhanh thì đúng còn hiệu quả hơn thì xem xét lại nhé.

Đọc sách giáo trình mà có phương pháp đọc nhanh thì tốt biết mấy vì nó sẽ đỡ khổ bao nhiêu anh ạ

Càng đọc nhanh thì càng tập trung vào việc đọc và tiết kiệm thời gian, kinh nghiệm bản thân mình là như thế :))

Hmm theo mình cái gì cũng có hai mặt, còn tuỳ vào việc bạn chấp nhận đánh đổi điều gì để lấy kết quả đó. Nghe có vẻ hơi khó hiểu nhể. Để lấy ví dụ nhaa.
Đối với việc đọc truyện hoặc văn học thì thường mình sẽ thả trôi theo câu chữ và luồng nhân vật mình sẽ nhìn được cách hành văn, bố cục truyện, lột tả cảm xúc nhân vật, nhưng đổi lại là mình tốn thời gian hơn so với cách đọc khác.
Đối với đọc sách kỹ năng thì mình sẽ sử dụng các phương đọc nhanh để tóm keywords và thử vận dụng chúng. Lợi ích rõ ràng đó là học kiến thức mới nhanh chóng, tốn ít thời gian hơn. Nhưng nếu đọc lướt, tóm key thôi thì đã thực sự nhớ? Đã thực sự hiểu đúng? Bởi vì mỗi ý đều được phân tích và diễn giải thông qua các case study, chưa kể nếu không thực sự hiểu sâu sẽ không thể chiêm nghiệm và vận dụng trong khi để hình thành một thói quen mất trung bình 66 ngày. 
Nhìn chung đối với mình đó là sự cân nhắc và đánh đổi. Quan trọng là bạn đặt priority như thế nào và tìm một vài cách để giảm thiểu mặt tiêu cực của nó.

Bạn đọc sách với mục đích gì? Nếu đọc để giải quyết vấn đề của bạn thì cần có phương pháp nhanh và tóm gọn được ý sách muốn nói. Đọc sách nghệ thuật lại cảm nhận theo 1 cách khác, đọc thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn...là đọc để cảm nhận lại chỉ cần bạn đặt cảm xúc của mình vào trong câu chuyện thôi.

Có cuốn phù hợp với phương pháp đọc nhanh, có cuốn lại cần đọc chậm và đọc nhiều lần,. Mình nghĩ tuỳ từng giai đoạn và level của bạn, dòng sách bạn đọc, mục tiêu đọc mà cần cách đọc phù hợp, chứ không nên áp dụng một phương pháp đọc chung cho tất cả.

Theo em tuỳ vào mục đích đọc cuốn sách đó mà nên chọn đọc nhanh hay đọc chậm. Nếu đọc để giải trí thì đọc nhanh lướt qua để biết nội dung chính cuốn sách có những nội dung gì là được, còn đọc để nghiên cứu học tập thì nên đọc chậm.