[Book Debate] Càng lớn tuổi thì sẽ càng thu được nhiều giá trị hơn khi đọc sách, đúng hay không?

  1. Sách

Theo các bạn, tuổi tác có liên quan đến việc tiếp nhận những giá trị trong quá trình đọc sách?

Người đọc càng lớn tuổi, thì càng dễ hiểu được thông điệp trong tác phẩm, càng nhanh chóng tìm ra những điểm giá trị để vận dụng vào cuộc sống...hay... tuổi tác không liên quan gì đến việc đọc hiểu và áp dụng sách, mà chỉ cần có sự ham thích là đủ?

Hãy tham gia chia sẻ suy nghĩ của bạn tại Book Debate nhé?

https://cdn.noron.vn/2022/02/07/8745394315005272-1644226693.png
Từ khóa: 

book debate

,

noron

,

đọc sách

,

sách

Mình không coi tuổi tác như là một yếu tố then chốt để quyết định đến khả năng nhận thức và tiếp thu của một người. Bằng chứng là trong thế giới phát triển vừa nhanh vừa mạnh mẽ như hiện nay, sự biến đổi của nó đòi hỏi sự thích nghi nhanh chóng với hoàn cảnh và năng lực tiếp thu cái mới nhanh tương đương - điều mà các bạn càng trẻ, được sinh trưởng và giáo dục trong môi trường này phần nhiều sẽ làm tốt hơn những người đã có tuổi - được sinh trưởng và giáo dục trong thế giới cũ, theo những phương cách cũ. Như vậy, sự tiếp thu đối với một tác phẩm cũng không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào tuổi tác. Mình có một nhóm bạn chơi chung với nhau vì cùng có hoạt động yêu thích chung là đọc sách, nhóm bạn của mình hầu như đều được tiếp xúc với văn học kinh điển và các tác phẩm kinh điển từ rất sớm (khoảng 7, 8 tuổi) và từ tầm tuổi đó họ đều đã có những nhận thức độc lập và rất thú vị về tác phẩm và nhân vật, mang tính phản biện rất cao mà nhiều khi ngay cả người lớn cũng không tin rằng những đứa trẻ tầm tuổi đó có thể nghĩ được. Mình nghĩ nhóm bạn đó của mình là một minh chứng cho việc không phải cứ càng lớn tuổi là khả năng tiếp thu một cuốn sách sẽ nhiều hơn những người trẻ hoặc ít tuổi.

Tuy nhiên, có một điều mà tuổi tác có thể tác động đến cách bạn nhận thức về nội dung hay thông điệp của một tác phẩm - đó là sự trải nghiệm đi cùng với tuổi tác. Người càng sống lâu thì càng có nhiều trải nghiệm sống, tất nhiên độ phong phú của những trải nghiệm đó cũng tùy người, nhưng chính độ phong phú của những trải nghiệm đi cùng với tuổi tác mới là thứ tác động đến khả năng lĩnh hội tác phẩm của một người. Khi xưa, thế giới loài người vốn dĩ được chia thành những cộng đồng nhỏ và hẹp, những người lớn tuổi trong cộng đồng thường được trọng vọng hơn vì trải nghiệm sống nhiều hơn hẳn so với những đứa trẻ sinh trưởng trong cộng đồng vốn không có cơ hội ra bên ngoài, và cũng không thể hiểu về cách vận hành của xã hội của chúng hơn những người nhiều tuổi hơn. Thế giới toàn cầu hóa với nhiều hơn cơ hội va chạm văn hóa và tiếp xúc với đa dạng văn hóa đã xóa nhòa các khoảng cách và ranh giới, trải nghiệm và kinh nghiệm giờ đây không còn là đặc quyền của những người lớn tuổi, việc học của đám trẻ cũng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn như đã nói ở đầu. Do đó, với những người lớn tuổi, khả năng lĩnh hội và thấu hiểu cuốn sách cũng đến từ trải nghiệm sống, tư duy và sự đa dạng của các tri thức mà họ tiếp cận. Những người lớn tuổi hơn hẳn có thể đã có nhiều cơ hội với nhiều trải nghiệm hơn nên sự tiếp thu của họ đối với một vấn đề trong sách cũng có thể khác biệt hơn, lạ hơn, ở một góc nhìn khác hơn nhưng điều không đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp nhận được nhiều giá trị hơn những người ít tuổi.

