Bóng đá đã thay đổi như thế nào trong vài năm trở lại đây?

  1. Thể thao

Khi đặt phím gõ bài này, mình đã suy nghĩ và nghiên cứu rất nhiều, làm sao để ai đó đọc vào có thể hình dung ngay được ý nghĩa thông điệp mà mình muốn truyền tải. Mình không phải nhà báo, cũng không có năng khiếu viết lách. Nên mình sẽ cố gắng viết những thứ thật xúc tích, nặng tính kỹ thuật, không văn vẻ dẫn chuyện dài dòng.

Untitled-1
Ảnh: Manchester Evening News

Mình quyết định biên bài này sau khi thông tin Mourinho rời ghế HLV trưởng ở Old Trafford được công bố. Câu chuyện là, có lẽ không chỉ MU, mà cả bóng đá nói chung đang dần thay đổi - dù chúng ta (những người hâm mộ) có muốn hay không?!

Trước khi biết bóng đá đã thay đổi như thế nào, thì phải biết trước kia nó vốn ra sao. Nguồn gốc của bóng đá xuất phát từ Anh, Trung Quốc hay Braxin vẫn còn đang gây tranh cãi (vài thống kê chỉ ra là có nhiều người nghiêng về Trung Quốc hơn). Nhưng có một điều mà ai cũng phải công nhận rằng giải đấu bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên của thế giới là ở Anh - giải FA CUP (1871)

Không lạm bàn lịch sử nữa, ý chính ở đây là suốt gần 150 năm kể từ giải đấu bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên, thì bây giờ cái từ “chuyên nghiệp” này nó chuyên nghiệp đến mức nào rồi?

Có rất nhiều yếu tố thể hiện điều này, nhưng khái niệm hóa lại thì nó nằm ở 2 mấu chốt chính, đó là:

  • Luật thi đấu bóng đá
  • và... Khoa học thể thao (đây chính là trọng tâm bài viết này của mình)

Luật bóng đá - chủ yếu phát triển và vận động theo ‘trục dọc’:

Nghĩa là luật thi đấu ngày càng chi tiết hơn, công bằng hơn, bảo vệ cầu thủ tốt hơn. Ví như ngày xưa chưa có luật việt vị, hay được chuyền về cho thủ môn bắt tay,... thì sau đó luật việt vị và chuyền về được công bố. Nói cái đó hơi xưa nhiều người khó hình dung, ví dụ gần đây cho dễ hình dung là luật xác định bàn thắng bằng Goal line hay VAR đã tăng tính công bằng, khách quan cho trận đấu lên rất nhiều. Về luật nhìn chung năm nào cũng có ít nhiều thay đổi, nhưng những thay đổi lớn thì 10-20 năm diễn ra một lần.

Khoa học thể thao - toàn diện và chuyên sâu:

Đây là yếu tố vận động và thay đổi nhiều nhất, cả theo ‘trục ngang’ và ‘dọc’ (theo cả chiều sâu và chiều rộng).

Từ khoa học dinh dưỡng, khoa học tập luyện, khoa học y học, v.v… Nhìn chung sự phát triển của khoa học công nghệ đang phụ trợ cho Bóng đá rất nhiều để giải quyết các bài toán về thể lực, dinh dưỡng, chấn thương, sinh hoạt, tập luyện... cho các cầu thủ (và ngay cả ban huấn luyện nữa).

Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của cuộc sống thì Bóng đá chắc chắn không và không thể nằm ngoại lệ. Mình đang muốn nhắc đến công nghệ khai phá, phân tích dữ liệu (Big data) và học máy (Machine learning).

8 đến 10 năm trở lại đây, công nghệ này ảnh hưởng khủng khiếp đến bóng đá:

