[Book Debate] Để có kỹ năng viết tốt thì chúng ta nhất định phải đọc nhiều sách, theo bạn có đúng hay không?

  1. Sách

  2. Kỹ năng mềm

  3. Sáng tác

Để viết tốt thì chúng ta cần chăm đọc. Đọc càng nhiều thì viết sẽ càng tốt hơn và nếu không đọc thì không thể có những bài viết chất lượng được...

hay

Viết là tiếng nói nội tâm, là sự rung động của cảm xúc và tích lũy vốn sống nên không nhất thiết cứ phải đọc sách thì mới viết tốt?

Quan điểm của bạn về vấn đề này ra sao? Hãy chia sẻ cùng Book Debate nhé!

https://cdn.noron.vn/2022/01/03/1529918322015-1641178077.png
Từ khóa: 

noron

,

book debate

,

kỹ năng viết

,

đọc sách

,

sách

,

kỹ năng mềm

,

sáng tác

Mình không thấy bất cứ một ai viết tốt hay bất cứ nhà văn nào lại không đọc sách. Mình không đo được việc đọc đó chiếm bao nhiêu % độ thành công của các nhà văn hay các cây viết (mình đánh giá là) tốt nhưng mình chắc chắn một điều là người viết tốt là người có vốn đọc sâu và rộng. 
Trước khi đi sâu hơn, mình đưa ra ba tiêu chí mình xác định một người, bài viết tốt:
- Tính độc nhất của nội dung: Dù cho bạn khai triển một đề tài quen thuộc, nhưng trong vô vàn cách khai thác, bạn chọn được một cách khai thác riêng, mang phong cách cá nhân, lôi cuốn người đọc vào thế giới riêng của bạn. Có những tác giả chỉ cần đọc vài dòng là biết văn của ai. 
- Độ tinh trong phong cách sử dụng câu chữ: cái này được đánh giá dựa trên loại từ vựng, độ chọn lọc với từ ngữ, kỹ năng vận dụng ngữ pháp, và cách sắp đặt ngôn ý.
- Khả năng giao tiếp với tác giả thông qua tác phẩm: Đây là tiêu chí đánh giá nghệ thuật nói chung của mình, cái này tương đối cá nhân nên cũng không dễ để cắt nghĩa. Nhưng nhìn chung thì nó tương tự như một câu trong tiếng Anh là "read between the lines", ngoài "between the lines" thì đôi khi mình còn "beyond the lines" để hiểu rộng thêm về tác giả.
Tất cả những tác giả đáp ứng được các tiêu chí nói trên của mình đều là được coi là người viết tốt và bản thân mình tự học hỏi về việc viết thông qua họ rất nhiều. Chưa có một tác giả nào lại nói rằng việc viết mà không đọc thì có thể viết tốt cả.
Thứ nhất, kiến thức không tự nhiên mà có, trải nghiệm của một người dù phong phú đến đâu cũng có những lĩnh vực không thể nắm hết được. Do đó, đọc là một việc mượn trải nghiệm người khác mở rộng thêm trải nghiệm của bản thân. 
Thứ hai, sự vận hành của ngôn ngữ không đứng yên, không chỉ có một phương thức, học hỏi từ những người giỏi hơn hay đã có thành tựu trước mình là cần thiết để (1) phân biệt được thế nào là hay, là xuất chúng, là tệ hại và (2) tránh đi vào những vết xe đổ của người đi trước, tránh trùng lặp ý tưởng. 
Thứ ba, rèn luyện tư duy độc lập. Để độc lập, chúng ta không phải chối bỏ người khác mà là đứng trước nhiều luồng tư tưởng vẫn có cách nghĩ của mình. Một cây viết đứng trước nhiều phong cách khác nhau cho cùng đề tài mà vẫn viết được theo cách riêng của mình là độc lập.
Cuối cùng, để rèn giũa sự phong phú về từ vựng, ngữ pháp, cách vận hành và sắp đặt ngôn từ, chỉ bản thân mình thôi chưa đủ. Chúng ta ít ai có thể tự học hoàn toàn, bạn không có thầy dạy thì bạn cũng tự bơi trong bể kiến thức của người đi trước thôi. Bạn có trải nghiệm, có cảm xúc nhưng để viết xuống mô tả chính xác về trải nghiệm và cảm xúc ấy thì không phải tự nhiên mà có.
Tóm lại, mình không nghĩ có bất cứ ai có thể kiêu ngạo đến nỗi tin rằng họ có thể viết tốt mà không cần đọc. Ít ra thì mình chưa thấy một ai viết tốt mà không đọc hay đọc ít.
