[Book Debate] Người thích đọc sách có cảm thấy ngại tranh luận không?

  1. Sách

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Tâm lý học

Người ưa thích đọc sách có lẽ thường ưa chiêm nghiệm, suy tư và không thích tranh luận

hay

Người ưa thích đọc sách muốn chia sẻ kiến thức, coi trọng quan điểm của bản thân và sẵn sàng tranh luận đến cùng nhỉ?

Quan điểm của bạn về vấn đề này thế nào?

https://cdn.noron.vn/2021/11/15/28542114442106-1636971801.png
Từ khóa: 

sách

,

người đọc sách

,

tranh luận

,

sách

,

tâm sự cuộc sống

,

tâm lý học

Mình nghĩ là không ngại tranh luận nhưng tranh luận tùy từng hoàn cảnh. Cũng giống như chuyện học võ ấy, nhiều người khi yếu thế cảm thấy nếu mình học võ rồi thì có thể đánh lại người khác, nhưng đến khi học võ họ lại không có nhu cầu đánh lại nữa. Bởi người học võ không học võ để đối kháng, họ học để nhận lại tinh thần thượng võ, không để ai bắt nạt mình nhưng cũng không để mình bị bắt nạt. Đọc sách cũng vậy, khi càng đọc nhiều, càng thu nạp vào mình nhiều kiến thức thì sẽ càng cảm thấy kiến thức mà mình có nhỏ bé biết bao so với nhân loại. Cá nhân mình không ngại việc tranh luận nhưng không phải lúc nào mình cũng tranh luận. Thường mình chỉ tranh luận trong các cuộc mặt đối mặt, tránh việc tranh luận online trừ khi mình rảnh. Bên cạnh đó, mình sẽ dừng cuộc tranh luận khi nhận thấy hai bên không cùng hệ quy chiếu, niềm tin có thể khác nhau nhưng nếu như cái gốc đã khác nhau rồi thì việc tranh luận sẽ không bao giờ đi đến hồi kết. Tuy nhiên, mình thích các cuộc thảo luận hơn là tranh luận, thảo luận nó mềm mại và có nhiều góc nhìn hay ho hơn việc hai bên cứ đối kháng với nhau.

Trả lời

Mình nghĩ là không ngại tranh luận nhưng tranh luận tùy từng hoàn cảnh. Cũng giống như chuyện học võ ấy, nhiều người khi yếu thế cảm thấy nếu mình học võ rồi thì có thể đánh lại người khác, nhưng đến khi học võ họ lại không có nhu cầu đánh lại nữa. Bởi người học võ không học võ để đối kháng, họ học để nhận lại tinh thần thượng võ, không để ai bắt nạt mình nhưng cũng không để mình bị bắt nạt. Đọc sách cũng vậy, khi càng đọc nhiều, càng thu nạp vào mình nhiều kiến thức thì sẽ càng cảm thấy kiến thức mà mình có nhỏ bé biết bao so với nhân loại. Cá nhân mình không ngại việc tranh luận nhưng không phải lúc nào mình cũng tranh luận. Thường mình chỉ tranh luận trong các cuộc mặt đối mặt, tránh việc tranh luận online trừ khi mình rảnh. Bên cạnh đó, mình sẽ dừng cuộc tranh luận khi nhận thấy hai bên không cùng hệ quy chiếu, niềm tin có thể khác nhau nhưng nếu như cái gốc đã khác nhau rồi thì việc tranh luận sẽ không bao giờ đi đến hồi kết. Tuy nhiên, mình thích các cuộc thảo luận hơn là tranh luận, thảo luận nó mềm mại và có nhiều góc nhìn hay ho hơn việc hai bên cứ đối kháng với nhau.

Người đọc sách sẽ có 1 lượng kiến thức và 1 lượng hiểu biết nhất định. Nó không ít nhưng cũng không quá nhiều, kiến thức tổng của loài người cũng chỉ là 1 hạt cát, nên đọc sách rồi thì vẫn tranh luận như thường thôi. Tranh luận sẽ giúp những người tham gia hiểu rõ vấn đề hơn. Đó là điểm khác biệt với tranh cãi khi các bên luôn muốn là người chiến thắng.

Do đó, cá nhân thấy người đọc sách không nên là người ngại tranh luận. Vì đến trang sách còn có 2 mặt thì chắc gì những cái ghi trong sách đã thể hiện đc hết tất cả các mặt chứ ko phải là chỉ mỗi góc nhìn của tác giả. Vì vậy đọc sách nhưng đừng nên chỉ đọc sách mà cần phải tranh biện với người khác để hiểu sâu hiểu rõ. Đọc mà chỉ biết đọc rồi ko kiểm chứng, ko đối chiếu, ko khai thác,... thì sớm muộn cũng thành 1 con mọt sách mà thôi. Rồi lại mắc vào chính cái quyển sách mà ko thoát ra đc, thì đọc sách nhiều cũng không tác dụng mấy, có khi lại còn tệ hơn, trở nên cố chấp, luôn cho cá nhân là đúng vì theo sách.

Tất nhiên tranh luận cũng nên tranh luận với người như thế nào, chứ tranh luận với mấy người chầy cối thì chẳng đc gì mà còn có nguy cơ bị nhiễm thói chày cối thì hỏng.

Tóm lại, ng đọc sách không ngại và ko nên ngại tranh luận. Ngược lại, nên tích cực tham gia tranh luận. Nhưng đừng để mắc vào những thứ tranh cãi, cối chày.