  • Dễ nhận thấy nhất là công dụng của nó phục vụ cho việc làm Passmap, hay Bản đồ nhiệt trong mỗi trận đấu. Đây là tham chiếu rất quan trọng cho các HLV rút kinh nghiệm và khái niệm hóa lại trận đấu, phục vụ cho tối ưu chiến thuật và luyện tập.
21742960_1484685721621520_8894406830691300599_n
Hình ảnh Passmap (trên) & Bản đồ nhiệt (dưới) - ảnh: 11tegen11
  • Dữ liệu cũng giúp phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định cho từng trường hợp trên sân. Rất nhiều ví dụ, như Đức tại World Cup 2014 đã sử dụng và phân tích rất nhiều dữ liệu liên quan đến hành vi, kỹ thuật, lối chơi, thói quen, xu hướng,... của từng cầu thủ của đối phương để đề ra phương pháp cũng như chiến thuật hợp lý - sau đó họ đã vô địch World Cup. Trước đó, Hà Lan cũng đã vượt qua Costa Rica ở tứ kết, bằng loạt đá Penalty theo một cách vô cùng đặc biệt, đặc biệt ở chỗ là khi bước vào loạt luân lưu thì HLV Van Gaal của Hà Lan đã thay Thủ môn Cillessen bằng Tim Krul (rất khó hiểu), kết quả là Tim Krul đổ người đúng hướng cả 5 cú sút của các cầu thủ đối phương, trong đó cản phá được 2 cú sút và đưa Hà Lan vào Bán kết. Sau đó BHL tiết lộ Tim Krul và các trợ lý HLV trước đó đã nghiên cứu rất kỹ dữ liệu sút Penalty của các cầu thủ Costa Rica.
ba9ca435ec841729c74226795399b217
Ảnh minh họa: UEFA Champion League
  • Sự tham gia của công nghệ thông tin vào bóng đá, đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra những thế hệ HLV và cầu thủ tài năng như hiện nay, đồng thời nó cũng đào thải rất nhanh những người không theo kịp xu hướng này. Theo Trainingground.guru, Mourinho là HLV duy nhất của giải đấu Premier League không dùng công nghệ GPS để theo dõi thi đấu và luyện tập, ông cũng là người duy nhất loại bỏ công nghệ trong hầu hết các khâu huấn luyện tại MU. Kết quả của Mourinho ở Man United thế nào thì anh cũng biết rồi.
gps-on-players
Thiết bị GPS được đeo trên người mỗi cầu thủ để theo dõi cường độ tập luyện - Ảnh: Zambian Football

Tiếp theo, cũng thuộc Khoa học thể thao, và là yếu tố quan trọng nhất:

Triết lý bóng đá

Khi yếu tố khoa học được đề cao, là lúc các triết lý bóng đá hình thành rõ ràng hơn và đương nhiên đã là triết lý, chắc chắn nó không hề dễ hiểu cho số đông. Không còn khái niệm 'tấn công tổng lực' hay "phòng thủ cực đoan" đơn thuần nữa. Chiến thuật bóng đá thực sự đã thay đổi quá nhiều. Người ta hay nhắc đến Kante như là một truyền nhân của Makelele, nhưng là phiên bản nâng cấp với khả năng luân chuyển bóng và phát động tấn công.

Đó là ví dụ điển hình nhất cho thấy bóng đá thực sự đã thay đổi. Thay đổi nhanh đến mức chính những con người tiên phong trước kia, bây giờ cũng đã lỗi thời - Mourinho. Mourinho là người đầu tiên thấm nhuần "Học thuyết chu kỳ hóa chiến thuật" để kiến tạo nên mô hình trận đấu của Vitor Frade (người được gọi là chuyên giá bóng đá đầu tiên trên thế giới). Các cầu thủ của Mourinho phải có đầy đủ những phẩm chất để đáp ứng 4 pha cơ bản trong chu trình trận đấu là: Tổ chức phòng ngự - Chuyển đổi tấn công - Tổ chức tấn công - Chuyển đổi phòng ngự. Đỉnh cao của phòng ngự phản công là đây, là từ Mourinho và Jupp Heynckes (một HLV cũ của Bayern Munich). Với triết lý này Mourinho đã mang nó để chinh phạt rất nhiều nơi, mang đến Bồ Đào Nha để cùng Porto chinh phạt Champion Luague; mang đến Anh để cùng Chealsea chinh phạt Premier League - kết thúc thế thống trị của Man United; mang đến Ý để cùng Inter Milan chinh phạt Champion League; mang đến Tây Ban Nha để chinh phạt Laliga - kết thúc thế thống trị của Barcelona.

