[Book Debate] Nếu chỉ đọc toàn sách kinh điển thì có tốt hay không?

  1. Sách

  2. Phong cách sống

Các cuốn sách kinh điển, vượt thời gian, được tái bản nhiều lần chắc chắn có giá trị nhất định. Trong sách kinh điển cũng thường chứa những bài học sâu sắc, có thể áp dụng trong nhiều hoàn cảnh.

Vậy nếu chúng ta chỉ tập trung đọc toàn các cuốn sách kinh điển như "Nhà giả kim", "Đắc nhân tâm", "Hai số phận", "Bố già", "Đi tìm lẽ sống", "Tư duy Nhanh & Chậm" v.v... thì có tốt hay không?

https://cdn.noron.vn/2021/10/07/348320928637326-1633577427.png
Từ khóa: 

sách kinh điển

,

đọc sách

,

book debate

,

sách

,

phong cách sống

Không có gì bàn cãi khi hầu hết các tựa sách được xếp loại kinh điển đều là những quyển đạt các giải thưởng văn học, được nhiều bạn đọc công nhận và giá trị truyền tải của các quyển sách này là vô cùng mạnh mẽ và to lớn. Bạn sẽ không cần phải đắn đo liệu quyển sách có phù hợp với bản thân hay không vì đã có hàng triệu con người xác nhận rằng nó mang đến giá trị nhất định cho họ, ở nhiều mặt từ tư duy, nhân sinh quan, thậm chí là chiều sâu trong tâm hồn.

https://cdn.noron.vn/2021/10/14/100749201355006-1634227085.jpg

Đa phần các tựa sách thuộc thể loại này đều có tác động đến góc nhìn của đọc giả rất nhiều, từ đó thay đổi cách sống và thay đổi nhân sinh quan. Một lợi ích theo ý kiến của mình nữa đó là khi đọc các tác phẩm kinh điển, vốn kiến thức của chúng ta sẽ gia tăng, mỗi tác phẩm sẽ đưa chúng ta đến với những đất nước với các nền văn hóa khác nhau.

Song, không phải gout đọc sách của ai cũng giống nhau, một tác phẩm có thể "9 người 10 ý". Người thì thấy cuốn này hay, cuốn kia không hợp với mình, v.v.. Tương tự như trong ăn uống hằng ngày, không có món ăn nào có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Cá nhân mình cũng đã mua nhiều cuốn kinh điển, best-seller nhưng hợp gout chỉ một nửa trong số đó. Chính vì thế, nắm bắt nội dung chính của tác phẩm cũng như cốt truyện, chọn lọc các đầu sách phù hợp với mình trong "kho tàng sách kinh điển" để đọc là rất quan trọng.

Cre ảnh: Internet

Trả lời

Không có gì bàn cãi khi hầu hết các tựa sách được xếp loại kinh điển đều là những quyển đạt các giải thưởng văn học, được nhiều bạn đọc công nhận và giá trị truyền tải của các quyển sách này là vô cùng mạnh mẽ và to lớn. Bạn sẽ không cần phải đắn đo liệu quyển sách có phù hợp với bản thân hay không vì đã có hàng triệu con người xác nhận rằng nó mang đến giá trị nhất định cho họ, ở nhiều mặt từ tư duy, nhân sinh quan, thậm chí là chiều sâu trong tâm hồn.

https://cdn.noron.vn/2021/10/14/100749201355006-1634227085.jpg

Đa phần các tựa sách thuộc thể loại này đều có tác động đến góc nhìn của đọc giả rất nhiều, từ đó thay đổi cách sống và thay đổi nhân sinh quan. Một lợi ích theo ý kiến của mình nữa đó là khi đọc các tác phẩm kinh điển, vốn kiến thức của chúng ta sẽ gia tăng, mỗi tác phẩm sẽ đưa chúng ta đến với những đất nước với các nền văn hóa khác nhau.