Theo suy nghĩ chủ quan của mình thì bất cứ trường hợp nào cũng có thể xảy ra. 
Thực tế sách chỉ là chiếc áo của tri thức...khác với suy nghĩ " Quả trứng có trước hay con gà có trước," Sách chắc chắn có sau tri thức bởi lẽ sách được tạo ra bởi chúng ta. Vì thế có khẳng định rằng sách là chiếc áo của tri thức. Đó là nơi lưu giữ những tri thức trong suốt hành trình tiến hóa của nhân loại và được con người cất giữ , đặt tên , lưu truyền.
Cũng chính vì vậy sách không lựa chọn chúng ta. Chỉ có chúng ta lựa chọn sách.
Trong lựa chọn sách thường sẽ chia ra 3 trường phái chính
1. Chưa có tri thức đọc để có tri thức
2. Có tri thức đọc để kiểm chứng tri thức
3.có tri thức đọc để tăng trưởng tri thức
Đối với trường hợp 1, hầu như là ít hiểu biết , khả năng tư duy của họ vô cùng kém vì vậy sách giống như ngồn tri thức sẵn có để họ nạp vào người một cách vô thức. Trường hợp này gần như họ ít biết đâu là đúng đâu là sai , họ tiếp thu ít sàng lọc và ứng dụng khá rập khuôn nên vốn dĩ là khả năng tranh biện, bình luận phân tích gần như không có. Chính vì lẽ đó xu hướng họ sẽ đọc để học , để biết và chiêm nghiệm nhiều hơn. Họ ít tranh luận và không thể hiện bởi vốn kiến thức của họ chưa sâu, ứng dụng thực tế không có ...vv
Đối với trường hợp 2. Đây vốn là tuýp người thông minh, nhanh nhẹn, khả năng phân tích vô cùng tốt...vv... Họ đọc sách để kiểm chứng những giá trị vốn có trong mình là đúng hay sai... ví như 1 đứa trẻ thông minh qua quan sát chúng thấy chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm. Qua nhiều lần quan sát chúng đưa ra kết luận như vậy nhưng đồng thời chúng tìm kiếm trên sách để khẳng định xem quan sát của mình có đúng không...vv.. Đối với tuýp người ngày họ thích tranh luân, bởi họ có hiểu biết, có kĩ năng ...khả năng phán đoán nhìn nhận vô cùng nhạy bén. Việc tranh biện khiến họ hiểu biết nhiều hơn nên họ sẽ thấy vô cùng thích thú. Nhưng đối với tuýp người này do hiểu biết còn ở mức độ chủ quan nên họ khá cứng nhắc , bảo thủ,...vv
Đối với trường hợp 3. Họ chính là những người ở trường hợp 2 nhưng đã trải qua quá trình dài phát triển, học hỏi, trau rồi, tích lũy kinh nghiệm. Hiểu biết đã được mài rũa, tinh lọc để trở thành những kiến thức mang tính triết lý, thâm sâu, có kiểm chứng và đã trải qua thực tiễn...vv .. Đối với trường hợp này họ sẽ ít tranh biện và chỉ trang biện khi cần thiết. Việc tranh biện giúp họ biết thêm và tăng trưởng thêm vốn tri thức của mình. Nhưng họ vốn đã quá hiểu đúng sai trên đời là gì. Thật giả trên đời là gì ...vv ...nên việc tranh biện sẽ chỉ còn phụ thuộc vào vấn đề đó có gây ấn tượng cho họ hay không?
Hazzz...đây cũng chỉ là suy nghĩ riêng của mình thôi... 

Người đọc sách chân chính thì tránh tranh luận vô bổ, ham tranh luận đến cùng nếu vấn đề đó ảnh hưởng thiết thực đến thời cuộc, mang lại ích lợi cho xã hội. Nhưng thói đời nhiều khi thiếu vắng những người đủ tầm để tranh luận thực sự, ai cũng tự cho mình là hay là giỏi thành ra làm thành trò cười cho thiên hạ. Kẻ thất phu lại được dịp ngông nghênh coi thường bậc thức giả là đã mòn đời đọc sách mà vẫn chưa thoát khỏi sân, si.

Ngẫm mới thấy "người biết thì không nói, người nói thì không biết" có ý vị thật sâu cay.

Trong Book Debate này, mình xin gửi tặng 50 coin đến chia sẻ của anh

Nguyễn Quang Vinh
(19 lượt yêu thích). Xin cảm ơn mọi người đã bày tỏ quan điểm và rất mong các bạn (các anh/chị) sẽ tiếp tục tham gia những Book Debate sắp tới :)

Không Nam nhé. Tranh luận để ra vấn đề, đặc biệt trong công việc, nếu không tranh luận vs phản biện sẽ không ra kết quả được.

Liên nghĩ người đọc sách sẽ không tranh luận vô ích với những người không chung chí hướng. Nhưng nghĩ lại Liên thấy liệu có phải như thế là người đọc sách đang hơi nhu nhược và né tránh trách nhiệm chia sẻ tri thức với đời không nhỉ?

Ngại lắm chứ! đặc biệt ngại khi phải tranh luận với người chẳng bao giờ đọc sách nhưng lại cứ thích phê bình, phát xét về mọi thứ trên đời, bao gồm luôn cả sách.

Em thấy người đọc sách chắc không thích tranh luận vì nhiều khi tranh luận họ chẳng được gì rồi có khi lại còn bị cho là đọc mà chẳng hiểu gì hay dốt nát. Có lần em tham gia một nhóm sách trên fb vừa bày tỏ suy nghĩ của bản thân về một trích dẫn trong sách thì bị góp ý là nói linh tinh nên em chán luôn không muốn tranh luận từ đó tới giờ

Chắc cũng không thích trách luận vì họ ghét ồn ào với cả mình nghĩ là đọc sách thực sự thì tính cách sẽ ôn hòa và ít to tiếng vì "cái tôi" hơn.