Thế nhưng kết quả bây giờ Mourinho ra sao rồi? Trong một bài viết chắc chắn không thể giải thích được, và chắc cũng chẳng có cách giải thích nào thỏa đáng. Phải chăng triết lý bóng đá của Mourinho đã lỗi thời? Ông từng dành 15 năm trước khi bắt đầu nghiệp cầm quân để nghiên cứu về bóng đá, từ đó đưa ra phương án phong tỏa các khoảng trống, và sau đó phản công bằng cách đánh vào những điểm yếu của đối thủ - 'chu trình trận đấu' của Mourinho hình thành từ đó. Mourinho cần 15 năm để hiểu về đỉnh cao của bóng đá đương đại, nhưng kể từ đỉnh cao của ông với Real Madrid 2012, thì thế giới chỉ cần 6 năm để biến ông trở thành kẻ lỗi thời

48985055_302672307047494_4745887966717542400_n
Ảnh: ft.com/simon-kuper

Khi "tấn công tổng lực" làm khuynh đảo thế giới bóng đá trong hơn 2/3 thế kỷ của thiên niên kỷ trước, thì bây giờ chỉ cần 1 thập nhiên thôi cũng đủ để chấm dứt chu kỳ thành công của một triết lý bóng đá.

Đến đây, các bạn thấy bóng đá thay đổi nhanh hay chậm? Chia sẻ suy nghĩ của bạn phía dưới phần bình luận cho mình nhé!

----------

Nguồn tham khảo của bài viết:

facebook.com/1296254497184130
-
facebook.com/301918740456184

facebook.com/351323912284935
-
facebook.com/310802136337113

facebook.com/301918740456184
-
facebook.com/302672303714161

Từ khóa: 

bóng đá

,

triết lý bóng đá

,

khoa học thể thao

,

manchester united

,

jose mourinho

,

thể thao

Qoa, không ngờ là chỉ một trận bóng dài 90 phút, 2 hiệp thôi mà có thể áp dụng khoa học và có một chiến lược kĩ càng như vậy.

Không chỉ bóng đá, mình nghĩ lĩnh vực nào cũng thay đổi nhanh chóng nhờ sự tiến bộ trong công nghệ. Nhưng việc tiến bộ quá nhanh cũng được cảnh báo có nguy cơ tiềm ẩn đến nhân loại. Các nhà khoa học đều dự đoán AI (Artificial Intelligence) trí tuệ nhân tạo sẽ có thể suy nghĩ như một con người thật sự trong 15-20 năm tới và có khả năng nó sẽ... thống trị loài người. 

Đọc qua bài của bạn, mình thấy việc thay đổi này là một điều tốt khi vừa giúp một số ngành liên quan phát triển vừa giúp tối đa các cầu thủ cũng như ban huấn luyện. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa đây sẽ là một ngành đào thải nhanh nếu con người ta không tự cập nhật liên tục. 

Trả lời

Qoa, không ngờ là chỉ một trận bóng dài 90 phút, 2 hiệp thôi mà có thể áp dụng khoa học và có một chiến lược kĩ càng như vậy.

Không chỉ bóng đá, mình nghĩ lĩnh vực nào cũng thay đổi nhanh chóng nhờ sự tiến bộ trong công nghệ. Nhưng việc tiến bộ quá nhanh cũng được cảnh báo có nguy cơ tiềm ẩn đến nhân loại. Các nhà khoa học đều dự đoán AI (Artificial Intelligence) trí tuệ nhân tạo sẽ có thể suy nghĩ như một con người thật sự trong 15-20 năm tới và có khả năng nó sẽ... thống trị loài người. 

Đọc qua bài của bạn, mình thấy việc thay đổi này là một điều tốt khi vừa giúp một số ngành liên quan phát triển vừa giúp tối đa các cầu thủ cũng như ban huấn luyện. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa đây sẽ là một ngành đào thải nhanh nếu con người ta không tự cập nhật liên tục. 

Bóng đá ngày nay chuộng pressing . Tại sao như vậy? Pressing để gây áp lực, đoạt bóng và chuyển trạng thái tấn công. Pressing là khắc chế của tiki taca, catenacio và cả phòng ngự phản công ( Mourinho, jupp). Tư tưởng bít khoảng trống áp sát.
Klopp là đại diện ưu tú của lối đá này. Họ có 1 hàng tiền đạo tốc độ áp sát ngay sân đối phương và cả thủ môn. Tiền vệ đang cao áp sát Trung lộ. 2 hậu vệ bít 2 cánh. 2 trung vệ kèm 1vs1 tiền đạo.