Bóng đá Nhật Bản: Thành công đến từ tầm nhìn và sự đầu tư bài bản
Ai theo dõi tuyển Olympic Nhật Bản thi đấu tại Asiad 2018 có lẽ đều dễ dàng nhận ra là hành trình vào chung kết của họ là khá dễ dàng (trận thua Việt Nam ở lượt cuối vòng bảng được xem là một kết quả "nằm trong tính toán"), mặc dù thực chất lực lượng của họ mang đến Indonesia không phải là đội tuyển Olympic, mà chỉ là đội U21.
Lý do họ chỉ mang đội U21 tham dự Asiad là để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo 2020. Điều này là minh chứng rõ ràng cho tầm nhìn của người Nhật là xa như thế nào.
Nói về tầm nhìn thì Nhật Bản có lẽ là dân tộc hàng đầu Thế giới. Bàn về bóng đá, họ có một hệ thống huấn luyện và đào tạo hàng đầu châu Á (mặc dù ở Nhật bóng đó không phải là môn thể thao "Vua" như ở Việt Nam và đa số các nước châu Á khác). Mình có một người bạn học ở Nhật Bản, nên có dịp được biết là ở Nhật có một giải đấu dành cho U14 gọi là Juniors Soccer World Challenge tổ chức thường niên và rất hay mời các đội trẻ nổi tiếng thế giới đến thi đấu. Năm nay, U14 Barcelona vô địch giải này sau khi thắng U14 trong trận chung kết, trên đường lên ngôi vương thì họ đã rất khó khăn để vượt qua 2 đội bóng U14 của Nhật Bản ở vòng Knock-out - tất cả đều trên chấm Penalty. Thậm chí, giải đấu này còn dành cho cả U12, với sự tham gia của các đội trẻ ở 2 lò đào tạo bóng đá hàng đầu thế giới là Barcelona và Arsenal.
Ngoài ra, sự khác biệt còn nằm ở các giải đấu phong trào. Riêng về bóng đá ở cấp trung học đã có tính tranh đua rất gắt gao, dù trình độ là không đồng đều nhưng nó đánh vào tinh thần và lòng tự hào giữa các trường, nên thu hút được khán giả rất đông. Lên cấp Đại Học thì tính chuyên môn bắt đầu được đề cao, nên việc tập luyện cũng được lên lịch trình khá chuyên nghiệp: mỗi tuần sẽ có từ 2 đến 3 buổi tập, cuối tuần tuần là các buổi giao lưu cọ sát và thi đấu giải. Các buổi tập thì diễn ra cũng rất chuyên nghiệp, một buổi tập 90p sẽ bao gồm 60p khởi động và tập kỹ năng cơ bản, 10p giải lao và 20p thi đấu đối kháng.
Góp một phần không nhỏ vào sức mạnh của bóng đá Nhật Bản chính là cổ động viên, ở Nhật ý thức thể thao của người dân rất cao, một trận đấu giữa 2 đội hạng trung ở J League thì khán giả cũng thường phủ kín 3/4 khán đài.
Duy chỉ có vấn đề về cơ sở vật chất là một bài toán khó, vì ở Nhật, nhất là tại các phố lớn, để tìm được một nơi có diện tích đủ rộng để xây dựng một sân bóng là khá khó khăn, các sân vận động lớn cũng không phải chuyên biệt dành cho bóng đá mà còn nhiều môn khác như bóng bầu dục và bóng chày (là những môn thể thao thu hút được nhiều sự quan tâm của khán giả hơn bóng đá). Nhưng đây là lúc sự sáng tạo của người Nhật được phát huy, họ xác định muốn một nền bóng đá mạnh thì chắc chắn phải có một văn hóa bóng đá phong trào mạnh. Để phát triển bóng đá phong trào trong bối cảnh khó khăn về điều kiện sân bãi, người Nhật giải quyết bằng cách xây dựng các sân tập trên tầng thượng của các tòa nhà cao tầng (vốn rất nhiều ở các thành phố lớn). Đây là một trong những sân tập kiểu như thế
Điều đáng ngạc nhiên, đây là những hình ảnh được chụp vào năm 2002 (thời điểm mà Nhật Bản đồng đăng cai World Cup với Hàn Quốc)
Nói về sự tầm nhìn chiến lược và mức độ chuyên nghiệp trong đầu tư Bóng đá của Nhật Bản thì sẽ không thuyết phục nếu không nhắc đến kết quả. Năm nay, Đội bóng nữ U20 của Nhật vừa vô địch U20 Thế giới với chiến thắng trước U20 Tây Ban Nha trong trận chung kết. World Cup 2018 vừa rồi thì Nhật Bản suýt nữa tạo được một cơn địa chấn khi đối đầu đầu với tuyền Bỉ (ứng cử viên cho chức vô địch và thực tế đã dành huy chương đồng WC 2018), thiếu may mắn là họ lại ngục ngã vào những giây cuối cùng của trận đấu (trong một trận đầu mà có thời điểm họ dẫn đến 2-0 trong hiệp 2). Tại Asiad này, dù chỉ mang đến Indonesia đội U21, nhưng hành trình vào chung kết của họ tính ra cũng khá bằng phẳng.
Có một thông tin mình đọc được khá thú vị là Nhật Bản đặt mục tiêu sẽ vô địch World Cup vào năm 2050. Bản có tin là họ có thể hoàn thành "KPI" này không?
Người ẩn danh