Bỏ cuộc ư?

  1. Tâm lý học

“Học sinh giỏi” hạnh phúc hay lo lắng, áp lực. Tôi là một học sinh bình thường, học lực tại trường thường cũng thuộc loại khá, vì từ nhỏ tôi đã bị áp đặt về điểm số... nên tiểu học và cấp 2 tôi luôn cố gấng đứng top của trường... kết quả là từ lớp 1-9 tôi thường đứng top đầu, và được thầy cô chú ý tới. Lên cấp 3 tôi có vẻ sa sút đi,, vì lớn rồi bố mẹ không có thúc ép như trước, cuộc sống của tôi tự do hơn... tôi vẫn học và đạt hsg vào lớp 10,11 ... so với trường mình thì ngôi trường chuyên ở ngoài thị xã, học sinh ngoài đó so với tôi mà nói “trâu chó” gấp bội phần. Tôi được thầy cô để ý chọn thi các cuộc thi hsg, tôi đã cảm giác quá mệt mỏi với anh văn ở thcs, thực sự tôi dốt anh văn cực kì, nhất ở cấp 2... rớt là điều hiển nhiên đối với tôi khi ấy. Sau những lần đó, tôi hứa với mình sẽ không thi bất kì điều gì nữa. Nhưng lên cập ba tôi lại đươch chào gọi thi sử, thi văn... tôi hiếm khi từ chối yêu cầu của mọi người, tôi bị thuyết phục dễ dàng,.. nhưng trong quá trình ôn tập tôi bắt gặp những sự chán chường và mệt mỏi, nhưng vẫn cố đọc và đọc... kết quả với những kết quả đau lòng lại tiếp tục xảy đến. Mới đây tôi lại vừa bước ra khỏi cổng trường chuyên với vẻ mặt đau đớn.. lần cuối tôi thi hsg và là lần tôi không thể kiềm chế được sự tiếc nuối, buồn bã... họ có thể viết 6,7 đôi giấy, trong khi tôi có lắm cũng chỉ được 2 đôi. Nếu không thi tôi sẽ không biết rằng bản thân mình lại kém cỏi như vậy. Là một người luôn muốn hướng tới điều tích cực, nhưng sự thất bại liên tiếp ấy, nó dồn dập và trút xuống tôi... làm tôi khó có thể chống đỡ nổi. Tôi phụ lòng tin tưởng của bố mẹ, thầy cô, phụ cả thời gian và công sức chỉ vì sự kém cỏi của bản thân. Dù dặn mình đừng stress thêm nữa, hay tập trunh vào những việc có thể làm bây giờ thế nhưng... với nỗi đau chồng chất ấy, liệu tôi có thể vui vẻ mà đến trường gặp mọi người không? Bố mẹ tôi cũng buồn tôi lắm. Thầy cô tin mày, ba mẹ ủng hộ như vậy mà lại không làm được gì ra hồn. Họ trông tôi với cảm giác chán ngán và khinh thị. Oh ánh mắt trao cho kẻ vừa ngu dốt lại không biết mình đang ở đâu sao? :((( tôi thực sự không đáng tồn tại thế ư?
Từ khóa: 

tâm lý học

Chào bạn, mình là một người đã từng ôn luyện, thi thố rất rất nhiều nên có góc nhìn đồng cảm với bạn. Mình cũng đã từng buồn rất nhiều, từng khóc nữa với những kết quả không như ý. Thi có giải đã không đơn giản, muốn lúc nào cũng giải nhất, giải cao, là người chiến thắng quả là không thực tế. Mà bạn ơi cái trò thi thố, không phải chỉ có người không có giải mới buồn đâu, người không đạt được giải nhất, cảm giác thua một ai đó cũng có thể chúng ta buồn (mình là một ví dụ), thậm chí khóc 1 mình. Hồi lớp 8 mình đã thề không bao giờ khóc vì trò thi thố này nữa, nhưng sau đó vẫn thi, và vẫn có những nỗi buồn nho nhỏ (không nhiều như trước). Thực ra những nhận thức như vậy là rất sai lầm. Ở các nước phương Tây, người ta xem thi học sinh giỏi này như một dạng phần thưởng, được thì quý, không thì cũng có trải nghiệm. Đến tuổi 3x các bạn sẽ nhận ra một điều là học giỏi thì tốt đấy nhưng không hề có tính quyết định. Cuộc sống có nhiều tiêu chí và mục tiêu lắm nên đó chỉ là những khởi đầu ban đầu thôi. Hiểu đơn giản hơn là: khi chúng ta còn rất bé, bạn nào ăn giỏi, ngủ ngoan, không tè dầm đấy là bé ngoan bé giỏi, được bố mẹ yêu. Lớn lên mọi người lại nhìn nhận và đánh giá khác ngay, sẽ có nhiều bé "hư" ngày xưa học rất tốt và được mọi người yêu quý. Sẽ có nhiều bạn học rất dốt ngày xưa nhưng sau này ra trường đi làm lại có công việc vị trí tốt. Sẽ có rất nhiều người làm công việc "không ra gì", không có vị trí xã hội nào nhưng vẫn có "rất nhiều tiền", sẽ có nhiều người không có nhiều tiền nhưng lại rất hạnh phúc, sẽ có nhiều người không hạnh phúc nhưng lại sống được rất lâu, và sẽ có nhiều người sống không quá lâu nhưng lại để lại danh tiếng di sản vĩ đại cho đời. Thế đấy, việc thành công hay thất bại trong 1 giai đoạn, trong một cuộc đánh, trong một tiêu chí thực ra không quá quan trọng bạn nhé.