Trả lời
Mình không thấy bất cứ một ai viết tốt hay bất cứ nhà văn nào lại không đọc sách. Mình không đo được việc đọc đó chiếm bao nhiêu % độ thành công của các nhà văn hay các cây viết (mình đánh giá là) tốt nhưng mình chắc chắn một điều là người viết tốt là người có vốn đọc sâu và rộng. 
Trước khi đi sâu hơn, mình đưa ra ba tiêu chí mình xác định một người, bài viết tốt:
- Tính độc nhất của nội dung: Dù cho bạn khai triển một đề tài quen thuộc, nhưng trong vô vàn cách khai thác, bạn chọn được một cách khai thác riêng, mang phong cách cá nhân, lôi cuốn người đọc vào thế giới riêng của bạn. Có những tác giả chỉ cần đọc vài dòng là biết văn của ai. 
- Độ tinh trong phong cách sử dụng câu chữ: cái này được đánh giá dựa trên loại từ vựng, độ chọn lọc với từ ngữ, kỹ năng vận dụng ngữ pháp, và cách sắp đặt ngôn ý.
- Khả năng giao tiếp với tác giả thông qua tác phẩm: Đây là tiêu chí đánh giá nghệ thuật nói chung của mình, cái này tương đối cá nhân nên cũng không dễ để cắt nghĩa. Nhưng nhìn chung thì nó tương tự như một câu trong tiếng Anh là "read between the lines", ngoài "between the lines" thì đôi khi mình còn "beyond the lines" để hiểu rộng thêm về tác giả.
Tất cả những tác giả đáp ứng được các tiêu chí nói trên của mình đều là được coi là người viết tốt và bản thân mình tự học hỏi về việc viết thông qua họ rất nhiều. Chưa có một tác giả nào lại nói rằng việc viết mà không đọc thì có thể viết tốt cả.
Thứ nhất, kiến thức không tự nhiên mà có, trải nghiệm của một người dù phong phú đến đâu cũng có những lĩnh vực không thể nắm hết được. Do đó, đọc là một việc mượn trải nghiệm người khác mở rộng thêm trải nghiệm của bản thân. 
Thứ hai, sự vận hành của ngôn ngữ không đứng yên, không chỉ có một phương thức, học hỏi từ những người giỏi hơn hay đã có thành tựu trước mình là cần thiết để (1) phân biệt được thế nào là hay, là xuất chúng, là tệ hại và (2) tránh đi vào những vết xe đổ của người đi trước, tránh trùng lặp ý tưởng. 
Thứ ba, rèn luyện tư duy độc lập. Để độc lập, chúng ta không phải chối bỏ người khác mà là đứng trước nhiều luồng tư tưởng vẫn có cách nghĩ của mình. Một cây viết đứng trước nhiều phong cách khác nhau cho cùng đề tài mà vẫn viết được theo cách riêng của mình là độc lập.
Cuối cùng, để rèn giũa sự phong phú về từ vựng, ngữ pháp, cách vận hành và sắp đặt ngôn từ, chỉ bản thân mình thôi chưa đủ. Chúng ta ít ai có thể tự học hoàn toàn, bạn không có thầy dạy thì bạn cũng tự bơi trong bể kiến thức của người đi trước thôi. Bạn có trải nghiệm, có cảm xúc nhưng để viết xuống mô tả chính xác về trải nghiệm và cảm xúc ấy thì không phải tự nhiên mà có.
Tóm lại, mình không nghĩ có bất cứ ai có thể kiêu ngạo đến nỗi tin rằng họ có thể viết tốt mà không cần đọc. Ít ra thì mình chưa thấy một ai viết tốt mà không đọc hay đọc ít.

Tất nhiên là có rồi. Nó không khác gì việc bạn muoosnc ó kiến thức thì bạn phải học vậy

Kỹ năng viết không phải cứ do đọc sách mà, ra nó còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác. Đọc nhiều chưa chắc viết tốt nhưng viết tốt chắc chắn đọc rất nhiều. Bởi vì nếu viết thôi mà không đọc sách thì sẽ viết tầm bậy, đọc nhiều nhưng lại không biết diễn đạt ý thì cũng như không:)) Như mình chẳng hạn, mình đọc rất nhiều bài báo về nghiên cứu khoa học, đọc các sách, các giáo trình, nhưng đến lúc viết thì mình lại rất lúng túng, nên thường trong team nghiên cứu của mình lúc nào cũng có 1 đứa viết rất giỏi, mình sẽ giao việc viết cho đứa đó.

