[Book Debate] Nói chuyện mà trích dẫn thêm các câu trong sách thì có trở nên thông thái hơn trong mắt người khác không?

  1. Sách

  2. Phong cách sống

Book Debate lần này chờ đợi được nghe quan điểm từ các bạn:

Theo bạn, trong khi nói chuyện kèm theo trích dẫn từ sách như: "Tác giả A đã nói..."; "Trong quyển B có đoạn..."; "Quan điểm của tôi đã được tác phẩm C chứng minh..." có khiến cho chúng ta trở nên uy tín, thông thái hơn trong mắt người khác không?

Hay nó khiến cho lối trò chuyện của chúng ta bị khô khan, "sách vở" nhỉ?

https://cdn.noron.vn/2021/12/20/3162514122911868-1639991188_1024.png

Book Debate dành tặng:

  • 50 coin cho câu nhiều lượt yêu thích nhiều nhất

  • 30 coin cho câu có lượt yêu thích nhiều thứ nhì

  • 20 coin cho câu có lượt yêu thích nhiều thứ ba

Xin cảm ơn sự quan tâm chia sẻ từ anh chị em và các bạn.

Từ khóa: 

book debate

,

nói chuyện

,

sách

,

trích dẫn

,

sách

,

phong cách sống

[Book Debate] Nói chuyện mà trích dẫn thêm các câu trong sách thì có trở nên thông thái hơn trong mắt người khác không?

Câu trả lời là không.

Trong khi nói chuyện kèm theo trích dẫn từ sách như: "Tác giả A đã nói..."; "Trong quyển B có đoạn..."; "Quan điểm của tôi đã được tác phẩm C chứng minh..."

-> Cách nói như vậy khiến cho luận điểm, ý kiến của bạn trong đáng tin cậy hơn, còn việc trích dẫn và có cách nói như vậy có khiến bạn trở nên uy tín, thông thái hơn trong mắt người khác không ?

Câu trả lời phụ thuộc vào đối tượng bạn tiếp xúc là ai.

Câu trả lời sẽ là có.

Nếu đó là tầng lớp thuộc giới học thức, yêu kiến thức và trích dẫn tức bạn và họ cùng một hệ việc trích dẫn và nói như vậy khiến bạn được coi trọng. Và vâng, bạn sẽ trông có vẻ thông thái và có uy tín hơn với những đối tượng đó vì họ có thể xem là đối tượng học giả, họ đam mê kiến thức, và việc chia sẻ kiến thức có trích nguồn khiến họ cảm thấy bạn trông có vẻ đọc nhiều uyên bác học thức và tất nhiên trông thông thái hơn, và uy tín của bạn được nâng cấp dựa trên kiến thức có trích nguồn mà bạn đọc được.

Ví dụ, nếu bạn ở trên cộng đồng noron này, câu trả lời của bạn chất lượng, theo ý nghĩa nó mang lại cho người dùng nó một câu trả lời có ích và hơn thế nó cho thấy một góc nhìn chỉnh chu, ít nhất có đào sâu hoặc khai mở cho người hỏi có câu trả lời thông thoáng thì cho dù bạn ở bất kì độ tuổi nào, kinh nghiệm học vấn, và mọi thứ khác, có trích dẫn sách hay không bạn cũng sẽ được gọi là có sự thông thái so với sự hiểu biết của mình. Còn ngược lại, không có những điều trên bạn được coi là người có kiến thức trước khi có sự thông thái và được người khác coi là thông thái.

Còn sự uy tín của bạn đến từ đối tượng bạn giao tiếp coi trọng bạn bao nhiêu. Điều này phần nhiều đến từ cách sống của bạn nhiều hơn.

Câu trả lời sẽ là không.

Nếu đối tượng của bạn không phải là giới học thức, chuyên về hàn lâm ( điều đó không đồng nghĩa với văn hóa họ không cao nhá, chỉ đơn giản họ sẽ thích các khái niệm đã được giải mã) gần gũi, dễ hiểu, biến kiến thức trở nên gần gũi hay nói một cách dễ hiểu là thay vì bê nguyên 1 khúc kiến thức cho nó cool 😎 ngầu trong sách ra thì với đối tượng này bạn không thể bê nguyên 1 khối kiến thức nguyên bản giống như một món ăn chưa nấu mà bảo với họ đây là "món sách thượng hạng" hãy ăn, hấp thụ cho bổ hoặc tìm thấy ở một nơi tôi thấy giá trị. Mà bạn cần "chế biến" một chút, hãy nói thẳng đó là cách bạn sẽ trông thông thái và uy tín hơn trong mắt các đối tượng này. Còn ngược lại, thì bạn hiểu rồi đó. Họ sẽ không tin vì giá trị của họ là thực nghiệm gần gũi với họ.

Còn đối tượng thứ 3, còn tùy.

Sự có trích dẫn hay không trích dẫn sự thông thái hay không thông thái, sự có uy tín hay không có uy tín của bạn phụ thuộc vào

Ví dụ như ở noron này,

Không hẳn là bạn có trích dẫn sách hay không trích dẫn sách

Không hẳn là bạn có đào sâu nghiên cứu hay bạn có thực nghiệm hay đơn giản là bạn có chia sẻ từ kinh nghiệm,thực nghiệm của bạn thân hay người khác

Miễn nó giúp ích, chưa cần nó có giá trị, chất lượng theo kiểu hàn lâm, mà người cần nó thấy phù hợp, thì trước mắt bạn có uy tín với người hỏi nó. Ngoài đời cũng vậy, ai có câu trả lời cho mình và mình thấy hợp lí, tùy tính cách của mình, thích người đó chứng mình thì mình sẽ cần thêm số liệu, còn bản thân mình thấy là nó thực nghiệm, từ đó cho mình một từ khóa thì đối với người chia sẻ với mình dù đó là ai cũng được coi là thầy, có sự uy tín. Và nếu câu trả lời đó hay giải quyết được thấu suốt vấn đề của mình thì được gọi là thông thái, và đặc biệt nếu họ có những đặc điểm mình ngưỡng mộ, mà họ giải quyết tốt các vấn đề của chính họ và mọi người xung quanh thì họ là những bậc thầy thông thái.

Và thông thái đến từ bất kì người nào, một khi mình muốn học hỏi và mình sẽ tìm ra, một ngày nào đó mình cũng sẽ trở thành một ai đó thông thái, bấc kể mình có kè kè theo cuốn sách hay không có cuốn sách nào. Bấc kể mình đọc nhiều sách, hay đọc rất ích sách hay chỉ học từ thực nghiệm.

Chúc các bạn vui với câu trả lời này. Thân.


Trả lời

[Book Debate] Nói chuyện mà trích dẫn thêm các câu trong sách thì có trở nên thông thái hơn trong mắt người khác không?

Câu trả lời là không.

Trong khi nói chuyện kèm theo trích dẫn từ sách như: "Tác giả A đã nói..."; "Trong quyển B có đoạn..."; "Quan điểm của tôi đã được tác phẩm C chứng minh..."

-> Cách nói như vậy khiến cho luận điểm, ý kiến của bạn trong đáng tin cậy hơn, còn việc trích dẫn và có cách nói như vậy có khiến bạn trở nên uy tín, thông thái hơn trong mắt người khác không ?

Câu trả lời phụ thuộc vào đối tượng bạn tiếp xúc là ai.

Câu trả lời sẽ là có.

Nếu đó là tầng lớp thuộc giới học thức, yêu kiến thức và trích dẫn tức bạn và họ cùng một hệ việc trích dẫn và nói như vậy khiến bạn được coi trọng. Và vâng, bạn sẽ trông có vẻ thông thái và có uy tín hơn với những đối tượng đó vì họ có thể xem là đối tượng học giả, họ đam mê kiến thức, và việc chia sẻ kiến thức có trích nguồn khiến họ cảm thấy bạn trông có vẻ đọc nhiều uyên bác học thức và tất nhiên trông thông thái hơn, và uy tín của bạn được nâng cấp dựa trên kiến thức có trích nguồn mà bạn đọc được.

Ví dụ, nếu bạn ở trên cộng đồng noron này, câu trả lời của bạn chất lượng, theo ý nghĩa nó mang lại cho người dùng nó một câu trả lời có ích và hơn thế nó cho thấy một góc nhìn chỉnh chu, ít nhất có đào sâu hoặc khai mở cho người hỏi có câu trả lời thông thoáng thì cho dù bạn ở bất kì độ tuổi nào, kinh nghiệm học vấn, và mọi thứ khác, có trích dẫn sách hay không bạn cũng sẽ được gọi là có sự thông thái so với sự hiểu biết của mình. Còn ngược lại, không có những điều trên bạn được coi là người có kiến thức trước khi có sự thông thái và được người khác coi là thông thái.

Còn sự uy tín của bạn đến từ đối tượng bạn giao tiếp coi trọng bạn bao nhiêu. Điều này phần nhiều đến từ cách sống của bạn nhiều hơn.

Câu trả lời sẽ là không.