Trả lời

Mình không coi tuổi tác như là một yếu tố then chốt để quyết định đến khả năng nhận thức và tiếp thu của một người. Bằng chứng là trong thế giới phát triển vừa nhanh vừa mạnh mẽ như hiện nay, sự biến đổi của nó đòi hỏi sự thích nghi nhanh chóng với hoàn cảnh và năng lực tiếp thu cái mới nhanh tương đương - điều mà các bạn càng trẻ, được sinh trưởng và giáo dục trong môi trường này phần nhiều sẽ làm tốt hơn những người đã có tuổi - được sinh trưởng và giáo dục trong thế giới cũ, theo những phương cách cũ. Như vậy, sự tiếp thu đối với một tác phẩm cũng không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào tuổi tác. Mình có một nhóm bạn chơi chung với nhau vì cùng có hoạt động yêu thích chung là đọc sách, nhóm bạn của mình hầu như đều được tiếp xúc với văn học kinh điển và các tác phẩm kinh điển từ rất sớm (khoảng 7, 8 tuổi) và từ tầm tuổi đó họ đều đã có những nhận thức độc lập và rất thú vị về tác phẩm và nhân vật, mang tính phản biện rất cao mà nhiều khi ngay cả người lớn cũng không tin rằng những đứa trẻ tầm tuổi đó có thể nghĩ được. Mình nghĩ nhóm bạn đó của mình là một minh chứng cho việc không phải cứ càng lớn tuổi là khả năng tiếp thu một cuốn sách sẽ nhiều hơn những người trẻ hoặc ít tuổi.

Tuy nhiên, có một điều mà tuổi tác có thể tác động đến cách bạn nhận thức về nội dung hay thông điệp của một tác phẩm - đó là sự trải nghiệm đi cùng với tuổi tác. Người càng sống lâu thì càng có nhiều trải nghiệm sống, tất nhiên độ phong phú của những trải nghiệm đó cũng tùy người, nhưng chính độ phong phú của những trải nghiệm đi cùng với tuổi tác mới là thứ tác động đến khả năng lĩnh hội tác phẩm của một người. Khi xưa, thế giới loài người vốn dĩ được chia thành những cộng đồng nhỏ và hẹp, những người lớn tuổi trong cộng đồng thường được trọng vọng hơn vì trải nghiệm sống nhiều hơn hẳn so với những đứa trẻ sinh trưởng trong cộng đồng vốn không có cơ hội ra bên ngoài, và cũng không thể hiểu về cách vận hành của xã hội của chúng hơn những người nhiều tuổi hơn. Thế giới toàn cầu hóa với nhiều hơn cơ hội va chạm văn hóa và tiếp xúc với đa dạng văn hóa đã xóa nhòa các khoảng cách và ranh giới, trải nghiệm và kinh nghiệm giờ đây không còn là đặc quyền của những người lớn tuổi, việc học của đám trẻ cũng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn như đã nói ở đầu. Do đó, với những người lớn tuổi, khả năng lĩnh hội và thấu hiểu cuốn sách cũng đến từ trải nghiệm sống, tư duy và sự đa dạng của các tri thức mà họ tiếp cận. Những người lớn tuổi hơn hẳn có thể đã có nhiều cơ hội với nhiều trải nghiệm hơn nên sự tiếp thu của họ đối với một vấn đề trong sách cũng có thể khác biệt hơn, lạ hơn, ở một góc nhìn khác hơn nhưng điều không đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp nhận được nhiều giá trị hơn những người ít tuổi.