Kỹ năng viết được thể hiện qua cái tư duy, qua cái tối ưu hoá trong suy nghĩ và trình bày. VIết dài dòng lan man mà chả đi đúng trọng tâm thì dù có đọc hàng ngàn cuốn sách cũng vậy. Viết quá ngắn, trọng tâm không rõ ràng thì cũng vậy. Viết là phải viết đúng trọng tâm, viết đúng chủ đề cần thiết. Đọc thì giỏi, scan thông tin khủng khiếp nhưng nếu viết không tối ưu hoá thì xem như người đó vẫn còn kém trong việc lọc thông tin và tối ưu hoá thông tin đang tìm kiếm

Theo mình thì cần cả hai tuy nhiên còn tùy thuộc lĩnh vực.
Nếu bạn viết về sự thật: Viết về sự thật là viết báo, viết sử, đàm thoại, phỏng vấn. Chủ đề này không những cần đọc mà bạn còn phải đọc một cách rập khuôn bởi nó đòi hỏi độ chính xác đến từng câu chữ. Viết về sự thật người đọc không quan tâm đến cảm xúc trong đó, chúng ta quan tâm đến nội dung nó viết, sự ngắn gọn xúc tích và đúng sự thật, đúng chính tả là bắt buộc. Vì thế ai theo lĩnh vực này hãy đọc sách như một nhà nghiên cứu. Bởi người tìm đọc lĩnh vực này họ khá am hiểu mọi chuyện nếu bạn viết sai là dễ bị điểm trừ. Bất cứ giữ liệu nào cần thiết cũng nên ghi lại vào sổ tay riêng bởi nó sẽ giúp ích bann rất nhiều.
Viết vì kiếm tiền: Đối với chủ đề này không những phải đọc mà còn phải học. Học cách PR ngôn ngữ để đạt được dụng ý của mình. Giống như viết conten quảng quảng hoặc RW sản phẩm. Việc đọc nhiều là không đủ mà bạn nên theo học để biết cách đánh vào cảm xúc của người đọc. Bởi đối với thể loại này chính người đọc cũng đang truy cầu lợi ích từ ngôn ngữ bạn thể hiện. Giống như bạn viết conten giảm giá sập sàn. Người viết đang để tâm đến lợi ích được mua đồ tốt và rẻ vì thế bạn phải học cách bắn trúng cảm xúc của họ.
Bạn viết về cảm xúc: Nếu bạn viết về cảm xúc thì nên hạn chế đọc. Và nên đọc thần tượng của mình. Thường thì nhà văn và nhà thơ mới viết về cảm xúc. Nhưng chẳng có nhà văn nhà thơ nào đi đọc sách để trở thành nhà văn cả. Hầu hết họ có tố chất. Thứ tố chất mà bạn không có. Người viết về cảm xúc họ không viết vì tiền, họ cũng không quan tâm sự thật là gì. Họ chit cần biết cảm xúc đến và cầm bút. Do vậy cách viết này sẽ có sự phiến diện nhất định nhưng lại có nét riêng nhất định. Cảm xúc mà đâu ai giống ai. Nhưng dù viết ra sao hok cũng sẽ có độc giả. Lý do đơn giản là vì độc giả bắt được cảm xúc trong đó. Giống như câu các bạn trẻ hay nói mây tầng nào bay với gió tầng ấy hay ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Nhưng chắc chắn họ vẫn đọc chỉ là họ đọc để hiểu về một ai đó họ thần tượng, thường thì người viết theo chủ đề này sẽ giống với một ai đó ở thế hệ trước họ.
Bạn viết về cuộc sống: chủ đề này khá rộng. Việc đọc là quá cần thiết nhưng đọc ở đây là để hiểu cuộc sống và viết về nó chứ không phải đọc để trở thành cái máy in. Giống như bann viết về lòng tin bạn sẽ đọc sách viết về các đạo giáo hiện tại đang tồn tại hoặc sách về những câu chuyện trong kháng chiến hoặc sách về những tấm gương người tốt việc tốt. Việc đọc này giúp ta có thêm kiến thức và bài học. Nếu bạn viết về lòng tin lại đi tìm một bài viết về lòng tin để đọc thì dù bạn không muốn bạn cũng sẽ trở thành cái máy in. Lí do chính là vì chúng ta luôn có khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ việc đọc ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.
Tóm lại mình cho rằng viết là một cái gì đó rất rộng. Bởi vậy cần tìm thế mạnh của bản thân trước khi tìm phương pháp để phát triển. Đối với mỗi lĩnh vực lại yêu cầu rèn luyện khác nhau. Riêng viết về cảm xúc và cuộc sống thì mình tự cho rằng đọc sách không giúp bạn thành công. Trải nghiệm cuộc sống và khả năng diễn đạt cảm xúc hành động thành ngôn từ mới quan trọng.