Nếu đối tượng của bạn không phải là giới học thức, chuyên về hàn lâm ( điều đó không đồng nghĩa với văn hóa họ không cao nhá, chỉ đơn giản họ sẽ thích các khái niệm đã được giải mã) gần gũi, dễ hiểu, biến kiến thức trở nên gần gũi hay nói một cách dễ hiểu là thay vì bê nguyên 1 khúc kiến thức cho nó cool 😎 ngầu trong sách ra thì với đối tượng này bạn không thể bê nguyên 1 khối kiến thức nguyên bản giống như một món ăn chưa nấu mà bảo với họ đây là "món sách thượng hạng" hãy ăn, hấp thụ cho bổ hoặc tìm thấy ở một nơi tôi thấy giá trị. Mà bạn cần "chế biến" một chút, hãy nói thẳng đó là cách bạn sẽ trông thông thái và uy tín hơn trong mắt các đối tượng này. Còn ngược lại, thì bạn hiểu rồi đó. Họ sẽ không tin vì giá trị của họ là thực nghiệm gần gũi với họ.

Còn đối tượng thứ 3, còn tùy.

Sự có trích dẫn hay không trích dẫn sự thông thái hay không thông thái, sự có uy tín hay không có uy tín của bạn phụ thuộc vào

Ví dụ như ở noron này,

Không hẳn là bạn có trích dẫn sách hay không trích dẫn sách

Không hẳn là bạn có đào sâu nghiên cứu hay bạn có thực nghiệm hay đơn giản là bạn có chia sẻ từ kinh nghiệm,thực nghiệm của bạn thân hay người khác

Miễn nó giúp ích, chưa cần nó có giá trị, chất lượng theo kiểu hàn lâm, mà người cần nó thấy phù hợp, thì trước mắt bạn có uy tín với người hỏi nó. Ngoài đời cũng vậy, ai có câu trả lời cho mình và mình thấy hợp lí, tùy tính cách của mình, thích người đó chứng mình thì mình sẽ cần thêm số liệu, còn bản thân mình thấy là nó thực nghiệm, từ đó cho mình một từ khóa thì đối với người chia sẻ với mình dù đó là ai cũng được coi là thầy, có sự uy tín. Và nếu câu trả lời đó hay giải quyết được thấu suốt vấn đề của mình thì được gọi là thông thái, và đặc biệt nếu họ có những đặc điểm mình ngưỡng mộ, mà họ giải quyết tốt các vấn đề của chính họ và mọi người xung quanh thì họ là những bậc thầy thông thái.

Và thông thái đến từ bất kì người nào, một khi mình muốn học hỏi và mình sẽ tìm ra, một ngày nào đó mình cũng sẽ trở thành một ai đó thông thái, bấc kể mình có kè kè theo cuốn sách hay không có cuốn sách nào. Bấc kể mình đọc nhiều sách, hay đọc rất ích sách hay chỉ học từ thực nghiệm.

Chúc các bạn vui với câu trả lời này. Thân.


Thông thái hay không mình không rõ. Nhưng rõ ràng là rất có ý nghĩa. Còn tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng.
Ví dụ khi bạn nói chuyện với con mình chẳng hạn.
Con hãy học cho tốt vào , con có nghe 5 lời Bác Hồ dạy không......yêu tổ quốc.....cố mà làm theo biết chưa..
Con hãy học tốt nhé, con có thể tham khảo 5 lời bác  Hồ dạy....yêu tổ quốc... Con thấy đấy chỉ cần học 5 lời bác dậy chúng ta cũng hiểu ra rất nhiều điêu.
Qua đây chứng tỏ việc dùng câu từ và phong cách biểu đạt vô cùng quan trọng.
Trong giao tiếp phổ thông ưu tiên dùng câu khích lệ và giọng điệu của sự khích lệ sẽ luôn giúp chúng ta có một cuộc nói chuyện hấp dẫn.

Em nghĩ là có, nhưng cũng là không. Nếu dùng trích dẫn nói chuyện nhưng bản thân hiểu sâu sắc, rõ ràng về ý nghĩa câu nói đó thì được. Còn mà nói ra nhưng không hiểu gì về câu trích đó thì không nên dùng.

Có, nếu đang nói chuyện, bàn luận về một vấn đề thì, trích dẫn 1 câu từ 1 ng nổi tiếng sẽ giúp ý kiến thêm sức nặng. Và tất nhiên người nghe sẽ thấy đc sự uyên bác của ng nói. Vì đơn giản, tranh luận, bàn bạc vấn đề gì thì cần những thông tin chính xác nhất.