Về sau mình tham gia nhiều trận đánh hơn, chơi ở nhiều lĩnh vực hơn, tổ chức ra nhiều cuộc thi cho các bạn trẻ chơi hơn, thì mình thấy rằng thực ra nó không quá quan trọng, và các cuộc thi không chỉ để tìm ra người chiến thắng, các cuộc thi cũng có rất nhiều uẩn khúc mờ ám. Bạn nên vui và tự hào vì đã được tham gia những cuộc thi đó, không nên thất vọng với bản thân hay lo lắng mọi người sẽ thất vọng về mình nếu không đạt được kết quả tốt. Hãy sống tốt và thành công hơn ở giai đoạn sau của cuộc đời để khiến mọi người tự hào về bạn nhé.

Thực ra những người như bạn rất tuyệt vời, những người có trách nhiệm với tập thể, với bố mẹ, với thầy cô, luôn muốn làm hài lòng người khác. Sau này đi làm các đồng nghiệp sẽ rất quý vì bạn là người biết nghĩ về cái chung, luôn muốn tốt cho công ty, sẵn sàng hi sinh bớt quyền lợi của bản thân cho tập thể.

Trả lời
Chào bạn, mình là một người đã từng ôn luyện, thi thố rất rất nhiều nên có góc nhìn đồng cảm với bạn. Mình cũng đã từng buồn rất nhiều, từng khóc nữa với những kết quả không như ý. Thi có giải đã không đơn giản, muốn lúc nào cũng giải nhất, giải cao, là người chiến thắng quả là không thực tế. Mà bạn ơi cái trò thi thố, không phải chỉ có người không có giải mới buồn đâu, người không đạt được giải nhất, cảm giác thua một ai đó cũng có thể chúng ta buồn (mình là một ví dụ), thậm chí khóc 1 mình. Hồi lớp 8 mình đã thề không bao giờ khóc vì trò thi thố này nữa, nhưng sau đó vẫn thi, và vẫn có những nỗi buồn nho nhỏ (không nhiều như trước). Thực ra những nhận thức như vậy là rất sai lầm. Ở các nước phương Tây, người ta xem thi học sinh giỏi này như một dạng phần thưởng, được thì quý, không thì cũng có trải nghiệm. Đến tuổi 3x các bạn sẽ nhận ra một điều là học giỏi thì tốt đấy nhưng không hề có tính quyết định. Cuộc sống có nhiều tiêu chí và mục tiêu lắm nên đó chỉ là những khởi đầu ban đầu thôi. Hiểu đơn giản hơn là: khi chúng ta còn rất bé, bạn nào ăn giỏi, ngủ ngoan, không tè dầm đấy là bé ngoan bé giỏi, được bố mẹ yêu. Lớn lên mọi người lại nhìn nhận và đánh giá khác ngay, sẽ có nhiều bé "hư" ngày xưa học rất tốt và được mọi người yêu quý. Sẽ có nhiều bạn học rất dốt ngày xưa nhưng sau này ra trường đi làm lại có công việc vị trí tốt. Sẽ có rất nhiều người làm công việc "không ra gì", không có vị trí xã hội nào nhưng vẫn có "rất nhiều tiền", sẽ có nhiều người không có nhiều tiền nhưng lại rất hạnh phúc, sẽ có nhiều người không hạnh phúc nhưng lại sống được rất lâu, và sẽ có nhiều người sống không quá lâu nhưng lại để lại danh tiếng di sản vĩ đại cho đời. Thế đấy, việc thành công hay thất bại trong 1 giai đoạn, trong một cuộc đánh, trong một tiêu chí thực ra không quá quan trọng bạn nhé.

Về sau mình tham gia nhiều trận đánh hơn, chơi ở nhiều lĩnh vực hơn, tổ chức ra nhiều cuộc thi cho các bạn trẻ chơi hơn, thì mình thấy rằng thực ra nó không quá quan trọng, và các cuộc thi không chỉ để tìm ra người chiến thắng, các cuộc thi cũng có rất nhiều uẩn khúc mờ ám. Bạn nên vui và tự hào vì đã được tham gia những cuộc thi đó, không nên thất vọng với bản thân hay lo lắng mọi người sẽ thất vọng về mình nếu không đạt được kết quả tốt. Hãy sống tốt và thành công hơn ở giai đoạn sau của cuộc đời để khiến mọi người tự hào về bạn nhé.

Thực ra những người như bạn rất tuyệt vời, những người có trách nhiệm với tập thể, với bố mẹ, với thầy cô, luôn muốn làm hài lòng người khác. Sau này đi làm các đồng nghiệp sẽ rất quý vì bạn là người biết nghĩ về cái chung, luôn muốn tốt cho công ty, sẵn sàng hi sinh bớt quyền lợi của bản thân cho tập thể.

Không bạn ơi bạn đã làm rất tốt rồi so với nhiều người bạn thật sự là may mắn và tài giỏi rồi. Đừng nên quá thất vọng vào bản thân mình bạn phải biết và cố gắng nỗi lực vào nhưng cuộc thu sau này bạn nhé 😊😊😊. Đừng nản chí mà hãy kiên trì và chọn môn học thậm chí ngành nghề phù hợp với bản thân mình để phát triển và cố gắng bạn nhé khi bạn thành công thì bố mẹ bạn sẽ không thất vọng vào bạn nữa. Bạn cần phải có niềm tin và hi vọng vào bản thân và tương lai của chính bạn.