Song, không phải gout đọc sách của ai cũng giống nhau, một tác phẩm có thể "9 người 10 ý". Người thì thấy cuốn này hay, cuốn kia không hợp với mình, v.v.. Tương tự như trong ăn uống hằng ngày, không có món ăn nào có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Cá nhân mình cũng đã mua nhiều cuốn kinh điển, best-seller nhưng hợp gout chỉ một nửa trong số đó. Chính vì thế, nắm bắt nội dung chính của tác phẩm cũng như cốt truyện, chọn lọc các đầu sách phù hợp với mình trong "kho tàng sách kinh điển" để đọc là rất quan trọng.

Cre ảnh: Internet

Trước hết, phải cắt nghĩa thế nào là "kinh điển" đã. Nếu bạn hiểu kinh điển là thứ mà nhiều người đọc, được tái bản đi tái bản lại nhiều lần thì mình nghĩ đơn giản là vì giá trị thương mại của nó, nhiều người đọc cũng chưa chắc đã là một cuốn sách thực sự có giá trị hay mang giá trị phổ quát. Ví dụ Kinh thánh luôn là cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, nó không chỉ mang lại giá trị cho những người theo đạo mà ngay cả người ngoại đạo cũng vẫn có thể dùng Kinh thánh để nghiên cứu vì những tư tưởng trong đó có liên quan mật thiết đến văn chương và tư tưởng phương Tây. Một ví dụ khác là 50 Sắc Thái, mặc dù được tái bản đi tái bản lại, đưa lên phim, mang giá trị thương mại cao nhưng thực tế nội dung của nó chẳng có cái gì ngoài câu chuyện anh chàng CEO dùng mẽ đẹp trai, nhiều tiền để thao túng một cô sinh viên đại học năm cuối ngây ngô (hơn so với tuổi của cô) vào trò chơi tình ái kỳ lạ của anh ta. Bộ truyện sến sẩm này thậm chí còn đứng đầu trong một danh sách khác nữa, hoàn toàn trái ngược với danh sách bán chạy đã nói ở trên - Cuốn sách bị bỏ lại khách sạn nhiều nhất. 
Nếu bạn hiểu kinh điển theo nghĩa mô phạm và chính xác của nó là "tác phẩm có giá trị mẫu mực, tiêu biểu cho một học thuyết, một chủ nghĩa" thì quá nửa trong số ví dụ được liệt kê ở đề bài không nằm trong danh sách kinh điển. Và khái niệm kinh điển mình ghi lòng tạc dạ hơn 20 năm nay chính là khái niệm này.
Giờ đi vào câu hỏi chính Nếu chỉ đọc toàn sách kinh điển thì có tốt không? Theo mình là Không. 
Đọc sách kinh điển thì tốt. Nhưng đọc TOÀN sách kinh điển thì không. Bởi vì:
Điểm tốt của sách kinh điển nằm ở chỗ nó cung cấp kiến thức cơ bản và nền tảng cho một lĩnh vực nào đó. Ví dụ trong văn chương, nếu bạn yêu thích truyện trinh thám thì bạn hẳn phải biết Sherlock Holmes của Sir Arthur Conan Doyle. Sherlock Holmes không phải là tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn nhất hiện nay, nhưng nó là tiền đề của thể loại trinh thám hiện đại. Nếu một người muốn đi sâu vào tìm hiểu thể loại thì cái họ cần bắt đầu là từ Sherlock Holmes và A.C.Doyle chứ không phải là người khác, tại sao cấu trúc, phong cách, cách triển khai đề tài của Doyle đã trở thành mẫu mực mở ra một thể loại? Hay nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu về tiểu thuyết giả tưởng, bạn cần bắt đầu với Frankenstein của Mary Shelly, tác phẩm khởi nguồn cho thể loại. 
Tương tự thế, trong các lĩnh vực khác cũng vậy, bạn luôn cần bắt đầu với các tác phẩm kinh điển bởi vì chúng là khởi nguồn tư tưởng, là tiền đề đặt nền móng cho bộ môn. Thường thì, nếu bạn là sinh viên, bạn sẽ thấy các môn học đại cương (dẫn nhập) đều được đúc kết từ những tác phẩm kinh điển. Việc này giúp các bạn dễ học hơn chứ trên thực tế là các bạn đang tiếp xúc với một hệ thống các tác phẩm kinh điển của bộ môn. Ví dụ như với các sinh viên Luật ở Việt Nam, Marx là một nhân vật cần thiết phải biết và hiểu (ở đây tôi không nói đến câu chuyện nhiêu khê của nền giáo dục) bởi vì nền móng tư tưởng của Marx có ảnh hưởng tương đối sâu rộng đến không chỉ các thể chế cộng sản mà còn cả tư bản. Sinh viên nước ngoài họ nghiên cứu về Marx rất kinh luôn. Ngoài ra, các cuốn kinh điển của J.S.Mill, Russell,...cũng nên là gối đầu giường của sinh viên luật. 
Tuy nhiên, những kiến thức, đúng hơn là tri thức bạn gạn lọc được ở các tác phẩm kinh điển lại không đủ cho sự phát triển của thế giới này. Bạn xây nhà không thể xây mỗi cái móng rồi để đấy đúng không?! Những kiến thức được viết ra từ hàng trăm năm trước có thể không hoàn toàn còn phù hợp với thế giới hiện đại. Đọc kinh điển để có nền tảng, và từ đó nên đọc thêm những tác phẩm hiện đại và gần gũi hơn nhằm nắm bắt được sự thay đổi của xã hội, hệ thống các tư tưởng, những vận hành mới mà những triết gia hay tư tưởng gia xưa kia chưa thấy được. Bạn sống ở thế kỷ 21, triết gia sống ở thế kỷ 17, 18 thậm chí là xưa hơn, bạn không thể chỉ cập nhật kiến thức từ thế kỷ 17, 18 được. 
Về cơ bản, mình nghĩ rằng việc phân tích "tốt hay không tốt" thì vô cùng, bản thân từ "tốt" nó mang nghĩa vừa rộng vừa mơ hồ nên muốn phân tích sâu hết thì chắc cần hẳn một cái MA Thesis nên mình chỉ lạm bàn một vài điều như nêu trên thôi. 