Nhưng trong 1 cuộc chuyện phím, vui đùa. Sự chính xác chỉ là thứ yếu, chủ yếu cần là sự vui vẻ, dí dỏm. Thì việc trích dẫn của người khác và nói như chính câu nói của mình sẽ giúp không khí nhẹ nhàng hơn, cũng như cho ng khác thấy đc khả năng nói chuyện của ng nói. Vì chỉ là chuyện phím nên việc "vi phạm bản quyền" ở trên chẳng phải là thứ ng ta quan tâm, người ta quan tâm đến việc ứng đối phù hợp của câu nói trong hoàn cảnh đó thôi.

Nên để nói tốt, ko phải cứ đọc sách nhiều là nói tốt. Phải rèn luyện khả năng nói để biết lúc nào nói thế nào cũng như ứng biến cho phù hợp với hoàn cảnh. Đó mới là lúc ng nói trở nên thông thái trong mắt ng khác.

Theo em thì tùy tình huống. Bình thường thì không, nhưng em hay trích dẫn trong các cuộc tranh luận triết học và tôn giáo, bởi nhiều khi có nhiều ý được bàn nát rồi, chứ không phải mới mẻ gì.

Ví dụ trong tranh luận tôn giáo, một số bạn vô thần thường đưa ra nhiều luận điểm và nghĩ rằng tôn giáo không có câu trả lời. Thực tế thì hầu hết những vấn đề mà em từng được các bạn đó đặt ra thì đều đã được bàn trong bộ Summa Theologiae.

Có thể có và có thể không. Cái này đôi khi là con dao 2 lưỡi đấy

Trong cuộc sống thì đôi lúc 1 cuộc trò chuyện diễn ra với nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ trong lúc đang bàn luận gì đó hoặc nói chuyện bình thường, mang tính xã giao, thì khi mình trích dẫn sẽ khiến cho đối phương có cảm giác mình là 1 người có am hiểu, có kiến thức, có đọc sách,... Điều đó sẽ giúp cho những cuộc trò chuyện hoặc bàn luận sẽ sôi nổi và có không khí hơn. Giống như hồi chiều này mình ngồi nói chuyện với bạn mình, cậu ta cũng là 1 người rất siêng đọc sách, lúc ngồi nói chuyện bình thường về đời sống này kia nọ, thì cậu ta có trích dẫn 1 câu rất hay để nói về sự nỗ lực trong cuộc sống của cậu ta. Câu đó như này:" Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là bạn không bao giờ ngừng lại".

Tuy nhiên, trong các tình huống như công việc hay bàn luận về 1 vấn đề mang tính chất quan trọng. Thì rõ ràng nếu mình trích dẫn này kia nọ, thì người ta sẽ cho mình là 1 kẻ thích thể hiện

Còn ví dụ như nói vui đùa này nọ thì cái đó cũng tuỳ tình huống, 1 số câu nói hay hoặc dí dỏm có thể giúp cho không khí sôi nổi hơn hoặc nhẹ nhàng xíu. Nhưng đôi lúc cũng sẽ mất đi cái không khí, nên phải cẩn thận lựa tình huống

Còn trong các cuộc cãi lộn hoặc tranh luận, thì 1 câu trích dẫn gì đó cũng sẽ có 2 tình huống xảy ra, 1 là khiến cho căng thẳng thêm, 2 là giúp cho dịu nhẹ đi.

Vậy nên đôi khi cứ cẩn thận lựa chọn tình huống là tốt nhất, quan trọng là cách cư xử và ăn nói sao cho khéo là được. Nói chung có rất nhiều tình huống không phải lúc nào cũng trích dẫn thì mình là người thông minh uyên bác, có học thức sâu, hiểu rộng. Mình là người có học, có đầu óc, có tư duy nên hãy biết lựa chọn khôn khéo, nếu không nó chỉ đơn giản mình là 1 kẻ giả tạo, thích nguỵ biện, thích che đậy và thích thể hiện.

Mình tổng kết Book Debate: Xin gửi tặng bạn

Eva Eva
(14 tim -tuần này Eva thắng lớn nhé :)) 50 coin, em
Nguyễn Duy Thiên
(13 tim) 30 coin và anh
Nguyễn Tấn Minh Tiến
(10 tim) 20 coin ạ. Xin cảm ơn tất cả mọi người đã dành thời gian bày tỏ quan điểm và ủng hộ Book Debate.

Mình không trích dẫn mà cần thì sẽ nói ngưới đối thoại chủ động tìm cuốn sách đó để đọc, tại sao lại phải trích dẫn hộ trong khi họ có thể tự đọc chứ?