Bộ Luật lao động quy định về an toàn lao động,vệ sinh lao động tại nơi làm việc như thế nào?
kiến thức chung
Việc đảm bảo an toàn lao động trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết, vì vậy trong quá trình làm việc, người lao động phải tuân thủ các nghĩa vụ của người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
- Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc được giao làm.
- Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Và pháp luật cũng quy định người lao động có các quyền sau đây:
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
- Được người sử dụng lao động huấn luyện về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
- Khi làm công việc có yếu tố nguy hiểm độc hại thì được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và cấm trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
- Được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng và người lao động bắt buộc phải sử dụng trong quá trình làm việc, kể cả phải đeo khẩu trang.
- Được khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe và chi trả chi phí khám sức khỏe.
- Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động đảm bảo các biện pháp khử độc, khử trùng.
Căn cứ pháp lý: Điều 138, Điều 140 – Bộ luật Lao động năm 2012
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Tuyết Kỳ Đăng