Bông hồng vàng và những thông điệp về văn học nghệ thuật của Konstantin Pautovsky ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“Tôi sống, tôi làm việc, tôi yêu, tôi đau khổ, tôi hi vọng, tôi mơ ước, chỉ biết chắc một điều rằng, sớm hay muộn, đến tuổi trưởng thành hoặc hơn nữa, thậm chí có thể khi đã về già, tôi sẽ viết. Tôi sẽ viết không phải vì tôi đã đặt ra cho mình nhiệm vụ ấy mà là vì tâm hồn, trái tim, khối óc tôi đòi hỏi phải làm như vậy, Và bởi vì văn học, đối với tôi, là một hiện tượng đẹp đẽ nhất thế giới” – Đó là những lời mà Paustovsky đã trải lòng trong Bông hồng vàng. Tác giả như gửi đến người đọc hay những nhà văn trẻ thông điệp về vẻ đẹp muôn màu rất đơn giản, tự nhiên, dễ tìm của văn chương. Bông hồng vàng như một nơi để Paustovsky lưu giữ những kỷ niệm của riêng mình về những chuyến đi dằng dặc trong cuộc đời của mình, là nơi nuôi dưỡng bảo vệ những bông hoa của tình yêu cuộc sống đời thường xung quanh, của sự hy sinh thầm lặng của nững con người thầm lặng, hay tinh hoa của những đức tính tưởng chùng đơn giản mà cao quý của con người. Những con đường đã đi qua được gom vào thành một cuốn sách tích tụ lại trao đến tay những con người mới để tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần trong tác phẩm để nó có thể tồn tạo vĩnh cửu trong tâm tưởng mỗi con người. Phải trải qua biết bao nhiêu con đường, ngã rẽ, điểm dừng đầy khó khăn, Paustovsky vẫn tươi vui, đầy sức sống đi đến với những con chữ. Ông bỗng làm cho nghề viết văn tiến lên trở nên cao giá tuyệt vời hơn. Nhà văn trải lòng mình bằng những gì đơn giản nhất, thuần túy nhất qua những lần đi kiếm tìm, nâng niu, tích lũy từ trong ông đúc kết ra. Paustovsky rất khéo léo đặt những quan niệm nghệ thuật của mình vào các mẩu chuyện, hay khi miêu tả chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng, hay qua thực tế sáng tác của bản thân. Cũng vì thế mà biết bao nỗi niềm chất chứa của ông về nghề nghiệp đã đi vào tiềm thức người đọc hết sức nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu sắc. Ông từng viết trong tập Bông hồng vàng: “Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn tình cờ ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm. Tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Hãy 6 bòn đãi, thug om những bụi vàng ấy và tôi luyện chúng thành hợp kim để đánh lấy cho mình một bông hồng vàng hạnh phúc”. Cái đẹp của nghệ thuật theo Paustovsky chính là ở những cái chợt đến ấy, những cái tưởng chừng rất nhỏ nhặt trong cuộc sống đời thường lại là chất liệu để làm nên những tuyệt tác. Trong Bông hồng vàng, Paustovsky nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của văn học nghệ thuật, sứ mệnh của nhà văn. Văn học nghệ thuật chính là nơi ươm mầm cho những vẻ đẹp bình dị từ cuộc sống thường nhật xung quanh ta. Văn học là hiện thực, mà hiện thực không phải lúc nào cũng đẹp, bề chìm của tảng băng nổi luôn rất lớn, chúng có thể là hiện thực khốc liệt khiến con người rơi cả máu và nước. Tuy nhiên, Paustovsky vẫn tìm ra những hạt bụi vàng lấp lánh, ánh lên vẻ đẹp nguyên sơ của nó. Ngược lại, không chỉ phản ánh sự thật trần trụi mà văn học nghệ thuật còn có trách nhiệm vẽ lên cho độc giả cái vẻ đẹp không mất đi dưới cái tàn khốc của cuộc sống đời thực. Chính điều đó làm con người ta tin tưởng vào thế giới một cách thực tế nhất, dù không nhiều nhưng xung quanh ta vẫn sẽ luôn có những khát vọng sống cao đẹp, những ước mơ đầy màu sắc tươi đẹp... Cũng giống như câu chuyện về bông hồng vàng mà Jane Charmet đã kể cho Suzanne nghe trong Bụi quý, rằng ai đã chạm tay vào bông hồng vàng được làm bằng tình yêu, người đó sẽ được sống trong hạnh phúc viên mãn. Bông hồng vàng chính là hình tượng nghệ thuật hóa thể hiện một tình yêu cao đẹp, một tình yêu chưa từng được nói ra, cho dù là nhỏ thôi, cho dù chưa từng được trao đi thì nó vẫn sáng lấp lánh và tồn tại vĩnh cửu. Bên cạnh đó, ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt động sáng tác từ việc thu thập tư liệu cuộc sống, hình thành ý tưởng, cảm hứng sáng tác, gọt giũa câu chữ cho đến khi đứa con tinh thần của nhà văn chào đời. Nhà văn chân chính không thể không có vốn sống, không thể không hiểu biết về con người và thời đại mình. Cuộc sống của nhà văn không thể tách rời nhiệm vụ đi sâu, khám phá bản chất đời sống. Không những vậy, Bông hồng vàng còn là tác phẩm mang đậm tính nhân văn cao cả. Tác phẩm mở ra một thế giới bình yên, êm đềm và nhẹ nhàng trước thế chiến thứ hai, thế giới của những người con nước Nga bình dị, đôn hậu và lóng lánh đầy chất thơ. Kể cả với những điều xấu xa và tuyệt vọng nhất của thế giới này, Paustovsky cũng vẫn giống như người quét rác Jane Charmet tốt bụng trong truyện ngắn Bông hồng vàng, cần mẫn sàng đãi, nhặt nhạnh trong rác rưởi lọc ra những bụi vàng lấp lánh đem đúc thành bông hồng nhỏ. Bông hồng vàng tương truyền sẽ mang đến hạnh phúc cho những ai may mắn sở hữu. Qua Bông hồng vàng, Paustovsky muốn gửi tới độc giả thông điệp về những điều đẹp đẽ, những niềm hạnh phúc nhỏ nhắn mà chúng ta đã lỡ lãng quên hay bị coi như hàng xa xỉ trong cuộc sống thực tế đầy vội vã của mình. Bông hồng vàng thực sự là một tác phẩm xuất sắc của Paustovsky. Nó không chỉ phác họa chi tiết về hiện thực cuộc sống mà bên cạnh đó, Paustovsky còn nhấn nhá thêm vào những điểm chấm rất tuy nhỏ nhưng lại là trung tâm của cả một câu chuyện, là nét đẹp bình dị, mộc mạc nhưng lại lãng mạn và sâu lắng. Thông qua đó, độc giả có thể hiểu rõ hơn về vẻ đẹp thuần túy của văn chương, về cái đẹp được nhà văn lượm nhặt từ cuộc sống để rồi hun đúc thành những bông hồng vàng tinh xảo trong từng đường nét dành tặng cho đời. Tác phẩm đến với độc giả là nhờ vào tình yêu, sự kiên trì, nhiệt huyết và đam mê của mỗi một người nghệ sỹ. Đó cũng là lý do vì sao văn học nghệ thuật luôn mang nét đẹp riêng, vừa mộc mạc đơn sơ, lại vừa tinh tế sâu sắc và vẻ đẹp đó sẽ là thứ vĩnh cửu, trường tồn mãi theo năm tháng. Đây cũng chính là những thông điệp mà Paustovsky muốn đem đến cho người đọc tác phẩm này.
Trả lời
“Tôi sống, tôi làm việc, tôi yêu, tôi đau khổ, tôi hi vọng, tôi mơ ước, chỉ biết chắc một điều rằng, sớm hay muộn, đến tuổi trưởng thành hoặc hơn nữa, thậm chí có thể khi đã về già, tôi sẽ viết. Tôi sẽ viết không phải vì tôi đã đặt ra cho mình nhiệm vụ ấy mà là vì tâm hồn, trái tim, khối óc tôi đòi hỏi phải làm như vậy, Và bởi vì văn học, đối với tôi, là một hiện tượng đẹp đẽ nhất thế giới” – Đó là những lời mà Paustovsky đã trải lòng trong Bông hồng vàng. Tác giả như gửi đến người đọc hay những nhà văn trẻ thông điệp về vẻ đẹp muôn màu rất đơn giản, tự nhiên, dễ tìm của văn chương. Bông hồng vàng như một nơi để Paustovsky lưu giữ những kỷ niệm của riêng mình về những chuyến đi dằng dặc trong cuộc đời của mình, là nơi nuôi dưỡng bảo vệ những bông hoa của tình yêu cuộc sống đời thường xung quanh, của sự hy sinh thầm lặng của nững con người thầm lặng, hay tinh hoa của những đức tính tưởng chùng đơn giản mà cao quý của con người. Những con đường đã đi qua được gom vào thành một cuốn sách tích tụ lại trao đến tay những con người mới để tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần trong tác phẩm để nó có thể tồn tạo vĩnh cửu trong tâm tưởng mỗi con người. Phải trải qua biết bao nhiêu con đường, ngã rẽ, điểm dừng đầy khó khăn, Paustovsky vẫn tươi vui, đầy sức sống đi đến với những con chữ. Ông bỗng làm cho nghề viết văn tiến lên trở nên cao giá tuyệt vời hơn. Nhà văn trải lòng mình bằng những gì đơn giản nhất, thuần túy nhất qua những lần đi kiếm tìm, nâng niu, tích lũy từ trong ông đúc kết ra. Paustovsky rất khéo léo đặt những quan niệm nghệ thuật của mình vào các mẩu chuyện, hay khi miêu tả chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng, hay qua thực tế sáng tác của bản thân. Cũng vì thế mà biết bao nỗi niềm chất chứa của ông về nghề nghiệp đã đi vào tiềm thức người đọc hết sức nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu sắc. Ông