Bốn giờ sáng hơn và vài dòng hồi ký.

  1. Văn hóa

  2. Sáng tác

  3. Tâm linh

  4. Noron

  5. Tâm sự cuộc sống

https://cdn.noron.vn/2023/09/12/1412393594-1694479502.jpg
Ngày nay con người muốn tu, phần lớn là không thể tu theo phương thức hồi xưa được nữa, từ rất xa xưa, chỉ cần vào chùa chiềng, đơn giản như vậy, rồi học Phật Pháp của Phật Giáo, nghiêm khắc giữ các giới, ai ai trong chùa hầu như đều tốt với nhau, tách biệt với xã hội, cưỡng chế những dục vọng người thường mà tu tâm tính lên cao, nhưng muốn vào chùa để tu thì cũng phải có Phật duyên, không phải ai muốn vào là vào.
Chữ Phật này hoàn toàn không phải mê tín, tu đến đâu thì xích độ tâm tính cao đến đó. Chữ Phật bắt nguồn từ tiếng Ấn Độ cổ là “Buddha” dịch sang Trung Quốc thì là Phật Đà, sau này người ta lược bỏ chỉ còn chữ Phật, nghĩa là Giác Giả, tức là người giác ngộ. Có gì là mê tín, con người trí tuệ bị phong bế rất sâu, khoa học cũng chứng minh được con người thời nay chỉ dùng khoảng 20%, còn 80% tiềm năng của đại não là bị phong bế lại, người tu hành tại sao đạt được những trí tuệ mà người bình thường không hiểu, không giải thích được, cao quá khoa học không theo kịp thì nói là mê tín, máy tính mà so với trí não con người thì nó thấp bé đến đáng thương.
Thời nay, thật là buồn cười, hình thức nói lên tất cả, người đang làm, người xung quanh không biết, nhưng mà Thần Phật là có tồn tại, người xưa luôn giảng “Trên đầu ba thước có thần linh.”, ngày nay lại xem đó là mê tín, bởi vì cái thuyết Vô thần luận đã tiêm nhiễm quá sâu, cho rằng Thần Phật là tín ngưỡng, để có một tín ngưỡng mà noi theo, chứ không thật sự mà tu, còn dám lấy Thần Phật để trục lợi cá nhân, nghiệp lực to cỡ nào họ hoàn toàn không nhận thức ra. Cho dù là chức danh gì nơi người thường, kể cả trụ trì thì cũng chỉ là một người đang tu mà thôi, cái tâm vứt bỏ được bao nhiêu, đối với dục vọng con người vứt bỏ được bao nhiêu, tâm danh lợi, tâm tranh đấu, tâm hoan hỷ… khoác áo cà sa ngày nay chưa chắc đã tu, không hiểu từ khi nào lại bại hoại đến mức đáng thương thế này.
Cho dù đi cả ngàn khóa thiền, học ngàn kinh sách, nhưng mà không thực tu là bằng thừa, cũng vô dụng như nhau. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng đại khái chiếc thuyền của Ông là để cho con người bước qua bên kia sông, chứ không phải vác lên cái vai mà tự hào. Ý tứ là gì, con người học cho hết hàng vạn cuốn sách của pháp tu đó, nhưng mà chỉ thuộc như đứa trẻ, không nghiêm khắc thực tu thì cũng chả có tác dụng gì.
Ở trong vòng xoáy xã hội cuồn cuộn này, tốt hơn người khác được một tí, đã xem mình như là người có đạo đức rất tốt rồi, rất cao thượng rồi, nhưng so với những năm 50, 60 thì còn kém xa ơi là xa, xa không biết nhường nào. 
Con người sinh ra thật sự là không phải để hưởng những thứ dục vọng nơi thế nhân, “Nhân thân nan đắc”, thân người khó đạt được lắm, vậy mà lại không biết quý tiếc để tận dụng năm tháng cuộc đời này mà tu, động vật không được phép tu, Phật giáo giảng lục đạo luân hồi, lỡ như thác sinh vào kiếp động vật không được tu, kiếp sống động vật ngắn, có thể luân hồi mà chuyển thành người. Nhưng mà nếu lỡ thác sinh thành một tảng đá thì sao ? Vạn năm cũng chẳng ra được, có khổ không, muốn tu cũng không tu được, tảng đá đó mà chẳng phong hóa đi thì mãi mà không ra được. Đau khổ nhường nào.
Không hưởng dục vọng nơi thế nhân khác với sinh hoạt ở nơi xã hội, ở đây không phải cần vào chùa, khoác áo tăng, cạo đầu, trở thành hòa thượng, trở thành ni cô. Vẫn hưởng đầy đủ mọi thứ nơi người thường, nhưng liệu có thể xem nhẹ nó không, nói bỏ là bỏ không, vậy tu ở xã hội này là cực kỳ khó, chỉ trong một sớm, một chiều không chú ý lại trở về như cũ ngay. 
Chúa giê - su cũng từng giảng đại khái: “Người giàu mà muốn lên trời thì còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim”, ý là sao, giờ cũng không mấy người giải thích rõ, người giàu liệu có bỏ được cái tâm mà suốt ngày nghĩ đến tiền bạc này không, nếu không bỏ được thì coi như bằng không, vô dụng cả. Bỏ được các tâm chấp trước xuống, ở đâu cũng tu được, tầng lớp nào cũng tu được.
Nhiều người còn Phật tính, ngộ cao, minh bạch được, đã biết trong chùa không thể tu được nữa, loạn bát nháo cả lên, mang trong mình đủ loại tâm, ai cũng như vậy, họ bèn ẩn tu nơi khác, vào núi sâu rừng già, xây một cái am mà tu, trong lòng họ hầu như phần lớn đều rất minh bạch là ở đấy không thể giúp gì được mình, nhưng có thể họ sẽ không nói ra. 
Có đi hàng vạn ngôi chùa, hàng vạn khóa thiền, học bao nhiêu kinh sách đi nữa, không thực tu thì bằng thừa, tốn công vô ích, kinh sách Phật giáo có Phật tính trong đó, có thể giúp con người khởi được thiện niệm, nhưng nếu buông ra mà không thực hành thì sẽ sớm trở lại như cũ ngay.
Chiếc thuyền là để leo lên mà bơi qua bên kia, chứ không phải là hình thức, không phải như vậy, khộng phải để mình thể hiện mình uyên sâu cỡ nào, kiến thức về kinh sách Phật giáo mình cao siêu nhường nào, là để mình thực hành, đừng vì một chút lời ca tụng của người ta mà mình phải vướng vào tâm danh, muốn người khác ca tụng, khen mình giỏi, vẻ bề ngoài, tất cả là vẻ bề ngoài cả thôi. 
Nhưng mà mọi người biết chăng, thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp là 2500 năm trước, nhân vật này thật sự có tồn tại chứ không phải chỉ là tín ngưỡng để con người thời nay thờ. Khi đó lời ông giảng không có văn tự để mà viết ra, đến 500 năm sau thì con người mới nhớ được một phần lời của ông mà ghi chép lại, lúc đó con người liệu có còn nhớ đủ những lời ông giảng hay không ? Đến thời này, trong quá trình phiên dịch từ thời đại này qua thời đại khác thì cũng sẽ có sai sót, còn có bao nhiêu kinh sách tự họ biên soạn, tự giải thích lời của Phật, tu chưa tới thì sao giải thích được tư tưởng ở cảnh giới của Phật đây. Lúc đó, con người vừa thoát thai từ xã hội nguyên thủy, họ tư tưởng rất đơn giản chứ không phức tạp như thời này, nên dạy là họ thực hành, họ hiểu ngay.
Nhưng bây giờ lấy kinh sách Phật giáo để tu thì hoàn toàn không thể tu được nữa.
Trong kinh sách Phật giáo có những đoạn về hồi ức của ông, lúc ông còn tại thế thì Phật Pháp của ông ma quỷ không thể phá hoại được, nhưng đến thời kỳ Mạt Pháp thì họ sẽ đưa con cháu ma quỷ giả danh khoác áo tăng để mà vào dùng tín ngưỡng người dân hủy hoại họ, phá từ trong đến ra bên ngoài, không còn gì cả. Nếu thật sự quyết tâm muốn tu luyện, đừng dùng tình cảm vào một tín ngưỡng nào đó, minh bạch và lý trí ra.
“Tỉ học tỉ tu”
Từ khóa: 