Mình xin gửi tặng 50 coin đến bạn

Lena Et Films
(22 tim), 30 coin đến bạn
Eva Eva
(14 tim) và 20 coin đến anh
Nguyễn Quang Vinh
(11 tim) ạ. Mình xin cảm ơn mọi người đã tham gia và chia sẻ quan điểm, mời mọi người tiếp tục tham gia Book Debate nhé.

Nhớ hồi đi học, tập làm văn toàn đc điểm kém, chuyện khống chế văn là chuyện bình thường. Vì toàn làm văn từ "tiếng nói của trái tim" chứ ko theo tý văn mẫu nào. Nên chăng viết cho cá nhân mình đọc thì thấy hay thật đó (ko hay sao viết), nhưng cái hay chỉ một mình mình hiểu hoặc họa hoằng lắm có ai đó hiểu đc mình thì mới thấu ý. Phần còn lại "của thế giới" tất nhiên chẳng hiểu đc mình viết gì. Vậy thì ko thể viết tốt đc.

Do đó cần đọc nhiều, đầu tiên sẽ giúp tăng hiểu biết. Hiểu biết càng rộng thì thông tin viết ra càng gần sự chính xác. Sau nữa đọc sẽ giúp học thêm đc cách viết của người khác, cách diễn đạt để chuyển tải tâm ý của mình (những thứ khi ngồi ghế nhà trường bỏ mất do ngồi 8 với ăn vặt trong lớp). Cuối cùng đọc nhiều để nắm đc những cách viết thông dụng nhất, dễ đi vào lòng người nhất (chứ ko phải là lòng đất). Diễn đạt 1 phần, lấy thiện cảm của người đọc là 1 phần khác.

Tất nhiên cũng ko thể bỏ qua cảm xúc nội tâm. Đây là cái giúp hoàn thiện bài viết của cá nhân, cho người đọc thấy rõ "Đó là bài viết của tôi" chứ ko phải là 1 mớ ngôn từ mỹ miều nhưng hổ lốn cóp nhặt từ đủ nguồn. Nó giống như Kim Dung vậy, viết ít nhưng kiệt tác, chứ ko phải như Cổ Long, phải cơm gạo. Nên dù cả 2 đều nổi tiếng, nhưng Kim Dung luôn đc xếp trên vậy.

Tóm lại, muốn viết cần phải đọc, ko đọc thì ko viết ra hồn. Nhưng đọc rồi cũng cần đưa cái tâm mình vào, bài viết mới hoàn thiện, ko thì nó cũng chỉ như 2 bản photocopy đã đc Photoshop thôi.

Mình ủng hộ vì nếu không đọc thì có cảm xúc cũng chẳng diễn đạt nó ra được, tư tưởng cũng bị kẹt cứng trong não luôn á? không phải ai đọc nhiều cũng thích viết nhưng muốn viết cho người khác đọc thì mình phải chăm đọc, viết cho tự mình đọc thì chắc không cần như thế.

mình thắc mắc chỗ này hơi không liên quan tẹo là vì sao mình cũng không lười đọc cho lắm mà diễn đạt lúc nói với cả viết cứ bị kiểu lủng củng thế nhỉ?

Chắc chắn là phải đọc nhiều! Không đọc thì không thể lấy đâu ra những ngôn từ chất lượng để diễn tả ý nghĩ khi viết. Người lười đọc thì khi viết câu cú rất khó hiểu, lủng củng thì làm sao mà hay được khi chỉ mình họ biết là họ đang viết cái gì cơ chứ?