từng viết trong tập Bông hồng vàng: “Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn tình cờ ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm. Tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Hãy 6 bòn đãi, thug om những bụi vàng ấy và tôi luyện chúng thành hợp kim để đánh lấy cho mình một bông hồng vàng hạnh phúc”. Cái đẹp của nghệ thuật theo Paustovsky chính là ở những cái chợt đến ấy, những cái tưởng chừng rất nhỏ nhặt trong cuộc sống đời thường lại là chất liệu để làm nên những tuyệt tác. Trong Bông hồng vàng, Paustovsky nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của văn học nghệ thuật, sứ mệnh của nhà văn. Văn học nghệ thuật chính là nơi ươm mầm cho những vẻ đẹp bình dị từ cuộc sống thường nhật xung quanh ta. Văn học là hiện thực, mà hiện thực không phải lúc nào cũng đẹp, bề chìm của tảng băng nổi luôn rất lớn, chúng có thể là hiện thực khốc liệt khiến con người rơi cả máu và nước. Tuy nhiên, Paustovsky vẫn tìm ra những hạt bụi vàng lấp lánh, ánh lên vẻ đẹp nguyên sơ của nó. Ngược lại, không chỉ phản ánh sự thật trần trụi mà văn học nghệ thuật còn có trách nhiệm vẽ lên cho độc giả cái vẻ đẹp không mất đi dưới cái tàn khốc của cuộc sống đời thực. Chính điều đó làm con người ta tin tưởng vào thế giới một cách thực tế nhất, dù không nhiều nhưng xung quanh ta vẫn sẽ luôn có những khát vọng sống cao đẹp, những ước mơ đầy màu sắc tươi đẹp... Cũng giống như câu chuyện về bông hồng vàng mà Jane Charmet đã kể cho Suzanne nghe trong Bụi quý, rằng ai đã chạm tay vào bông hồng vàng được làm bằng tình yêu, người đó sẽ được sống trong hạnh phúc viên mãn. Bông hồng vàng chính là hình tượng nghệ thuật hóa thể hiện một tình yêu cao đẹp, một tình yêu chưa từng được nói ra, cho dù là nhỏ thôi, cho dù chưa từng được trao đi thì nó vẫn sáng lấp lánh và tồn tại vĩnh cửu. Bên cạnh đó, ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt động sáng tác từ việc thu thập tư liệu cuộc sống, hình thành ý tưởng, cảm hứng sáng tác, gọt giũa câu chữ cho đến khi đứa con tinh thần của nhà văn chào đời. Nhà văn chân chính không thể không có vốn sống, không thể không hiểu biết về con người và thời đại mình. Cuộc sống của nhà văn không thể tách rời nhiệm vụ đi sâu, khám phá bản chất đời sống. Không những vậy, Bông hồng vàng còn là tác phẩm mang đậm tính nhân văn cao cả. Tác phẩm mở ra một thế giới bình yên, êm đềm và nhẹ nhàng trước thế chiến thứ hai, thế giới của những người con nước Nga bình dị, đôn hậu và lóng lánh đầy chất thơ. Kể cả với những điều xấu xa và tuyệt vọng nhất của thế giới này, Paustovsky cũng vẫn giống như người quét rác Jane Charmet tốt bụng trong truyện ngắn Bông hồng vàng, cần mẫn sàng đãi, nhặt nhạnh trong rác rưởi lọc ra những bụi vàng lấp lánh đem đúc thành bông hồng nhỏ. Bông hồng vàng tương truyền sẽ mang đến hạnh phúc cho những ai may mắn sở hữu. Qua Bông hồng vàng, Paustovsky muốn gửi tới độc giả thông điệp về những điều đẹp đẽ, những niềm hạnh phúc nhỏ nhắn mà chúng ta đã lỡ lãng quên hay bị coi như hàng xa xỉ trong cuộc sống thực tế đầy vội vã của mình. Bông hồng vàng thực sự là một tác phẩm xuất sắc của Paustovsky. Nó không chỉ phác họa chi tiết về hiện thực cuộc sống mà bên cạnh đó, Paustovsky còn nhấn nhá thêm vào những điểm chấm rất tuy nhỏ nhưng lại là trung tâm của cả một câu chuyện, là nét đẹp bình dị, mộc mạc nhưng lại lãng mạn và sâu lắng. Thông qua đó, độc giả có thể hiểu rõ hơn về vẻ đẹp thuần túy của văn chương, về cái đẹp được nhà văn lượm nhặt từ cuộc sống để rồi hun đúc thành những bông hồng vàng tinh xảo trong từng đường nét dành tặng cho đời. Tác phẩm đến với độc giả là nhờ vào tình yêu, sự kiên trì, nhiệt huyết và đam mê của mỗi một người nghệ sỹ. Đó cũng là lý do vì sao văn học nghệ thuật luôn mang nét đẹp riêng, vừa mộc mạc đơn sơ, lại vừa tinh tế sâu sắc và vẻ đẹp đó sẽ là thứ vĩnh cửu, trường tồn mãi theo năm tháng. Đây cũng chính là những thông điệp mà Paustovsky muốn đem đến cho người đọc tác phẩm này.