Theo mình thì điều này là sai.
Giá trị mà sách đem lại là một thứ cố định. Giống như bản chất là thứ cố định nhưng từ thứ cố định đó, sẽ phát triển thành gì nó tùy vào nhận thức, lĩnh hội, phương pháp sử dụng của mỗi người, mỗi độ tuổi, mỗi nền giáo dục, tư tưởng văn hóa khác nhau. Chính vì thế, việc ít tuổi hay nhiều tuổi không thể quyết định được giá trị nhận lại từ việc đọc sách là bao nhiêu để so sánh đong đếm nhiều hay ít.
Xét về người trẻ và người nhiều tuổi (nói về mức độ chung nhất). Nếu để 1 người trẻ và 1 người lớn tuổi cùng có hiểu biết trình độ tương đồng đọc một quyển sách ta sẽ thấy:
1. Người trẻ khả năng rất cao sẽ trầm trồ và nói "hay quá, hóa ra là vậy".
2. Người lớn tuổi khi đọc khả năng rất cao sẽ là im lặng và nghĩ "đúng vậy hoặc là chưa hẳn đã thế hoặc sai rồi".
Nghĩa là khi ta để 2 người có sự tương đồng về nhận thức và trình độ cùng đọc 1 giá trị sách, người trẻ sẽ tiếp thu một cách ngẫu nhiên, ít chọn lọc vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Kết quả là giá trị đó có thể có lợi cũng có thể không có lợi với nhận thức của họ. Ngược lại với người lớn tuổi, họ tiếp nhận giá trị từ sách một cách khoa học hơn dựa trên kinh nghiệm hoặc so sánh từ nhiều trải nghiệm trước đó.
Tuy vậy, người trẻ do trải nghiệm ít nên sẽ phát triển khả năng tư duy mạnh mẽ. Giống như việc 1 người trẻ đọc về sự sống trên sao hỏa nó sẽ nghĩ rằng nếu trái đất chết chúng ta có thể lên sao hỏa ở. Ngược lại, một người lớn tuổi với trải nghiệm nhiều sẽ bị hạn chế tư duy bởi những bám chấp từ kinh nghiệm rằng: lên sao hỏa là bất khả thi vì chúng ta không thể đi nhanh hơn ánh sáng.
Tóm lại, giá trị sách mang lại cho chúng ta là do chúng ta quyết định.
Mỗi lứa tuổi sẽ có cái nhìn khác nhau về 1 cuốn sách. Càng lớn tuổi trải nghiệm càng nhiều thì sẽ có cái nhìn toàn diện hơn. Tiếp cận sách ở góc nhìn mà trước đây chưa có. Tuy nhiên lớn tuổi ko đồng nghĩa với tư duy cởi mở và góc nhìn đa chiều. Cần tránh chủ nghĩa phiến diện và cái tôi bảo thủ cao ngạo để việc đọc sách thu được kết quả tốt nhất.

Mình xin kết thúc Book Debate này và gửi tặng 50 coin đến bạn

Lena Et Films
(24 tim), 30 coin đến bạn
Eva Eva
(21 tim) và 20 coin đến bạn @
Linh Lena
(12 tim). Xin cảm ơn các bạn đã tham gia và chia sẻ quan điểm cùng Book Debate.

Ai bác bỏ quan điểm này thì mình ko biết, chứ mình nghĩ nó đúng. Phải đến 1 độ tuổi nhất định, tích lũy đủ trải nghiệm và cũng vượt qua nhiều thứ thì mới có thể lĩnh hội tốt 1 quyển sách. Bây giờ mình cứ lấy 1 ví dụ về quyển Đắc nhân tâm nhé. Cho 1 đứa trẻ lớp 2 đọc, bé hoàn toàn có thể đọc vanh vách, nhưng còn để hiểu? Umm, mình ko chắc bé có hiểu được điều gì không, nhưng chắc chắn sẽ ko thể hiểu quá nửa quyển sách. Cho 1 bạn trẻ 20 tuổi đọc, bạn có hiểu ko? Chắc chắn là hiểu rồi, nhưng việc hiểu đấy có thể áp dụng được vào cuộc sống chưa? hay chỉ là sự hiểu về mặt chữ và mặt nghĩa. Cũng là quyển đấy, nhưng đưa cho 1 người 40 tuổi, họ đọc họ sẽ có những cái nhìn nhận khác. Nên ở 1 khía cạnh nào đó, mình tin là càng lớn tuổi thì sẽ càng thu được nhiều giá trị hơn khi đọc sách.

Có tuổi nhiều người ngại đọc lắm, kiểu mắt kém với cơ thể yếu hơn rồi hay sao ấy. Ngoài ra mình thấy động lực phát triển bản thân của các bác cũng không còn mấy, hiếm lắm mới có người chăm đọc thôi. Đúng là họ trải sự đời nhiều hơn nhưng không đọc thì cũng chẳng thể thu được giá trị nhiều hơn từ sách so với người trẻ chăm đọc.