Những người mới đọc như em thì không thể thấm được tư tưởng sách kinh điển, với lại sách kinh điển thưởng toàn cuốn dày cộng thêm lối viết đôi khi khá khó hiểu anh ạ.

Sách kinh điển dù rất có giá trị nhưng dù sao cũng cách đây rất lâu rồi, nếu chỉ đọc toàn các cuốn sách xưa cũ ấy thì không thể cập nhật những xu hướng và thành tựu mới của thời đại. Mình nghĩ là không tốt nhé!

Những quyển sách đã được minh chứng qua thời gian luôn đáng đọc nhất.

Tập trung vào đọc sách kinh điển là khôn ngoan vì đỡ mất thời gian tiền bạc cho những cuốn vô bổ!

chắc là sẽ nói chuyện giàu triết lý lắmmm đó anhh :>>> cơ mà em thấyy thế sẽ khô khann lắm nên thôi cứ đọc lung tunggg cho đời thêm sắc màuuu ahihi >.<

"Đi tìm lẽ sống" thuộc sách kinh điển à, phải cuốn này không vậy, mình đọc thấy rất bình thường mà 😅, ban đầu đọc tựa đề mình còn tưởng sách sẽ nêu quan điểm "lẽ sống" là gì làm thế nào để tìm được điều ý nghĩa trong cuộc sống. Mà cuốn sách chỉ kể về 1 giai đoạn cuộc đời của tác giả thôi. Mà thậm chí đọc xong cũng không thấy giai đoạn đó tìm ra lẽ sống hay gì luôn 😓. https://salt.tikicdn.com/cache/w1200/media/catalog/product/d/i/ditimlesong20161.u84.d20161125.t134037.152104.jpg