pháp luân công

,

văn hóa

,

sáng tác

,

tâm linh

,

noron

,

tâm sự cuộc sống

Khoa học nào chứng minh não người mới dùng được 20% thế?

Nghe mùi dìm hàng Phật giáo ghê. Văn phong sặc mùi Lý Hồng Chí. Bạn chỉ quen nhìn vào cái tiêu cực. Tư duy kiểu vơ đũa cả nắm vậy bạn????

Tôi nói là nghe mùi vì không hề thấy cái kết luận gì ngoài lan man.

Lời Phật có dị bản, đúng, tam sao thì thất bản. Nhưng đó không phải là thứ phủ nhận giá trị của nó. Bởi vì con người hoàn toàn có thể kiểm tra tính đúng sai qua phân tích. Không cần biết Phật nói đúng hay sai, chỉ cần quan tâm cái hiện tại nó đúng hay sai thôi.

Trả lời

Khoa học nào chứng minh não người mới dùng được 20% thế?

Nghe mùi dìm hàng Phật giáo ghê. Văn phong sặc mùi Lý Hồng Chí. Bạn chỉ quen nhìn vào cái tiêu cực. Tư duy kiểu vơ đũa cả nắm vậy bạn????

Tôi nói là nghe mùi vì không hề thấy cái kết luận gì ngoài lan man.

Lời Phật có dị bản, đúng, tam sao thì thất bản. Nhưng đó không phải là thứ phủ nhận giá trị của nó. Bởi vì con người hoàn toàn có thể kiểm tra tính đúng sai qua phân tích. Không cần biết Phật nói đúng hay sai, chỉ cần quan tâm cái hiện tại nó đúng hay sai thôi.

2500 năm rồi, thần phật nào cũng đến lúc có thần phật mới. Pháp nào rồi cũng phải suy thì mới có pháp mới.