Bối cảnh kinh tế xã hội thế kỷ 10-14
kiến thức chung
Về kinh tế:
Nhà nước phong kiến lúc này đặc biệt quan tâm sản xuất nông nghiệp, sức lao động của nông dân trên đồng ruộng, sức kéo trong nông nghiệp được bảo vệ. Chủ trương khai khẩn đất hoang, quản lý các công trình thủy lợi được hưởng ứng và quan tâm.
Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp. Nhà nước phong kiến không quan trọng TCN nhưng cũng đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt trong thời Lý- Trần. Những nghề như: dệt lụa, nung gạch ngói, đồ gốm,... . Hàng thủ công lúc này đạt chất lượng cao.
Tương ứng với sự phát triển ấy là sự phát triển của đường giao thông thủy bộ, các hệ thống trạm dịch. Có thể nói nền kinh tế của Đại Việt phát triển với một sinh lực dồi dào đạt trình độ khá cao.
- Về kết cấu xã hội: Tầng lớp quý tộc và quan liêu đứng đầu là vua là giai cấp phong kiến thống trị. Tiếp đó là giai cấp địa chủ, tăng lữ là một tầng lớp xã hội khá đáng kể. Còn đông đảo quần chúng nhân dân bị thống trị gồm có: nông dân ở làng xã lĩnh canh công điền, công thổ hoặc ruộng của địa chủ, bên cạnh đó là nông nô, nô tì trong các điền trang...
- Tất cả các giai cấp và đẳng cấp đều đứng trước hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước. Mâu thuẫn giai cấp phong kiến thống trị và nhân dân chưa gay gắt. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XII và nửa cuối thế kỉ XIV thì những mâu thuẫn đó phát triển mạnh.
- Trong đời sống chính trị là sự trưởng thành của tầng lớp nho sĩ và giai cấp địa chủ.
- Văn hóa thời kỳ này phát triển, đặc biệt là giáo dục và thi sử. Thời Lý là một nền giáo dục nho học có tính chất thế tục do nhà nước phong kiến quản lý, khác hẳn với nền giáo dục nhà chùa trước đó. Nó có ý nghĩa to lớn đối với sinh hoạt văn hóa và tư tưởng nước Đại Việt. Đến năm 1070, nhà Lý lập văn miếu, 5 năm sau khoa thi đầu tiên được tổ chức rồi lập Quốc Tử Giám vào 1076. Nhà Trần mở các khoa thi đều kỳ hơn nhà Lý và còn bổ dụng các học quan để cai quản việc học hành và lộ phủ. Lý – Trần còn một số khoa thi tam giáo.
- Trên lĩnh vực văn học, thời Lý nhiều áng thơ văn được xuất hiện, bên cạnh những bài thơ và văn bia đề cao Phật giáo là những áng văn chính luận nổi tiếng phản ánh công cuộc xây dựng và giữ nước của nhân dân. Sang thời Trần, văn học sôi nổi, chủ đề thơ là về Phật giáo, bên cạnh đó là của đạo Nho. Những áng thơ văn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Thời Trần, chữ Nôm được sử dụng rộng rãi, điều đó chứng tỏ tư tưởng văn hóa có tính độc lập.
- Trong thời Lý – Trần, các ngành nghệ thuật sân khấu ca vũ có những bước phát triển, đã xuất hiện những loại hình ca kịch như: hát ả đào, chèo tuồng. Kiến trúc điêu khắc cũng đặt được một số thành tựu như: Văn miếu, Chùa Một Cột, Chùa Phật Tích...
- Thời Lý, công việc viết sử được bắt đầu. Và đến thời Trần, việc biên soạn lịch sử dân tộc được đẩy mạnh, đặc biệt Viện Quốc Sử được thành lập, nhiều bộ sử ra đời, đặc biệt là Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu.
- Một số ngành khoa học tự nhiên như thiên văn, lịch pháp, y học đã có những thành tựu đáng kể.
- Nhưng sự nhận thức tư tưởng và những khuynh hướng tư tưởng ở Việt Nam vào thế kỉ X –XIV đã xuất phát từ một thực tế Phật, Nho, Đạo đang tồn tại trong xã hội nước ta vào lúc bấy giờ có một vị trí nhất định trong những hoạt động tư tưởng văn hóa.
Đến thế kỉ X, Phật giáo có những bước phát triển lớn. Các tăng sư phật tử phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, lúc bấy giờ thiền tông là tông phái chủ yếu của nước ta. Nhà chùa có vị trí đặc biệt quan trọng, chiếm hữu khá nhiều ruộng đất. Lúc bấy nho sĩ còn thưa thớt nên nhà chùa cũng là nơi đào tạo sư tăng.
Khi thời kỳ Bắc thuộc chấm dứt và bước sang thời Kỳ đọc lập thì Nho giáo chưa mạnh, nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn tại trong xã hội như một hiện tượng hiển nhiên. Nho giáo được sử dụng gắn liền với hoạt động quản lý xã hội của bộ máy cai trị. Ảnh hưởng của nó còn hạn chế trong xã hội.
Nửa cuối thế kỉ X, dưới triều Ngô – Đinh – Tiền Lê, Nho giáo chưa có vai trò quan trọng nhưng sang thế kỷ XI thì Nho giáo được đề cao trên lĩnh vực chính trị, văn hóa và tư tưởng. Đến giữa thế kỉ XIV, Nho giáo chiếm vị trí lớn trong cung đình và đi sâu vào sinh hoạt tinh thần.
Còn Đạo giáo cũng tồn tại một cách thực tế trong xã hội Việt Nam từ thời Ngô – Đinh đến Lý – Trần. Nhưng Đạo giáo góp phần nhiều đến sự mê tín của nhân dân mà không đáp ứng những vấn đề trên lĩnh vực tư tưởng.
Hơn nữa để xây dựng chế độ phong kiến và ổn định trật tự xã hội đã sử dụng thần quyền và tôn giáo. Do đó tư tưởng thần quyền và tôn giáo cũng đã xuất hiện trong sinh hoạt tư tưởng ở nước ta. Tư tưởng thần quyền biểu hiện ở lòng tin vào quyền năng vô hạn của các vị thần, tiêu biểu là Trời hoặc Ngọc hoàng.
Lý – Trần, Phật giáo ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt tư tưởng và thế giới quan người Việt, nó được biểu hiện qua quan điểm về vấn đề bản thể của thế giới quan. Bên cạnh đó, quan tâm đến vấn đề sống chết của con người và nêu ra triết lý nhập thế.
Nội dung liên quan
Lan Thụy Chi